Thời kỳ kết thúc

Một phần của tài liệu Di sản văn học của dòng văn Trường Lưu (Hà Tĩnh) từ góc nhìn văn hóa. (Trang 69 - 71)

6. Cấu trúc của luận án

2.2. Quá trình vận động, phát triển của dòng văn Trường Lưu

2.2.3. Thời kỳ kết thúc

Sau thời kỳ phát triển rực rỡ nêu trên, đến sau Nguyễn Huy Hổ, dòng văn Trường Lưu dần dần đi vào thoái trào, không còn những tác phẩm có giá trị như giai đoạn trước. Dòng họ Nguyễn Huy người đỗ đạt cao thưa dần, chỉ còn mỗi Nguyễn Huy Giáp đỗ Hương cống vào năm Minh Mệnh thứ 21 (1840). Thời kỳ kết thúc của dòng văn Trường Lưu diễn ra trong những năm nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, tính từ Nguyễn Huy Giáp đến Nguyễn Huy Tường.

Tìm hiểu, nghiên cứu về dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu, chúng tôi nhận thấy có một điều khá thú vị là ở các thời kỳ trước, hai cự tộc lâu đời, có nhiều người đỗ đạt, làm quan và có nhiều đóng góp lớn là dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu và dòng họ Nguyễn Tiên Điền, nhưng ở thời kỳ sau (dưới triều Nguyễn) hai dòng họ này lại có rất ít người thi cử, đỗ đạt và cống hiến. Cụ thể như dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu, dưới thời Lê trung hưng có Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Quýnh, Nguyễn Huy Tự…/ dòng họ Nguyễn Tiên Điền có Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Khản, Nguyễn Đề,… Đến thời Nhà Nguyễn, dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu chỉ còn có Nguyễn Huy Hổ (đậu Hương cống thời Lê) làm Linh Lang đài, và sau này là Nguyễn Huy Giáp đậu Cử nhân/ họ Nguyễn Tiên Điền chỉ có Nguyễn Du (đậu Cử nhân thời Lê), còn lại không có ai… Sự hưng thịnh, hiển đạt của hai dòng họ qua các thời kỳ quả là hấp dẫn, thú vị, có nhiều điểm tương đồng, rất cần được nghiên cứu thêm. Không có nhiều người làm quan, ít người đỗ đạt khoa cử, điều đó chắc chắn đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển của dòng văn Trường Lưu (cũng như dòng văn họ Nguyễn Tiên Điền) trong giai đoạn này.

Bảng thống kê tác giả, tác phẩm thời kỳ kết thúc của dòng văn Nguyễn Huy:

TT Họ và tên Tác phẩm Ghi chú

1 Nguyễn Huy Giáp (1810 - ?)

- Phượng Dương Nguyễn tông thế phả tự

(Bài tựa thế phả dòng họ Nguyễn ở Phượng Dương)

- Hương thí kinh nghĩa (Văn kinh nghĩa

kì thi Hương)

- Hương thí sách văn (Văn sách kì thi

Hương) 2 Nguyễn Huy Triện

(1852 - 1909)

- Hoàng hoa sứ trình đồ bản (Đề sau sách Hoàng hoa sứ trình đồ bản) 3 Nguyễn Huy Phó

(1765 - 1838)

Nữ huấn ca (Bài ca răn dạy nữ giới)

4 Nguyễn Huy Mơi (1880 - 1934)

-Giáo đầu

5 Nguyễn Huy Cừ (1883 - 1959)

Tràng Lưu giai sự vịnh (Bài ca về

chuyện đẹp ở đất Tràng Lưu)

6

Nguyễn Huy Tường (1887 -

1967)

- Khuyến thục nữ (Khuyên người thục

nữ)

- Đất Thường Nga

Do các tác phẩm của thời kỳ này không mang nhiều giá trị về mặt nghệ thuật, không có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn học, văn hóa nước nhà, chỉ là những tác phẩm có ý nghĩa đối với dòng họ, vì vậy, xin phép không đề cập, làm rõ tác giả nào của dòng văn Trường Lưu trong giai đoạn này.

2.3. Dòng văn Trường Lưu trong mối liên hệ với dòng văn Tiên Điền và sự hình thành “văn phái Hồng Sơn”

Một phần của tài liệu Di sản văn học của dòng văn Trường Lưu (Hà Tĩnh) từ góc nhìn văn hóa. (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w