6. Cấu trúc của luận án
3.3. Mai đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ
3.3.1. Sự ra đời Mai đình mộng ký và tình hình văn bản tác phẩm
Mai đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ ra đời cách đây khoảng hơn 200
năm. Dựa vào mốc thời gian trong tác phẩm (1809), có thể thấy tác phẩm ra đời khoảng vào thời gian đó hoặc sau đó không lâu. Đối chiếu với cuộc đời tác giả, có thể nhận ra đây là quãng thời gian Nguyễn Huy Hổ đang sống tại quê nhà (vì vào khoảng 40 tuổi, ông mới vào cung làm thuốc).
Theo lời tựa Mai đình mộng ký trong cuốn Nguyễn Huy Hổ với Mai đình
mộng ký do Lại Văn Hùng phiên âm, dịch chú, giới thiệu, tác phẩm ra đời nhân
một chuyến du xuân. Mùa xuân năm Kỷ Tỵ (1809), tác giả lên chơi nhà người anh là Nguyễn Huy Vinh ở Nam Đàn để mừng nhà học của anh mới dựng ở núi Chung Sơn, dọc đường đi, dừng chân ở phố Phù Thạch, được người thân chở thuyền đi chơi dọc sông Lam. Trời trong, gió mát, trăng sáng vằng vặc, bảo bọn trẻ mang rượu uống, không ngờ say thiếp đi và có giấc mộng Đình Mai. Đã là nam nhi sống trong trời đất thì trước hết phải có công danh đã rồi mới nghĩ đến những điều khác, như Lương Sinh, Kim Trọng…
Trong hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, việc lập công danh thật sự vô cùng khó khăn. Công danh với nho sĩ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc thi đỗ, làm quan, nhưng kể từ khi nhà Lê mở khoa thi Hội cuối cùng vào năm 1787 đến khi nhà Nguyễn mở khoa thi Hội đầu tiên vào năm 1822 thì suốt 35 năm ấy (trải qua triều Tây Sơn và cả triều Gia Long) không hề có đại khoa, đó là một quãng dài kẻ sĩ mất phương hướng, khủng hoảng và học phong bị xuống cấp. Những người hay chữ như Nguyễn Huy Hổ, Nguyễn Huy Vinh không thể có cơ hội được thi thố tài năng vì những năm tuổi trẻ của họ dần trôi qua trong bối cảnh như vậy.
Theo Hoàng Xuân Hãn, với tín niệm của những nhà nho như Nguyễn Huy Hổ thì mộng thấy người đẹp tức là mộng gặp thánh nhân, thánh nhân theo quan niệm của Nho giáo tức là người tài đức, xứng đáng làm vua. Cô gái đẹp kia chính là một “ông vua”, một thánh minh mà tác giả hằng mong mỏi. Vì thế, giấc mộng Đình Mai là giấc mơ, là khát khao, hoài bão lập công danh, ước vọng gặp người đẹp chung tình. Một giấc mơ đẹp của kẻ sĩ không gặp thời. Phải chăng đây mới là nguyên nhân chính khiến Mai đình mộng ký chỉ là một giấc mơ đẹp?
Tìm hiểu, nghiên cứu Mai đình mộng ký, Hoàng Xuân Hãn đã phải thốt lên: “Ai cũng biết Kiều, nhiều người biết Hoa tiên. Đến như Mai đình mộng ký thì không mấy ai được đọc, trừ một số ít người ở La Sơn và Can Lộc. Một áng văn hay như vậy mà bị mai một trong gần trăm rưởi năm, kể cũng hơi lạ! Chúng ta há không nên sửa lại sự bất công ấy hay sao” [109; 199]. Những trăn trở của Hoàng Xuân Hãn rất đáng được trả lời, làm rõ.