6. Cấu trúc của luận án
3.4. Chung Sơn di thảo của Nguyễn Huy Vinh
3.4.1. Hoàn cảnh ra đời và tình hình văn bản tác phẩm
Chung Sơn di thảo là tập sách chữ Hán, chép tay, giấy dó, khổ 14cm x
25cm. Sách ở tình trạng đã bị mục nát từ hai mép gáy mặt trước, nên từ tờ 1 đến tờ 7 có một số bài thơ bị mất chữ, khó có thể phục chế được toàn bộ nguyên văn. Tờ 1a ghi rõ tên sách Chung Sơn di thảo, ở bên dưới ghi: “Trà Lĩnh bá Chung Sơn tiên sinh, Hy Nhân trứ; thứ nam Nguyễn Huy Toản, Hy Lễ tập” (nghĩa là: Sách do Trà Lĩnh bá Chung Sơn tiên sinh, hiệu là Hy Nhân sáng tác; con trai thứ Nguyễn Huy Toản, hiệu là Hy Lễ sưu tập).
Nguyễn Huy Vinh (1770 - 1818), là con trai thứ hai của Nguyễn Huy Tự, là anh trai của Nguyễn Huy Hổ. Hiện không rõ con đường học vấn cũng như hành trạng của Nguyễn Huy Vinh, chỉ biết rằng ông có tuổi thơ khá êm đềm, sống trong thời thịnh vượng của dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu nên chắc sẽ được sự giáo dục, dạy dỗ chu đáo của các thế hệ cha chú.
Cuối thế kỷ XVIII, trong dòng họ Nguyễn Huy nói riêng, bối cảnh đất nước nói chung, xảy ra quá nhiều biến cố. Năm 1785, ông chú là Nguyễn Huy Quýnh mất, năm 1789 ông nội Nguyễn Huy Oánh mất, tiếp đó, chỉ một năm sau, cha là Nguyễn Huy Tự cũng qua đời. Năm 1786, quân Tây Sơn ra Bắc, khi qua vùng Nghệ An (cả Hà Tĩnh bây giờ) đã đốt phá vùng Trường Lưu và dinh cơ họ Nguyễn ở Tiên Điền,… Những điều này chắc chắn đã ảnh hưởng rất nhiều đến con đường khoa hoạn cũng như ý thức, trách nhiệm phụng sự đất nước của Nguyễn Huy Vinh.
Chung Sơn di thảo tập hợp những sáng tác của Nguyễn Huy Vinh được
con trai ông là Nguyễn Huy Toản sưu tập trong khoảng năm 1847 – 1865, gồm 26 bài thơ, 2 bài phú, 4 bài tựa, 7 bức thư, 3 bài ký, 1 bài bạt, 1 bài văn tế, 1 truyện và 9 bài tạp trứ. Tổng số có 54 tác phẩm, gần như đầy đủ các thể loại của văn học cổ.
Chung Sơn di thảo hiện đã được in trong Nguyễn Huy Vinh với Chung Sơn di thảo (do Lại Văn Hùng chủ biên), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005.
Qua Chung Sơn di thảo ta thấy hiện lên hình ảnh tác giả là một con người có tài nhưng có lẽ sinh không hợp thời. Câu nói “Người cùng thì thơ mới hay” quả là rất đúng với trường hợp Nguyễn Huy Vinh. Chữ cùng ở đây giống như sự không hanh thông - nghĩa là không ra làm quan. Trong bài Tiễn Hạnh Am Phu
tử tựu Phú Xuân kinh triều yết IV, ông viết: Cùng thông thả dị lộ, Hội hợp an khả thường.
(Người cùng, kẻ đạt vốn đã chia hai ngả khác Gặp được nhau đâu phải dễ dàng)..
Hoàn cảnh lịch sử xã hội trong khoảng 15 năm (1787 - 1802) với những “cơn phong ba dữ dội” đã làm phân hóa một cách sâu sắc tầng lớp kẻ sĩ, nhất là với con cháu các cựu thần nhà Lê - Trịnh. Thừa hưởng truyền thống và hào quang của gia đình, dòng họ, Nguyễn Huy Vinh vừa có nhiều thuận lợi, vừa gặp nhiều khó khăn, thách thức, ông không tránh khỏi những băn khoăn, lo âu trước thời cuộc. Trong khi nhiều người chọn con đường hợp tác với triều đại mới, ra làm quan để hưởng chút vinh thân, Nguyễn Huy Vinh lại chọn cho mình con đường dạy học và ẩn dật:
Phiếm phiếm hư chu thâm vị thâm, Cố viên quy khứ ngọa tùng lâm.
(Một chiếc thuyền nhẹ nổi nênh trên dòng nước nửa sâu nửa nông, Quay về nơi vườn cũ nằm khểnh trong rừng tùng)…
3.4.2. Một số đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật thể hiện củaChung Sơn di thảo Chung Sơn di thảo
Nguyễn Huy Vinh tuy ở ẩn nhưng tâm lại không ẩn, ông vẫn nghe ngóng, lắng nghe thời cuộc. Qua bài thơ Hữu cảm, tâm trạng này càng bộc lộ rõ khi ông nhớ về gia thế và suy ngẫm về thân phận:
Ức tích ngã tiên nhân/ Quý nhiên dữ thùy ngữ/ Ngã sinh tế phong trần/ Quế ngọc đồ lao khổ... Thế sự ba thượng chu/ Duyên hồi an đắc trú? Ngã diệc tùy tao ngộ/ Cử nhãn vọng bạch vân/ Động tâm hoài cố thổ... (Nhớ tiền nhân ta
xưa/ Mà tự ngẫm thấy hổ thẹn biết ngỏ cùng ai/ Văn chương trùm cả Thái Sơn, Bắc Đẩu/ Mực thước rừng Hàn thành khuôn mẫu/ Nước Việt xứng đại khôi/ Thiên triều khen tuấn kiệt... Ta sinh ra gặp buổi phong trần/ Quế ngọc lấp vùi trong lao khổ... Thế sự như sóng đánh thuyền/ Chảy xiết biết neo vào đâu? Ta cũng đành mặc đẩy đưa chìm nổi/ Cũng phải tùy cảnh ngộ/ Đưa mắt dõi mây trắng/ Động lòng nhớ cõi xưa).
Chung sơn di thảo cho thấy Nguyễn Huy Vinh cũng là một người từng ôm
chí lớn và có khí phách. Nhân một lần gặp Tử Kính (Nguyễn Hành) và các bạn ở Đông Thành, khi được yêu cầu làm thơ, ông đã từng cất bút:
Viễn du trùng phỏng cựu sơn xuyên. Nam châu vụ tích báo phương ẩn, Kiều mộc phùng xuân oanh chính thiên. Nghĩ lục tao phùng bôi phiếm hải,
Thô hào huy sái khí hoành thiên...
(Nhân cuộc chơi xa mà thăm lại núi sông xưa
Ở châu phía Nam sương mù ken đặc loài báo đang ẩn mình Cây cao gặp xuân về chính là lúc chim oanh bay dời
Bạn bè gặp gỡ rượu sủi tăm uống tràn như biển Vẫy ngọn bút lông, khí phách ngang trời)…
Nguyễn Huy Vinh cũng là người nghĩ ngợi nhiều về sự thành bại của một nền chính trị, dường như ông tán đồng quan điểm rằng muốn làm chính trị mà không xuất phát từ phong tục (truyền thống văn hóa, những tập quán, vốn liếng trong quá khứ...), thì dẫu có địa thế núi sông hiểm trở, có sản vật dồi dào, có dân chúng đông đúc, cũng không thể nào thành công được. Ông cho rằng cái then chốt chính là phải mở mang, đổi mới dân tục (tức đời sống xã hội), động lực cơ bản nhất để làm được chuyện đó là phải dựa vào sĩ phong (tức phong khí của kẻ sĩ, tầng lớp “tiên tri tiên giác” của xã hội). Theo Nguyễn Huy Vinh, nếu tầng lớp kẻ sĩ mà ốm yếu, sa sút thì xã hội mãi mãi vẫn ở trong tình trạng cổ hủ, lạc hậu, hèn kém mà thôi.
Tuy là người ở ẩn, hoài cổ, chán ghét danh lợi, nhưng Nguyễn Huy Vinh là người có khí phách, có chí hướng và không hề vô cảm trước cuộc đời. Tâm trạng của ông là tâm trạng của một người có tài mà không toại chí. Có thể cũng vì thế mà “người cùng” ấy, nhiều lúc tự coi mình như kẻ gàn khùng: “Cuồng giản tự tàm nan trắc cứu” (Kẻ cuồng giản này tự thẹn khó suy hết lẽ - Họa
Nguyễn Hy Hàn nguyên vận); nhiều lúc lại thả mình trong cơn say: Hữu nhân độc lập thanh tùng âm,
Cử tửu trường ca Lương Phủ ngâm. Vị quân canh nhất khúc,
Ngã năng tiêu tử thương kim hoài cổ chi sầu tâm. (Có kẻ đứng một mình dưới bóng tùng xanh,
Nâng chén ca mãi bài Lương Phủ ngâm. Vì chàng nối thêm một khúc
Ta có thể làm tiêu tan mối sầu đau đời nay và nhớ tiếc đời xưa của chàng). Là một người ở ẩn nơi núi rừng, thôn dã, Nguyễn Huy Vinh luôn thả lòng mình giao hòa với thiên nhiên, cảnh vật:
Ỷ thương tùng nhi tọa bạch thạch hề, linh vạn lại chi thanh cầm Phù hà thiên cổ chi thiều thiều hề,nãi độc hữu hội ư dư tâm
(Du Bắc Sơn phú)
(Dựa tùng xanh, ngồi đá trắng chừ, lắng tiếng đàn ngàn sáo trong veo Chao ôi! Ngàn xưa dằng dặc chừ, sao riêng ta một cõi lòng đeo).
Nguyễn Huy Vinh là người có thơ văn từ sớm (trong tập Chung Sơn di
thảo còn lưu bài thơ Nguyễn Huy Vinh làm năm mới 9 tuổi). Cũng trong tập này,
có bài Nghĩ cổ “Trường tương tư” trình Tố Như công (Bắt chước điệu “Trường tương tư” gửi ông Tố Như) và Ký Tố Như tử giữ Bá Hưng (Gửi ông Tố Như và Bá Hưng) là hai tư liệu trực tiếp liên quan đến Nguyễn Du. Bài Nghĩ cổ “Trường tương tư” trình Tố Như của ông có đoạn:
Nhớ ngày trước chàng là Trường Lưu hiệp khách, Nay là bậc quý cách Tràng An.
Ngồi khung cửi cầm thoi chẳng dệt, Mải trong mơ thấy thiếp bên chàng.
Trong tập Chung Sơn di thảo, còn có thư của Nguyễn Huy Vinh gửi Nguyễn Hành và Nguyễn Du. Đây cũng là những tư liệu quý, minh chứng về quan hệ giao lưu văn hóa giữa dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu và dòng họ Nguyễn Tiên Điền.
Tuy không có những thành công vang dội, đặt dấu ấn lớn trên văn đàn văn chương như cha ông là Nguyễn Huy Tự và em ông là Nguyễn Huy Hổ nhưng sáng tác của Nguyễn Huy Vinh cho thấy những đóng góp của ông là rất đáng trân trọng. Ông là sự tiếp nối quan trọng của dòng văn Trường Lưu. Nói đến dòng văn Trường Lưu không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Vinh là vì vậy.