Thời kỳ phôi thai

Một phần của tài liệu Di sản văn học của dòng văn Trường Lưu (Hà Tĩnh) từ góc nhìn văn hóa. (Trang 56 - 63)

6. Cấu trúc của luận án

2.2. Quá trình vận động, phát triển của dòng văn Trường Lưu

2.2.1. Thời kỳ phôi thai

Như đã nêu ở mục 1.1.1, dòng họ Nguyễn Huy bắt đầu định cư tại làng Tràng Lưu (tức Trường Lưu) từ khoảng giữa thế kỷ XV. Lúc bấy giờ, tại vùng đất Tràng Lưu cũng đã có một số cư dân của các dòng họ khác sinh sống như họ Trần, họ Lê, họ Phan, họ Trịnh… Việc lựa chọn Tràng Lưu, một vùng đất phong thủy đắc địa, đất đai màu mỡ, sơn thủy quần tụ để sinh cơ lập nghiệp chắc hẳn đã mang rất nhiều dụng ý của những chủ nhân sơ khai nơi đây.

Cụ Nguyễn Uyên Hậu sinh con trai là Nguyễn Hàm Hằng (1454 - ?), hiệu Thận Minh, thụy Thận Tiết, 15 tuổi đỗ Hương cống (1468), 16 tuổi thi Hội đậu Tam trường (1469). Nguyễn Hàm Hằng lấy con gái đầu của Tiến sĩ Nguyễn Tâm Hoằng, người làng Vĩnh Gia bên cạnh. Sau khi hai họ Nguyễn ở hai làng láng giềng trở thành thông gia, sự môn đăng hộ đối của họ càng tạo điều kiện để các thế hệ sau phát triển mạnh mẽ. Bắt đầu từ đây, con cháu dần đông đúc, người có học và đỗ đạt dần tăng lên, làng Tràng Lưu trở nên trù phú, văn vật cũng từ đây.

Trong khoảng gần 180 năm đầu tiên, từ đời thứ nhất đến đời thứ 7, dòng họ Nguyễn phát triển khá vượt trội so với các dòng họ khác trong vùng, bắt đầu có một số người làm quan, giữ các chức vụ trong triều, ngoài trấn như Nguyễn Uyên Hậu, Nguyễn Hàm Hằng, Nguyễn Công Ban, Nguyễn Công Phác… Riêng cụ Nguyễn Uyên Hậu được coi là người mở đầu cho việc học hành ở đất Tràng Lưu. Đây cũng chính là thời kỳ định hình, đặt nền móng cho quá trình phôi thai của dòng văn Trường Lưu.

Thời kỳ phôi thai dòng văn Trường Lưu diễn ra trong khoảng 50 năm, tính từ nửa cuối thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVII, với ba tác giả đáng chú ý

là Nguyễn Công Ban (1630 - 1711), tác giả của bài thơ Trí sĩ tạ triều đường thi (Thơ cảm tạ triều đình khi về trí sĩ); Nguyễn Công Phác (1649 - 1706), tác giả của bài Thái Sơn công tiến triều trướng văn (Văn trướng mừng Thái Sơn công được tiến triều) và Nguyễn Huy Tựu (1690 - 1750).

Trong thời gian này, vùng đất Hà Tĩnh là địa bàn chiến lược của hai lực lượng Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Chiến tranh liên miên dẫn đến việc phát triển văn hóa, văn học gặp nhiều khó khăn. Sự vươn lên của dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu cũng như các dòng họ khác ở Hà Tĩnh đã là một nỗ lực lớn. Chưa có người đỗ đạt cao, chưa có nhiều điều kiện tiếp xúc với văn hóa kinh kỳ, văn hóa Trung Hoa nên các tác phẩm của dòng văn Trường Lưu thời kỳ này mới chỉ dừng lại ở những bài thơ tự sự, cảm tác, chưa có nhiều giá trị về mặt nghệ thuật.

Về Nguyễn Công Ban: Ông hiệu là Lỵ Pháp, thụy Trung Cần, sinh ngày

20 tháng Bảy, năm Canh Ngọ (1630), là đời thứ bảy của dòng họ Nguyễn làng Trường Lưu. Cha của Nguyễn Công Ban là Nguyễn Như Thạch (1579 - 1662), đỗ Hương giải năm 1602, làm Lang trung bộ Hình, được ban Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, tước Mỹ Lương tử. Mẹ là người họ Nguyễn. Ông nội là Nguyễn Thừa Hưu đỗ Hiệu sinh, làm Tham tướng thần sự.

Vợ Nguyễn Công Ban là Dương Thị Xa, con gái thứ năm của Dương Trí Trạch (1586 - 1662), người làng Yên Huy (nay là xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1619), làm quan đến Lại bộ Thượng thư, Thái bảo, tước Bạt quận công. Mẹ bà Dương Thị Xa là Nguyễn Thị Ngọc Cảnh, con gái thứ 10 của Tể tướng, Quận công Nguyễn Văn Giai (1554 - 1628).

Tiểu sử của Nguyễn Công Ban được con trai trưởng là Nguyễn Công Phác (1649 - 1706), Nho sinh, được tặng phong Đông các Đại học sĩ, tước là Lộc Thọ nam, thay mặt Hội Văn huyện La Giang soạn trong bài Trướng mừng nhân dịp Nguyễn Công Ban được tiến triều năm Giáp Tuất, niên hiệu Chính Hòa thứ 14 (1693). Bài trướng được Bồi tụng, Tả thị lang bộ Hộ Nguyễn Tiến Tài (1642 - 1698), người xã Nhân Vực, huyện Thanh Chương nay thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, từng đi sứ nhà Thanh, tước Yên Dũng nam, hiệu đính.

Bài trướng cho biết Nguyễn Công Ban bắt đầu đi học từ năm lên sáu tuổi (1635) với thầy giáo là Tri huyện Hoàng Trần Sĩ Triêm và người anh họ là Nho sinh Nguyễn Thế Bình. Năm 15 tuổi (1644) ra Bắc học, năm Giáp Ngọ (1654) thi Hương, đỗ tứ trường, năm Đinh Dậu (1657), dự tuyển kỳ thi do vua ra đề, được chọn vào hạng “ưu” và bắt đầu bước vào quan trường.

Năm 1658, Nguyễn Công Ban được thăng chức Hàn lâm Tu soạn, năm 1665, tiếp tục đi thi, đỗ khoa Sĩ vọng, được sung vào hàng quan văn và năm sau nhận chức Hiến sát phó sứ. Năm Canh Tuất (1670), được thăng chức Lang trung bộ Hình. Năm Giáp Dần (1674), được thăng chức Tán trị Thừa chính sứ Tham nghị xứ Hưng Hóa. Năm Bính Dần (1686), thăng Đô tổng binh sứ giữ việc Tổng binh Thiêm sự ở Cao Bằng. Năm Mậu Thìn (1688), do lập được nhiều quân công, được cử làm Giám hộ, thăng Đồng tri Đô tổng binh. Năm Kỷ Tỵ (1689), được cử đi xem xét định lệ thuế cho dân bốn châu ở Cao Bằng. Năm Nhâm Thân (1692), về làm quan tại triều giữ chức Giám sát ngự sử đạo Lạng Sơn, thay mặt triều đình giải quyết công việc sở tại. Nguyễn Công Ban để lại bài thơ Trí sĩ tạ

triều đường thi khá nổi tiếng thời bấy giờ.

Về Nguyễn Công Phác: Ông hiệu là Tri Học, thụy Giáo Văn, sinh năm

1649 là con trai trưởng của Nguyễn Công Ban và bà Dương Thị Xa. Nguyễn Công Phác lấy hai bà vợ đều là nguời tỉnh Bắc Ninh, bà cả là Nguyễn Thị Giang, tục gọi là bà Tuyết Nương, người Văn Giang, sinh Nguyễn Công Xuân (1688 - ?), bà thứ là Nguyễn Thị Bẩm (1669 - 1743), tục gọi là bà Đức Cẩn, người phủ Thuận An, sinh Nguyễn Huy Tựu (1690 - 1750).

Hiện tại chưa có tài liệu nào nói rõ quá trình học hành, thi cử và hoạt động xã hội của Nguyễn Công Phác, trong gia phả chỉ ghi là Nho sinh, không ghi dự thi và đỗ khoa nào. Tuy nhiên, qua bài Nguyễn Thám hoa gia phổ ký của Nguyễn Huy Oánh ta biết Nguyễn Huy Tựu sinh ở kinh thành, như vậy có lẽ Nguyễn Công Phác ở ngoài Bắc khá lâu. Nguyễn Công Phác mất ngày 3 tháng Mười năm 1706, thọ 58 tuổi.

Về thơ văn của Nguyễn Công Phác nay chỉ mới tìm ra bài Trướng nói trên. Bài Trướng này có ba phần. Phần một nói về gia thế Nguyễn Công Ban; phần hai của bài Trướng cho thấy rõ tiểu sử, hành trạng Nguyễn Công Ban suốt từ lúc bắt đầu đi học (1635), thi đỗ các khoa Hương cống, Sĩ vọng, Hoành từ và

40 năm làm quan cho tới năm xin về trí sĩ; phần ba là lời chúc mừng của Hội Văn huyện La Giang, trong đó có nhiều người là bạn đồng đạo, đồng khoa.

Cũng như cha mình là Nguyễn Công Ban và con mình là Nguyễn Huy Tựu, Nguyễn Công Phác đã góp phần quan trọng trong việc hình thành nên dòng văn Trường Lưu.

Về Nguyễn Huy Tựu: Ông sinh ngày 7 tháng 6 năm Canh Ngọ (1690),

hiệu Túy Hà, Tú Lâm cư sĩ. Từ nhỏ, Nguyễn Huy Tựu đã tỏ rõ là người có khí chất và thông minh. Trong tâm hồn, nhân cách con người ông có sự kết hợp giữa văn hóa Thăng Long với văn hóa xứ Nghệ. Thoái thực ký văn của Trương Quốc Dụng cho biết ông đỗ Hương cống năm Tân Mão (1711), thi Hương đỗ Tam trường năm Đinh Dậu (1717), đỗ Hương giải năm Tân Sửu (1721), sau đó dự thi Hội đỗ Tam trường.

Nguyễn Huy Tựu tham gia quan trường khá sớm, nhưng chưa rõ quá trình thăng tiến của ông từ đầu đến năm 1749, chỉ biết ông giữ chức Huấn đạo phủ Trường Khánh, sau lên chức Tri phủ phủ Trường Khánh, Thiêm sự viện Thiêm sự. Ông nhiều lần tham gia chiến trận dưới sự chỉ huy của Nguyễn Nghiễm.

Nguyễn Huy Tựu mất ngày 24 tháng Chín năm Canh Ngọ (1750) tại làng Trường Lưu, thọ 61 tuổi. Sau khi mất, được truy phong Tả Thị lang bộ Công (năm 1775); được tặng hàm Thượng thư bộ Công, tước Khiết Nhã hầu, được gia tặng tước Anh liệt Đại vương (năm 1783); Triều Nguyễn phong là Dực bảo Trung hưng (năm 1898) và phong thêm là Đôn ngưng tôn thần (năm 1924).

Cuộc đời của Nguyễn Huy Tựu là tấm gương sáng về ý chí học hành, thi cử, đầu tiên thi đỗ Hương cống, sau thi Hội đỗ Tam trường. Ông là vị quan cần mẫn, thanh liêm, lập nhiều công lao, làm quan tới chức Tả Thị lang, Tham chính. Nguyễn Huy Tựu là người khai sáng dòng văn Nguyễn Huy Trường Lưu và đến Nguyễn Huy Oánh, dòng văn Nguyễn Huy đạt đến sự phát triển rực rỡ.

Theo nhà nghiên cứu Thái Kim Đỉnh trong Tác giả Hán Nôm Nghệ Tĩnh, Nguyễn Huy Tựu là tác giả bộ sách Thiên văn bảo kính và Địa lý minh kính (đều đã thất lạc). Hiện mới xác định được hai bài thơ Tự thuật và Vịnh chùa Thiên

Tượng là của ông thông qua đối chiếu tài liệu chép tay của Nguyễn Huy Điển,

thế hệ thứ 16 của dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu với bản của Thái Kim Đỉnh, hai bản khá trùng nhau.

Tại hội thảo khoa học Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về biển đảo và biên

giới của dòng họ Nguyễn Huy ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh năm 2017, nhiều

nhà nghiên cứu khi khảo sát tư liệu dòng văn học Nguyễn Huy Trường Lưu liên quan đến Nguyễn Huy Tựu đều đánh giá cao tình cảm của ông với quê hương đất nước thể hiện qua hai bài thơ này:

Phiên âm:

TỰ THUẬT

Nhất nghệ tằng vô tiếu thử sinh, Hề cầu phận ngoại kế thân danh.

Dưỡng tâm đa thiểu nam canh xuất, Trước thể thô tinh nữ chức thành.

Mưu quốc dĩ văn đa trí lược, Yên biên tự hữu tướng can thành. Lâm song đối cảnh quần thư duyệt, Hạo hạo duy tư lạc thái bình.

Dịch nghĩa: TỰ KỂ VỀ MÌNH

Đời này, chưa từng cười thẹn vì có một nghiệp Nho,

Nào mong cầu kế mưu sinh cho thân danh ngoài phận mình. Dưỡng tâm, nhiều hay ít đã có trai để cày cấy,

Che thân, áo thô hay tinh cũng đã có gái dệt nên. Mưu việc nước, làng văn có nhiều kẻ trí lược, Giữ yên biên thùy, đã có nhiều tướng can trường. Đến bên cửa sổ ngắm cảnh, xem khắp lượt sách, Suy nghĩ mênh mang, vui với cảnh thái bình.

Dịch thơ:

Nghề mọn tay không chút thẹn mình, Hơn thua ngoài cuộc phó vô tình.

Ngày cơm nhiều ít trai cày cấy, Mùa áo dày thưa gái dệt dành. Mưu quốc làng văn nhiều kẻ

giỏi, Yên biên tướng võ lắm tay sành.

Thích thảng no chơi hội thái bình.

(Bản dịch của Nguyễn Huy Cừ, theo bản chép của Nguyễn Huy Điển) Nguyễn Huy Tựu là người có công lớn trong việc đặt nền móng xây dựng nên Phúc Giang thư viện. Bản thân ông là người thầy có tiếng, được đông đảo Nho sinh bốn phương theo học. Theo Nguyễn gia trang khoa doanh điền bi ký do Nguyễn Huy Oánh soạn vào năm Canh Thìn, hiệu Cảnh Hưng (1760) cho biết thì có tới 1218 người từng theo học với Nguyễn Huy Tựu, trong đó có nhiều người đỗ đạt như Nguyễn Huy Oánh, Phan Huy Cận, Nguyễn Huy Quýnh …

Phan Huy Cận trong lời tựa của Ngũ kinh toản yếu đại toàn có viết: Dư ấu

thụ nghiệp vu Lai Thạch Tham chính Nguyễn tiên sinh. Thám hoa công tiên sinh trưởng tử dã, trưởng ư dư cửu tuế, dữ đồng chiên trướng lịch duyệt cư chư. Dư hạnh thiết kì thiện dĩ tự ngải giả nẫm hĩ (nguyên văn chữ Hán: 予予予予予予予予予予予

予 .予予予予予予予予予 ,予予予予予 ,予予予予予予予予.予予予予予予予予予予予).

(Dịch nghĩa: Tôi lúc nhỏ theo học tiên sinh Tham chính họ Nguyễn người Lai Thạch. Thám hoa là con trưởng tiên sinh, lớn hơn tôi chín tuổi, cùng học với tôi, dần dà nhiều năm tháng. Tôi may mắn trộm thu lượm được nhiều điều tốt đẹp để tự hoàn thiện mình cũng đã từ lâu).

Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Huy Tựu là những trang sử vẻ vang của một người thầy tài năng, đức độ; một vị quan hết lòng tận trung với nước, phụng sự triều đình; một người con ưu tú, có công lớn trong việc xây dựng và phát triển làng Trường Lưu. Ông chính là người đã khai sáng nên dòng văn Trường Lưu, đặt những nền móng đầu tiên cho Phúc Giang thư viện mà tên tuổi và tầm ảnh hưởng đã vượt ra khỏi Trường Lưu. Trần Thị Băng Thanh và Lại Văn Hùng đã có đánh giá xác đáng: “Nhìn chung, từ cụ Uyên Hậu đến cụ Huy Tựu, dòng họ qua các đời đều có người đỗ đạt, làm quan nhưng trứ tác thì ít thấy, hoặc có thì cũng tản mát đâu hết... Từ sau cụ Huy Tựu đến ba đời kế tiếp có thể nói là quãng thịnh phát của dòng họ Nguyễn Huy. Nhiều người đỗ đạt, làm quan cao và đặc biệt trứ tác thì khá rầm rộ, tạo nên dòng văn Nguyễn Huy” [165; 117].

Một phần của tài liệu Di sản văn học của dòng văn Trường Lưu (Hà Tĩnh) từ góc nhìn văn hóa. (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w