Thực trạng tổ chức phân tích, xử lý thông tin kế toán quản trị cho việc ra

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 67 - 73)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN

2.2.3. Thực trạng tổ chức phân tích, xử lý thông tin kế toán quản trị cho việc ra

Thông tin sau khi được thu thập từ phịng kế tốn và từ các phòng chức năng khác sẽ được kế tốn xử lý, tổng hợp theo từng mục đích và yêu cầu quản trị cụ thể.

2.2.3.1. Thc trng t chc x lý, phân tích thơng tin ban đầu sau thu nhn Phân loi chi phí

Qua khảo sát cho thấy, 100% các công ty được khảo sát đều chưa thấy được tầm quan trọng của việc phân loại chi phí một cách khoa học.Vì vậy, trong q trình thực hiện phân loại chi phí thì tiêu thức phân loại chi phí theo chức năng hoạt động được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng. Đây là cách phân loại được sử dụng phổ biến trong kế tốn tài chính, cịn đối với cách phân loại chi phí theo yêu cầu của kế toán quản trị như: phân loại theo cách ứng xử của chi phí, phân loại chi phí theo mức độ kiểm sốt hay phân loại chi phí thành chi phí cơ hội, chi phí chênh lệch, chi phí chìm,... thì khơng được thực hiện.

Các doanh nghiệp sản xuất có quy mơ nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nam Định được khảo sát thường phân loại chi phí sản xuất theo chức năng hoạt động (theo khoản mục chi phí), chi phí được phân ra thành chi phí sản xuất và chi phí ngồi sản xuất:

- Chi phí sản xuất, bao gồm: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; + Chi phí nhân cơng trực tiếp; + Chi phí sản xuất chung. - Chi phí ngồi sản xuất, bao gồm: + Chi phí bán hàng;

+ Chi phí quản lý DN.

Thiết lập, đối chiếu chi phí với định mức.

Mặc dù có định mức các yếu tố chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tại Cơng ty cổ phần thuốc Thú y Hưng phát nhưng đơn vị chưa có sự đối chiếu cần thiết giữa chi phí thực tế phát sinh với định mức đã xây dựng.

Phân loi doanh thu, so sánh doanh thu thc tế vi doanh thu kế hoch

Doanh thu của các doanh nghiệp khảo sát là toàn bộ số tiền thu được do bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm giá hàng bán, doanh thu

hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại và thuế. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp khảo sát chủ yếu là doanh thu từ việc bán các sản phẩm hàng hóa từ q trình sản xuất, được tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Nam Định và các tỉnh lân cận.

Các doanh nghiệp khảo sát phân loại doanh thu theo loại hình hoạt động (gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu khác). Cách phân loại này cũng chủ yếu để cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính. Việc so sánh doanh thu thực tế với doanh thu kế hoạch, xác định nhân tố ảnh hưởng, những tồn tại và nguyên nhân của nó để đưa ra giải pháp khắc phục, khai thác các khả năng tiềm tàng để sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp đều chưa được thực hiện ở các doanh nghiệp khảo sát.

Phân tích thơng tin

Qua việc khảo sát các doanh nghiệp sản xuất có quy mơ nhỏ và vừa trên địa

bàn tỉnh Nam Định cho thấy, việc ứng dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng –

lợi nhuận (CVP) và mơ hình phân tích thơng tin thích hợp trong q trình ra quyết định tại các doanh nghiệp đều chưa được thực hiện. Các doanh nghiệp khảo sát đã có những tình huống cần cung cấp thơng tin cho nhà quản trị ra quyết định nhưng việc phân tích này cịn được thực hiện nhanh chóng, thủ cơng, thơng

qua những ghi chép tính tốn đơn giản của kế toán phụ trách và được báo cáo

trực tiếp với các nhà quản trị. Ví dụ một số tình huống cụ thể tại doanh nghiệp như sau:

Ví d ti Cơng ty TNHH Hi Âu:

Tháng 11/2019 (tính đến ngày 20/11/2019), Cơng ty có tài liệu về việc tiêu thụ mặt hàng quần bò nam như sau:

Bảng 2.7: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của mặt hàng quần bò nam Chỉ tiêu Tổng số Chỉ tiêu Tổng số (Đvt: đồng) Tính cho đơn vị sản phẩm (Đvt: đồng) Doanh thu (200 chiếc x 450.000đ/chiếc) 90.000.000 450.000 Giá vốn 64.000.000 320.000 Chi phí bán hàng và quản lý phân bổ 17.860.000 Lợi nhuận 8.140.000

(Ngun: Phịng kế tốn Cơng ty TNHH Hi Âu)

Ngày 22/11/2019, cơng ty có 1 đơn đặt hàng mua 100 chiếc quần bò nam (khách hàng Cửa hàng thời trang MEN’S PLAZA), Giá yêu cầu là 400.000đ/chiếc. Ngồi ra, cơng ty phải chi cho việc ký hợp đồng là 3.000.000đ. Kế tốn cơng ty đã tính tốn để cung cấp thơng tin cho nhà quản trị lựa chọn phương án như sau:

- Tập hợp thông tin về hai phương án cần xem xét: + Giá vốn: 320.000 đ/sp

+ Chi phí ký hợp đồng: 15.000 đ/sp  Giá bán hòa vốn: 335.000 đ/sp

Như vậy, giá bán sản phẩm hòa vốn của đơn hàng là: 335.000 đ/sp Trong khi giá bán yêu cầu của khách hàng là: 400.000 đ

Như vậy, qua quá trình thu thập thơng tin, phân tích và cung cấp báo cáo cho nhà quản trị, Công ty TNHH Hải Âu đã quyết định thực hiện đơn hàng đó. Các chứng từ, sổ sách minh họa kèm theo được thể hiện trong phần phụ lục

Ví dụ tại Cơng ty cổ phần nội thất Mạnh Trường:

Q III/2019, có tài liệu về tình hình tiêu thụ mặt hàng Tủ gỗ xoan đào 3 cánh tại Công ty trong 2 tháng đầu quý III (tháng 07, 08) như sau:

Bảng 2.8: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của mặt hàng Tủ gỗ xoan đào 3 cánh tại Công ty trong 2 tháng đầu quý III/2019

Chỉ tiêu Tổng số (Đvt: đồng) Tính cho đơn vị sản phẩm (Đvt: đồng) Doanh thu (42 cái x 11.690.000đ/cái) 490.980.000 11.690.000 Giá vốn 329.700.000 7.850.000 Chi phí bán hàng và quản lý 120.050.000 815.000 Lợi nhuận 41.230.000

(Ngun: Phòng kế tốn Cơng ty c phn ni tht Mạnh Trường)

Đầu tháng 09/2019, Cơng ty có 1 đơn đặt hàng mua cùng một lúc 12 chiếc Tủ gỗ xoan đào 3 cánh (khách hàng Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Yên Bình). Do đặt hàng số lượng lớn nên khách hàng đưa ra mức giá yêu cầu là 10.890.000đ/chiếc. Ngồi ra, Cơng ty phải chi hoa hồng cho việc ký hợp đồng là 9.600.000đ, Chi phí vận chuyển là 3.600.000đ. Kế tốn cơng ty đã tính tốn như sau:

- Phân tích thơng tin của hai phương án cần xem xét: + Giá vốn hàng bán : 7.850.000đ/cái

+ Chi phí vận chuyển:3.600.000 đ/12 cái 300.000 đ/cái

+ Chi phí ký hợp đồng là: 9.600.000 đ/12 cái 800.000đ/cái

 Giá thành đơn vị: 8.950.000 đ/cái

Như vậy, giá bán tối thiểu của đơn hàng là: 8.950.000 đ/sp Trong khi giá bán yêu cầu của khách hàng là: 10.890.000 đ

Như vậy, theo đơn đặt hàng mới, tuy giá yêu cầu của khách hàng là thấp hơn so với giá bán thông thường của công ty, nhưng do việc tiêu thụ 42 sản phẩm đã có lợi nhuận 41.230.000đ, khi thực hiện hợp đồng mới này lại mang về mức lợi nhuận là 23.280.000đ do vậy Công ty đã thực hiện đơn hàng này.

Ví d tiCơng ty c phn vật tư kim khí Tùng Nam:

Tháng 06/2019, có tài liệu về tình hình tiêu thụ mặt hàng Máy cắt sắt Keyang NHC- 14D tại Công ty như sau:

Bảng 2.9: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của mặt hàng Máy cắt sắt tại Công ty trong tháng 06/2019 Chỉ tiêu Tổng số (Đvt: Nghìn đồng) Tính cho đơn vị sản phẩm (Đvt:Nghìn đồng) Doanh thu (25 cái x 3.225.000đ/cái) 80.625 3.225 Giá vốn 65.375 2.615 Chi phí bán hàng và quản lý 5.418 Lợi nhuận 9.832

(Ngun: Phòng kế tốn Cơng ty c phn vật tư kim khí Tùng Nam)

Đầu tháng 07/2019, Cơng ty có 1 đơn đặt hàng mua cùng một lúc 8 Máy cắt sắt Keyang NHC-14D (khách hàng Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Tuyên Quang). Hiện khách hàng đang đưa ra mức giá giảm 2% so với mức giá hiện tại. Ngồi ra, Cơng ty phải chi cho việc ký hợp đồng là 2.000.000đ. Kế tốn cơng ty đã vận dụng mơ hình phân tích thơng tin thích hợp để lựa chọn phương án như sau:

- Phân tích thơng tin thích hợp của hai phương án cần xem xét: + Giá vốn hàng bán : 2.615.000đ/cái

+ Chi phí ký hợp đồng: 250.000đ/cái

 Giá bán hòa vốn: 2.765.000đ/cái

Như vậy, giá bán tối thiểu của đơn hàng là: 2.765.000đ/sp Trong khi giá bán yêu cầu của khách hàng là: 3.160.500đ/sp

Như vậy, theo đơn đặt hàng mới, tuy giá yêu cầu của khách hàng là thấp hơn so với giá bán thông thường của Công ty, nhưng do việc tiêu thụ 25 sản phẩm đã đủ để bù đắp các chi phí và đã đạt lợi nhuận 9.832.000đ, nên khi thực hiện hợp đồng mới này lại mang về thêm mức lợi nhuận là 3.164.000đ do vậy Công ty nên thực hiện đơn hàng này.

2.2.4. Thc trng t chc cung cp thông tin kế toán qun tr cho vic ra quyết định ngn hn ti các doanh nghip

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)