Đăng ký thuế, kê khai thuế, kế toán thuế:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Tuyên Quang (Trang 30 - 31)

Quản lý DN về hoạt động kê khai, kế toán thuế nhằm đảm bảo theo dõi, quản

lý việc thực hiện các thủ tục hành chính thuế về khai thuế, nộp thuế, kế toán thuế, hoàn thành nghĩa vụ thuế đầy đủ, đúng quy định.

* Đăng ký thuế: Đăng ký thuế là việc DN cung cấp các thông tin định danh, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, nghĩa vụ thuế, tình trạng hoạt động với cơ quan thuế. Luật Quản lý thuế quy định trong thời hạn mười ngày kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh, DN thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế.

Việc đăng ký thuế của DN được thực hiện trong các trường hợp sau: Một là DN mới thành lập; Hai là DN thay đổi thông tin; Ba là DN chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn DN thực hiện lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính xác của các thông tin mà DN đã kê khai trên hệ thống phần mềm quản lý tập trung đăng ký thuế. Đối với những hồ sơ đảm bảo tính chính xác, thông tin đăng ký thuế được truyền lệ hệ thống đăng ký thuế tại Tổng cục Thuế.

Những trường hợp thông tin đăng ký thuế chưa chính xác, hay không phù hợp hoặc không được chấp thuận đều được cơ quan thuế ra thông báo và gửi đến DN hoặc gửi cho Sở Kế hoạch đầu tư nếu hồ sơ đăng ký thuế đó thực hiện theo cơ chế liên thông một cửa giữa Sở Kế hoạch đầu tư với Cục Thuế.

Thông tin đăng ký thuế của DN hợp lệ và được chấp thuận sẽ được gửi về các bộ phận tuyên truyền hỗ trợ, bộ phận kiểm tra để thực hiện quản lý theo chức năng của các bộ phận đó. Ngoài ra thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế còn được thông tin trên website của Tổng cục Thuế: www.gdt.gov.vn.

Kê khai thuế: Bộ phận kê khai, kế toán thuế thực hiện quản lý kê khai thuế của DN với các nội dung sau:

DN, bộ phận kê khai, kế toán thuế thực hiện rà soát, cập nhật và tổng hợp danh sách theo dõi DN phải nộp hồ sơ khai thuế theo từng sắc thuế, mẫu HSTK, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế (tháng, quý, năm, quyết toán năm) để xác định số lượng HSKT phải nộp và theo dõi, đôn đốc tình trạng kê khai của doanh nghiệp bằng văn bản thông

báo cho DN.

Xử lý HSKT: Việc tiếp nhận HSKT của người nộp thuế được thực hiện qua bộ phận một cửa, qua bưu điện, hoặc khai thuế qua mạng, tại đây bộ phận tiếp nhận thực hiện kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, đúng thủ tục của hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế, yêu cầu DN bổ sung hồ sơ nếu chưa đúng theo quy định. Tiếp đó bộ phận kê khai, kế toán thuế thực hiện kiểm tra thông tin định danh của doanh nghiệp, lỗi số học. Trường hợp phát hiện sai sót bộ phận kê khai, kế toán thuế yêu cầu DN giải trình.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Tuyên Quang (Trang 30 - 31)