Khái quát về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Tuyên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Tuyên Quang (Trang 43 - 45)

d. Quản lý nợ thuế

2.1. Khái quát về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn và Cục thuế

2.1.1. Khái quát về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Tuyên

2.1. Khái quát về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn và Cục thuế tỉnh Tuyên Quang

2.1.1. Khái quát v các doanh nghip ngoài quốc doanh trên địa bàn tnh Tuyên Quang Quang

Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, kinh tế tỉnh Tuyên quang cũng chuyển biến mạnh mẽ. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh thành lập và phát triển một cách nhanh chóng năm 2015 có 2.725 doanh nghiệp, năm 2016 có 3.184 doanh nghiệp, năm 2017 có 3.668 doanh nghiệp, năm 2019 có 4.700 doanh nghiệp. Trong đó loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ lệ lớn nhất là 52%, công ty cổ phần chiếm 29%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 15%, hợp tác xã chiếm 4%. Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp như sau:

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh Tuyên quang tại thời điểm 31/12/2019

(Nguồn: Cục thuế Tuyên quang)

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Tuyên quang có một số đặc điểm cơ bản sau:

52% 29%

15% 4%

Công ty TNHH Công ty cổ phần Doanh nghiệp tư nhân Hợp tác xã

- Về ngành nghề kinh doanh: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh SXKD ở nhiều lĩnh vực như sản xuất, xây dựng, chế biến, dịch vụ, thương mại, du lịch, vận tải, cơ khí, đồng thời hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề như kết hợp kinh doanh thương mại và dịch vụ, sản xuất và dịch vụ, kinh doanh đa ngành nghề, lĩnh vực...

- Về quy mô SXKD: Phần lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô SXKD nhỏ, khả năng huy động vốn bên ngoài hạn chế, công nghệ sản xuất lạc hậu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chưa nhanh nhạy trong việc khai thác những lợi thế cạnh tranh để tạo dựng đặc điểm riêng biệt trên thị trường. Các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu thấp, tỷ suất lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh.

- Về trình độ quản lý: Phần lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hình thành từ các cơ sở sản xuất thủ công, hộ kinh doanh nên trình độ quản lý còn thấp, thường gặp rủi ro trong kinh doanh.

- Về ý thức chấp hành pháp luật thuế: Còn tồn tại nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh kinh doanh không trung thực, tính tuân thủ pháp luật còn kém, đặc biệt

còn nhiều trường hợp lợi dụng danh nghĩa doanh nghiệp để trốn thuế, tránh thuế.

- Về nộp thuế: Năm 2017 số thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19% trong tổng số thu ngân sách trên địa bàn tỉnh, Đến hết năm 2019 chiếm 33% trong tổng số thu ngân sách trên địa bàn tỉnh, đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN, do vậy loại hình doanh nghiệp này cần phải tăng cường công tác quản lý thuế nhằm tăng thu cho NSNN. (Nguồn thu lớn nhất là thu tiền sử dụng đất sau đó đến nguồn thu từ khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh).

Tăng cường công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp SXKD đều phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước, mặt khác, giúp các doanh nghiệp phát triển theo quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, việc nghiên cứu quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là hết sức cần thiết, không chỉ trên phương diện đảm bảo số thu NSNN, mà còn có ý nghĩa trên phương diện quản lý.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Tuyên Quang (Trang 43 - 45)