Các ứng dụng tin học đã triển khai nhằm phục vụ công tác quản lý thuế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Tuyên Quang (Trang 80 - 112)

quản lý thuế

TT Tên ứng dụng Năm triển

khai Nội dung ứng dụng

1 QLT_TKN 2016 Ứng dụng quản lý khai nộp thuế của doanh nghiệp Cục thuế quản lý

2 VAT For Win 2016 Ứng dụng quản lý khai nộp thuế của doanh nghiệp do Chi cục thuế quản lý

3 TINC, TINCC 2006

Ứng dụng Quản lý và cấp mới mã số thuế cho các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh, người nộp thuế thu nhập cá nhân do cơ quan chi trả

4 QTT 2016 Ứng dụng hỗ trợ công tác phân tích tình trạng kê khai nộp thuế của doanh nghiệp

5 TTR 2015 Ứng dụng phục vụ công tác quản lý và lập kế hoạch

thanh tra, kiểm tra

6 BCTC 2015 Ứng dụng quản lý báo cáo tài chính của doanh nghiệp

7 NTK 2017 Ứng dụng hỗ trợ nhận tờ khai bằng công nghệ mã vạch hai chiều do doanh nghiệp nộp tại cơ quan thuế.

8 QLAC,

QLACCC 2015 Ứng dụng quản lý hoá đơn, chứng từ...

9 QHS 2016 Ứng dụng nhận, trả hồ sơ của người nộp thuế

10 QTN QTNCC 2015 Ứng dụng quản lý và phân tích các nhóm nợ, khoản nợ của người nộp thuế

11 Kết nối kho bạc 2016 Ứng dụng trao đổi thôi tin giữa Cục thuế- Tài chính -

Kho bạc-Hải quan

12 TPH 2017 Ứng dụng Khai thác dữ liệu tập trung

13 QLT-TNCN 2017 Ứng dụng Quản lý thuế thu nhập cá nhân

14 QLT-

SDĐPNN 2018 Ứng dụng Quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

15 IHTKK 2017 Ứng dụng Kê khai thuế qua mạng

2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Tuyên Quang quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Tuyên Quang

Kết quả điều tra thực trạng triển khai các chính sách và xây dựng kế hoạch quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Tuyên

Quang được đánh giá là tốt, biểu đồ 2.2 thể hiện sự cố gắng của cơ quan thuế để triển khai các chính sách và xây dựng kế hoạch quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh:

Biểu đồ 2.2. Đánh giá triển khai các chính sách và xây dựng kế hoạch quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Tuyên

Quang

(Nguồn: Kết quả điều tra)

Như vậy, có đến 25% số lượng người được khảo sát trả lời với công tác triển khai các chính sách và xây dựng kế hoạch quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Tuyên Quang là rất tốt và có 42% người trả lời là tốt.

2.3.1. Nhng thành tựu đạt được và nguyên nhân

Thứ nhất, cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” đã tạo thuận lợi, giảm phiền hà và giải quyết nhanh chóng công việc theo nhu cầu của doanh nghiệp,

25%

42% 27%

3% 1%

mang lại những hiệu quả nhất định. Cơ quan thuế các cấp trong tỉnh đã thực hiện tốt việc niêm yết công khai, minh bạch các loại hồ sơ, thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính thuế đã được giảm xuống, công tác tuyên truyền hỗ trợ được đẩy mạnh tạo thuận lợi, niềm tin cho doanh nghiệp, nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp.

Thứ hai, triển khai công tác quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm đã mở rộng quyền tự chủ và giảm thời gian thực hiện các thủ tục kê khai thuế, giảm các biểu mẫu kê khai thuế cho doanh nghiệp. Đồng thời thực hiện mô hình quản lý theo chức năng đã từng bước chuyên môn hóa trong quản lý thuế, trình độ quản lý thuế đối với doanh nghiệp đã từng bước được nâng lên.

Thứ ba, quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp đã có những đổi mới trong các hoạt động của các bộ phận chức năng góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp: bộ phận Tuyên truyền hỗ trợ đã có sự khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp, đã chuyên môn hóa nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác tuyên truyền hỗ trợ; bộ phận Kê khai và kế toán thuế đã có những thành công trong việc cung cấp thông tin về doanh nghiệp, cung cấp cho doanh nghiệp những dịch vụ đăng ký thuế, kê khai thuế thuận tiện; bộ phận Thanh tra, kiểm tra thuế đã thực hiện trên dựa trên sự phân tích rủi ro về thuế điều này đã làm giảm tần suất thanh tra đối với doanh nghiệp; bộ phận Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế bắt đầu có hình thức phân loại nợ thuế và thực hiện các hình thức cưỡng chế đa dạng tùy theo các hình thức nợ và nguyên nhân nợ của các doanh nghiệp.

Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra thuế đã dựa trên việc đánh giá mức độ rủi

ro là cách làm hiệu quả và phù hợp với xu thế cải cách thủ tục hành chính. Cách

thức này đã giúp cho cơ quan thuế tiết kiệm thời gian và nhân lực vì không phải thanh tra, kiểm tra tất cả các doanh nghiệp, với doanh nghiệp nó cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhân lực và thời gian phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra để chủ động hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ SXKD của mình.

Thứ năm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức thuế được nâng lên, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức thuế ngày càng vững vàng đã

đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian qua. Bên cạnh đó, công tác giáo dục về phẩm chất chính trị, tư tưởng, xây dựng đạo đức lối sống cho cán bộ công chức thuế được thường xuyên quan tâm, góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật, hạn chế tối đa mọi hành vi gây phiền hà sách nhiễu, tiêu cực trong ngành thuế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

Thứ sáu, công tác hiện đại hóa đã được tăng cường nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp: bổ sung đầy đủ trang thiết bị tin học, phần mềm quản lý thuế; triển khai hệ thống quét tờ khai thuế bằng mã vạch 2 chiều; cung cấp và hỗ trợ miễn phí phần mềm quản lý kê khai, quyết toán thuế và in hóa đơn cho doanh nghiệp; thực hiện dự án hiện đại hoá quy trình quản lý thu nộp giữa cơ quan Thuế, Kho bạc, Tài chính và Hải quan; ký thỏa thuận hợp tác thu thuế qua các chi nhánh ngân hàng thương mại của tỉnh...

2.3.2. Hn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những ưu điểm cần phát huy, công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh Tuyên quang cũng đã bộc lộ một số tồn tại, làm hạn

chế hiệu quả quản lý thuế trong thời gian qua, cụ thể:

2.3.2.1. Hạn chế

Về công tác kê khai và kế toán thuế

- Công tác phối kết hợp giữa cơ quan thuế với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh còn chưa chặt chẽ, còn tình trạng doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng không đến đăng ký thuế hoặc đến đăng ký thuế còn chậm, dẫn đến hiện tượng còn có doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đi vào hoạt động SXKD nhưng thực hiện kê khai thuế còn chậm so với quy định.

- Việc đôn đốc, nhắc nhở, lập biên bản vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không nộp hồ sơ khai thuế còn chưa kiên quyết nên vẫn

còn tình trạng doanh nghiệp không nộp hồ sơ khai thuế tháng và hồ sơ quyết toán năm. Bình quân 5 năm vẫn còn 3% không nộp hồ sơ khai thuế tháng, 5% không nộp hồ sơ quyết toán năm.

Với sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp và quy mô vốn đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh đã làm cho doanh số hàng hoá, dịch vụ bán ra giai đoạn 2015 - 2019 tăng mạnh. Tuy nhiên tỷ trọng số thu thuế GTGT trong tổng số thu của doanh nghiệp ngoài quốc doanh không tăng mà có chiều hướng giảm, tỷ trọng số thu thuế TNDN tăng không đáng kể. Điều này thể hiện công tác quản lý thuế GTGT và TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

còn nhiều hạn chế, tình trạng gian lận, trốn thuế vẫn đang tiếp diễn nhưng chưa có nhiều giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn và xử lý kịp thời.

- Công tác hoàn thuế GTGT đã được Cục thuế Tuyên quang quan tâm, giải quyết kịp thời theo đúng quy định, giúp doanh nghiệp ngoài quốc doanh nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng vốn, mở rộng đầu tư và xuất khẩu, thúc đẩy SXKD phát triển. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh vi phạm trong lĩnh vực hoàn thuế, tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm tăng dần qua các năm, năm 2015 tỷ lệ vi phạm là 55% đến năm 2019 là 77%.

Về công tác tuyên truyền hỗ trợ

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ tuy đã đạt được kết quả bước đầu, song vẫn còn một số mặt hạn chế:

-Nội dung tuyên truyền hỗ trợ chưa phong phú, tính thuyết phục chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu nâng cao sự hiểu biết, tính tự giác của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chưa phân loại doanh nghiệp để áp dụng hình thức tuyên truyền, hỗ trợ cho phù hợp. Việc hỗ trợ doanh nghiệp vẫn tập trung vào diện rộng mà chưa đi vào chiều sâu để nắm bắt được nhu cầu hỗ trợ của từng loại đối tượng và nội dung cần hỗ trợ, nắm bắt và phân loại được các vướng mắc các sai sót thường xuyên của nhóm đối tượng về chính sách thuế, thủ tục hành chính về thuế... từ đó có hình thức hỗ trợ phù hợp và hiệu quả.

-Lực lượng cán bộ công chức làm công tác tuyên truyền còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm, còn tình trạng giải đáp chưa thỏa đáng, kịp thời, hiệu quả các hội nghị đối thoại còn hạn chế.

hình thức tuyên truyền điện tử đã triển khai nhưng còn chậm so với yêu cầu. Một số nội dung tuyên truyền chưa được chuyển tải đầy đủ và kịp thời.

Về công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Công tác thanh tra kiểm tra thuế đã đạt được nhiều kết quả tích cực góp phần nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tạo lập công bằng về nghĩa vụ thuế, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật thuế, góp phần làm tăng thu cho NSNN. Tuy nhiên công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong giai đoạn vừa qua vẫn còn một số tồn tại:

-Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thanh tra, kiểm tra chưa nhiều (5 năm thanh tra, kiểm tra được 1.845 lượt doanh nghiệp đạt 15%), tỷ lệ hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế đạt thấp (đạt 43,4%).

-Việc nghiên cứu xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra dựa trên cơ sở phân tích thông tin về doanh nghiệp còn chậm, thu thập và phân tích thông tin chưa tốt, nhiều lĩnh vực kinh doanh còn thất thu nhưng chưa đưa vào trọng tâm của công tác thanh tra, kiểm tra như: Kinh doanh xăng dầu, xe gắn máy, xây dựng, vận tải, dịch vụ nhà nghỉ, nhà trọ... Việc triển khai phối hợp với các cấp các ngành trong việc trao đổi thông tin, hỗ trợ nghiệp vụ, phối hợp liên ngành, nhằm phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về thuế còn chưa chặt chẽ và hiệu quả thấp.

-Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế chủ yếu vẫn theo các phương pháp thủ công, truyền thống, hàm lượng công nghệ tin học kết tinh vào hoạt động thanh tra, kiểm tra rất thấp, việc áp dụng công nghệ tin học vào hoạt động thanh tra, kiểm tra chủ yếu mang tính tự phát.

-Hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp chưa được xây dựng hoàn chỉnh, các tiêu chuẩn về đánh giá mức độ vi phạm, phân loại đối tượng để xác định phạm vi thanh tra chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc lựa chọn đối tượng để thanh tra.

nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra của một bộ phận công chức thanh tra kiểm tra thuế còn hạn chế đã ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.

Về công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế

-Công tác quản lý thu nợ chưa đem lại hiệu quả, nợ đọng thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh có chiều hướng gia tăng mạnh. Bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý thu nợ chưa phát huy hết năng lực và trách nhiệm nên chưa đem lại hiệu quả.

-Công tác tổ chức phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thực hiện cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa đem lại hiệu quả, đặc biệt trong việc cung cấp số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, một số ngân hàng có biểu hiện miễn cưỡng và thiếu hợp tác.

-Việc thực hiện cưỡng chế nợ thuế mới dừng lại ở biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhưng chưa đem lại hiệu quả, hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bị cưỡng chế nợ thuế đều có số dư tài khoản ít hoặc số dư tối thiểu.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh quốc doanh

a. Nguyên nhân thuộc về môi trường bên ngoài Cục thuế

(1) Nguyên nhân từ môi trường pháp lý:

Chính sách thuế là công cụ để quản lý vĩ mô nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho SXKD phát triển, giải quyết nhiều vấn đề KT-XH, điều tiết một phần tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân vào NSNN nhằm bảo đảm nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước và của xã hội, góp phần bảo đảm công bằng xã hội và hội nhập quốc tế. Vì vậy, Đảng, Nhà nước và Chính phủ luôn quan tâm đến chính sách thuế và công tác quản lý thuế.

Chính sách thuế trong thời gian qua đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại và hạn chế làm ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế, đó là:

-Hệ thống chính sách thuế còn nhiều mức thuế suất nên chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong SXKD, cụ thể: Luật thuế GTGT, ngoài thuế suất 0% cho hàng hóa xuất khẩu còn mức thuế suất 5% và 10%; Luật Thuế TNDN, ngoài thuế suất phổ thông 2% còn mức thuế suất ưu đãi như 10%.

-Hệ thống chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn, giảm thuế làm hạn chế tính trung lập, không đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp, dễ phát sinh tiêu cực, làm phức tạp công tác quản lý thuế. Chính sách thuế còn có những quy định khác biệt về nghĩa vụ nộp thuế giữa các đối tượng.

-Hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế xử lý đối với một số lĩnh vực còn thiếu chưa đồng bộ như cơ chế xử lý cưỡng chế nợ thuế liên quan đến tịch thu, kê biên tài sản.

-Chính sách thuế chưa có tính ổn định, phải sửa đổi bổ sung nhiều, điều này sẽ tạo điều kiện cho các hành vi trái pháp luật gia tăng do doanh nghiệp không nắm bắt được kịp thời hoặc lợi dụng sự thay đổi của chính sách để thực hiện hành vi gian lận.

Quản lý thuế nhằm mục đích phát huy tác dụng của chính sách thuế. Quản lý thuế là công tác kinh tế - chính trị - xã hội tổng hợp liên quan đến mọi mặt của đời sống KT-XH. Vì vậy, để làm tốt công tác quản lý thuế đòi hỏi chính sách, chế độ và các biện pháp quản lý thuế đơn giản, minh bạch, công khai, dân chủ để nâng cao

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Tuyên Quang (Trang 80 - 112)