Kiểm tra hồ sơ khai thuế tai trụ sở cơ quan thuế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Tuyên Quang (Trang 75)

Thực hiện Luật quản lý thuế theo cơ chế người nộp thuế tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm về kết quả kê khai thuế, từ năm 2007 ngành thuế Tuyên quang bắt đầu triển khai công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế để kịp thời

phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm của người nộp thuế.

Số liệu Bảng 2.13 cho thấy, trong 4 năm ngành thuế Tuyên quang đã kiểm tra được 61.780 hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 43,4% phát hiện 1.190 hồ sơ khai sai phải điều chỉnh chiếm 1,9% số thuế điều chỉnh tăng thêm là 1.889 triệu đồng. Tỷ lệ hồ sơ khai sai đã giảm dần qua các năm, năm 2016 là 6,6% thì đến năm 2019 chỉ còn 1,2%, điều này chứng tỏ công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế đã chặt chẽ và ngày càng hiệu quả hơn.

Hành vi vi phạm của các doanh nghiệp tập chung chủ yếu vào các hành vi: Kê khai hóa đơn lập sai thuế suất thuế GTGT, kê khai các hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ không phục vụ mục đích SXKD, kê khai trùng hóa đơn, kê khai sai về mặt số học...

Bảng 2.15. Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2016 – 2019

Đơn vị: Triệu đồng

TT Năm Số hồ sơ phải kiểm tra Số hồ sơ đã kiểm tra Số hồ sơ khai sai phải điều chỉnh Số thuế điều chỉnh tăng thêm (%) so sánh Hồ sơ đã kiểm tra/ hồ sơ phải kiểm tra Hồ sơ khai sai/ số hồ sơ kiểm tra 1 2016 27.026 3.584 236 253 13,3 6,6 2 2017 33.024 17.649 413 272 53,4 2,3 3 2018 38.208 19.640 282 1363 51,4 1,4 4 2019 44.016 20.907 259 2 47,5 1,2 Cộng 142.274 61.780 1.190 1.889 43,4 1,9

(Nguồn Cục thuế Tuyên Quang) c) Kiểm soát hóa đơn GTGT

Đi đôi với công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp thì ngành thuế Nam Định không ngừng tăng cường công tác kiểm soát việc sử dụng hóa đơn.

Một trong những yêu cầu để thực hiện tốt Luật thuế GTGT và thuế TNDN là các doanh nghiệp phải thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán, mua bán phải ghi hóa đơn đầy đủ, rõ ràng, đặc biệt trên hóa đơn phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu như: tên đơn vị mua hàng, mã số thuế, địa chỉ, số lượng, chủng loại hàng hóa, chữ ký của bên bán bên mua... Đây chính là căn cứ và cơ sở để xác minh việc kê khai thuế của doanh nghiệp khi cơ quan thuế tiến hành thanh tra kiểm tra việc kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế.

Tình trạng vi phạm chế độ quản lý sử dụng hóa đơn vẫn còn xảy ra ở một số doanh nghiệp như: thành lập doanh nghiệp mua hóa đơn rồi bỏ trốn (Còn gọi là doanh nghiệp “ma”), mua bán hóa đơn lòng vòng, giá trị mua bán hàng hóa cung cấp dịch vụ ghi trên hóa đơn không đúng thực tế, bán hàng hóa cung cấp dịch vụ không lập hóa đơn, lập hóa đơn khống... Qua công tác xác minh hóa đơn ngành thuế Tuyên quang đã phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, trong 4 năm từ

năm 2015 đến năm 2019 đã xác minh được 62.879 số hóa đơn phát hiện truy thu thuế và xử phạt vi phạm pháp luật về thuế là 3,7 tỷ đồng.

d) Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế là một trong những việc quan trọng trong công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế. Có thể thấy vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế như sau:

- Thông qua ứng dụng công nghệ thông tin có thể tạo ra sự tiếp cận trên diện rộng của doanh nghiệp với cơ quan thuế. Môi trường giao tiếp điện tử góp phần giảm thiểu chi phí, thời gian, công sức cho doanh nghiệp.

- Ứng dụng công nghệ thông tin có thể tạo ra một lượng thông tin lớn thường xuyên được cập nhật, lưu giữ nhằm phục công tác quản lý thuế. Thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, cơ quan thuế có thể cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin cần thiết như chính sách thuế, tình trạng hoạt động, ngành nghề hoạt động của các doanh nghiệp...

- Thông qua ứng dụng công nghệ thông tin có thể tạo ra một sự thay đổi lớn trong cách thức làm việc của cơ quan thuế nhằm nâng cao công tác quản lý thuế như: trao đổi thông tin qua thư điện tử, tổ chức họp, hội nghị, hội thảo, giải quyết công việc của doanh nghiệp qua mạng trực tuyến...

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hành chính dẫn đến việc tổ chức sắp xếp lại nhân sự cho phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý thuế.

Nhận thức được vai trò của công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế, giai đoạn 2015-2019, Cục thuế Tuyên quang đã xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai nhiều ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

* Về hạ tầng truyền thông

Lắp đặt hệ thống máy chủ, hệ thống mạng, hệ thống truyền tin giữa văn phòng Cục thuế và các Chi cục. Từ năm 2015 đường truyền quay số (Dial-up) đã được

thay thế bằng đường truyền Leadline đảm bảo các việc kết nối và truyền báo cáo được thông suốt và nhanh hơn.

Tại Cục thuế và tất cả các Chi cục thuế đều được trang bị máy chủ để cài đặt các ứng dụng tập trung, quản lý domain, và tài khoản người dùng. Đến năm 2019 có

khoảng 90% cán bộ công chức được trang bị máy tính để sử dụng, 100% cán bộ lãnh đạo từ cấp phòng trở lên được trang bị máy tính xách tay để phục công tác.

2.2.5. Thực trạng sử dụng các công cụ hỗ trợ trong quản lý thuế

a. Triển khai trong ngành thuế:

Đáp ứng yêu cầu cải cách hiện đại ngành thuế, từ cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý theo chức năng, người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm, ngành thuế Tuyên quang đã triển khai, nâng cấp nhiều ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ côngtác quản lý thuế:

- Hệ thống được triển khai tiêu biểu nhất là TMS. Hệ thống TMS đã thay thế 16 ứng dụng hỗ trợ công tác quản lý thuế đang triển khai phân tán tại Cục thuế và Chi cục thuế, đã đáp ứng được toàn bộ các khâu xử lý dữ liệu cho các quy trình

nghiệp vụ đăng ký thuế, quản lý hồ sơ, quản lý và xử lý kê khai, quyết toán thuế, kế toán thuế nội bộ, quản lý nợ… Vì thế, ứng dụng TMS dễ dàng sử dụng áp dụng một quy trình nghiệp vụ quản lý thuế tiêu chuẩn trên toàn quốc cho cả 3 cấp của ngành Thuế.

- Ngoài ra, Cục thuế tỉnh Tuyên Quang vẫn triển khai, nâng cấp các ứng dụng quản lý thuế cấp Cục thuế (QLT-TKN), cấp Chi cục (VATCC và VATWIN): Là các ứng dụng chủ đạo, cốt lõi trong hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của ngành thuế. Các ứng dụng này quản lý bao quát toàn bộ doanh nghiệp, cho phép cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp về các mặt: tự động theo dõi số thu, nộp thuế, cung cấp tối đa thông tin cho doanh nghiệp, hỗ trợ phân tích thông tin để thanh tra, kiểm tra thuế, phục vụ cho các lĩnh vực quản lý nội bộ ngành.

- Triển khai, nâng cấp ứng dụng đăng ký cấp mã số thuế cấp Cục thuế (TINC), cấp Chi cục (TINCC): Đảm bảo việc cấp mã số thuế cho doanh nghiệp theo đúng thời gian quy định, quản lý doanh nghiệp một cách chính xác.

- Triển khai ứng dụng phục vụ công tác thanh tra thuế (TTR), ứng dụng phục vụ báo cáo tài chính (BCTC); ứng dụng quản lý ấn chỉ (QLAC), ứng dụng quản lý nợ (QTN); ứng dụng quản lý hồ sơ thuế (QHSCC); các ứng dụng hỗ trợ nhận tờ khai mã vạch 2 chiều (HTKK), ứng dụng Khai thác dữ liệu tập trung (TPH); ứng dụng Quản lý thuế thu nhập cá nhân (QLT-TNCN); ứng dụng Quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (QLT-SDĐPNN); ứng dụng kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế - Tài chính - Kho bạc - Hải quan, ứng dụng đăng ký cấp mã số thuế một cửa liên thông giữa cơ quan Thuế và Sở Kế hoạch đầu tư,...

b. Triển khai hỗ trợ doanh nghiệp

- Để tạo điều kiện ngày một tốt hơn cho doanh nghiệp, Cục thuế đã tổ chức cài đặt, hướng dẫn sử dụng phần mềm ứng dụng miễn phí cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp kê khai, nộp thuế, hoàn thành các thủ tục, nghĩa vụ về thuế tốt hơn như: Ứng dụng nhập tờ khai mã vạch 2 chiều, ứng dụng phần mềm quản lý kê khai, quyết toán thuế và in hóa đơn, Ứng dụng Kê khai thuế qua mạng..

- Xây dựng Kios thông tin phục vụ khai thác, đối chiếu số liệu của doanh nghiệp.

- Xây dựng trang Web của Cục thuế Tuyên quang để doanh nghiệp khai thác thông tin về chính sách pháp luật thuế.

Bảng 2.16. Các ứng dụng tin học đã triển khai nhằm phục vụ công tác quản lý thuế quản lý thuế

TT Tên ứng dụng Năm triển

khai Nội dung ứng dụng

1 QLT_TKN 2016 Ứng dụng quản lý khai nộp thuế của doanh nghiệp Cục thuế quản lý

2 VAT For Win 2016 Ứng dụng quản lý khai nộp thuế của doanh nghiệp do Chi cục thuế quản lý

3 TINC, TINCC 2006

Ứng dụng Quản lý và cấp mới mã số thuế cho các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh, người nộp thuế thu nhập cá nhân do cơ quan chi trả

4 QTT 2016 Ứng dụng hỗ trợ công tác phân tích tình trạng kê khai nộp thuế của doanh nghiệp

5 TTR 2015 Ứng dụng phục vụ công tác quản lý và lập kế hoạch

thanh tra, kiểm tra

6 BCTC 2015 Ứng dụng quản lý báo cáo tài chính của doanh nghiệp

7 NTK 2017 Ứng dụng hỗ trợ nhận tờ khai bằng công nghệ mã vạch hai chiều do doanh nghiệp nộp tại cơ quan thuế.

8 QLAC,

QLACCC 2015 Ứng dụng quản lý hoá đơn, chứng từ...

9 QHS 2016 Ứng dụng nhận, trả hồ sơ của người nộp thuế

10 QTN QTNCC 2015 Ứng dụng quản lý và phân tích các nhóm nợ, khoản nợ của người nộp thuế

11 Kết nối kho bạc 2016 Ứng dụng trao đổi thôi tin giữa Cục thuế- Tài chính -

Kho bạc-Hải quan

12 TPH 2017 Ứng dụng Khai thác dữ liệu tập trung

13 QLT-TNCN 2017 Ứng dụng Quản lý thuế thu nhập cá nhân

14 QLT-

SDĐPNN 2018 Ứng dụng Quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

15 IHTKK 2017 Ứng dụng Kê khai thuế qua mạng

2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Tuyên Quang quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Tuyên Quang

Kết quả điều tra thực trạng triển khai các chính sách và xây dựng kế hoạch quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Tuyên

Quang được đánh giá là tốt, biểu đồ 2.2 thể hiện sự cố gắng của cơ quan thuế để triển khai các chính sách và xây dựng kế hoạch quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh:

Biểu đồ 2.2. Đánh giá triển khai các chính sách và xây dựng kế hoạch quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Tuyên

Quang

(Nguồn: Kết quả điều tra)

Như vậy, có đến 25% số lượng người được khảo sát trả lời với công tác triển khai các chính sách và xây dựng kế hoạch quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Tuyên Quang là rất tốt và có 42% người trả lời là tốt.

2.3.1. Nhng thành tựu đạt được và nguyên nhân

Thứ nhất, cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” đã tạo thuận lợi, giảm phiền hà và giải quyết nhanh chóng công việc theo nhu cầu của doanh nghiệp,

25%

42% 27%

3% 1%

mang lại những hiệu quả nhất định. Cơ quan thuế các cấp trong tỉnh đã thực hiện tốt việc niêm yết công khai, minh bạch các loại hồ sơ, thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính thuế đã được giảm xuống, công tác tuyên truyền hỗ trợ được đẩy mạnh tạo thuận lợi, niềm tin cho doanh nghiệp, nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp.

Thứ hai, triển khai công tác quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm đã mở rộng quyền tự chủ và giảm thời gian thực hiện các thủ tục kê khai thuế, giảm các biểu mẫu kê khai thuế cho doanh nghiệp. Đồng thời thực hiện mô hình quản lý theo chức năng đã từng bước chuyên môn hóa trong quản lý thuế, trình độ quản lý thuế đối với doanh nghiệp đã từng bước được nâng lên.

Thứ ba, quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp đã có những đổi mới trong các hoạt động của các bộ phận chức năng góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp: bộ phận Tuyên truyền hỗ trợ đã có sự khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp, đã chuyên môn hóa nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác tuyên truyền hỗ trợ; bộ phận Kê khai và kế toán thuế đã có những thành công trong việc cung cấp thông tin về doanh nghiệp, cung cấp cho doanh nghiệp những dịch vụ đăng ký thuế, kê khai thuế thuận tiện; bộ phận Thanh tra, kiểm tra thuế đã thực hiện trên dựa trên sự phân tích rủi ro về thuế điều này đã làm giảm tần suất thanh tra đối với doanh nghiệp; bộ phận Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế bắt đầu có hình thức phân loại nợ thuế và thực hiện các hình thức cưỡng chế đa dạng tùy theo các hình thức nợ và nguyên nhân nợ của các doanh nghiệp.

Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra thuế đã dựa trên việc đánh giá mức độ rủi

ro là cách làm hiệu quả và phù hợp với xu thế cải cách thủ tục hành chính. Cách

thức này đã giúp cho cơ quan thuế tiết kiệm thời gian và nhân lực vì không phải thanh tra, kiểm tra tất cả các doanh nghiệp, với doanh nghiệp nó cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhân lực và thời gian phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra để chủ động hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ SXKD của mình.

Thứ năm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức thuế được nâng lên, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức thuế ngày càng vững vàng đã

đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian qua. Bên cạnh đó, công tác giáo dục về phẩm chất chính trị, tư tưởng, xây dựng đạo đức lối sống cho cán bộ công chức thuế được thường xuyên quan tâm, góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật, hạn chế tối đa mọi hành vi gây phiền hà sách nhiễu, tiêu cực trong ngành thuế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

Thứ sáu, công tác hiện đại hóa đã được tăng cường nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp: bổ sung đầy đủ trang thiết bị tin học, phần mềm quản lý thuế; triển khai hệ thống quét tờ khai thuế bằng mã vạch 2 chiều; cung cấp và hỗ trợ miễn phí phần mềm quản lý kê khai, quyết toán thuế và in hóa đơn cho doanh nghiệp; thực hiện dự án hiện đại hoá quy trình quản lý thu nộp giữa cơ quan Thuế, Kho bạc, Tài chính và Hải quan; ký thỏa thuận hợp tác thu thuế qua các chi nhánh ngân hàng thương mại của tỉnh...

2.3.2. Hn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những ưu điểm cần phát huy, công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh Tuyên quang cũng đã bộc lộ một số tồn tại, làm hạn

chế hiệu quả quản lý thuế trong thời gian qua, cụ thể:

2.3.2.1. Hạn chế

Về công tác kê khai và kế toán thuế

- Công tác phối kết hợp giữa cơ quan thuế với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh còn chưa chặt chẽ, còn tình trạng doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng không đến đăng ký thuế hoặc đến

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Tuyên Quang (Trang 75)