Chế tài phạt vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại 07 (Trang 29)

1.3. Nội dung của chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại

1.3.2.Chế tài phạt vi phạm

Chế tài này là một dạng của trách nhiệm vật chất được áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng khi các bên thoả thuận một cách rõ ràng về một khoản phạt mà bên vi phạm sẽ phải gánh chịu khi vi phạm hợp đồng.

Luật Thương mại 2005 qui định: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận.” (Điều 300). Bộ luật Dân sự 2005 đưa ra định nghĩa: “Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm có nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm” (Điều 442). Phạt vi phạm là một chế tài truyền thống ở

Việt Nam. Trước khi kia phạt vi phạm đã được qui định bởi Bộ luật Dân sự 1995, Luật Thương mại 1997, và Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989.

Theo Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005, phạt vi phạm chỉ được áp dụng khi các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng. Trước đó Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 qui định phạt vi phạm là một chế tài luật định áp dụng đối với bên bị vi phạm hợp đồng dù có hay không sự thỏa thuận về chế tài đó.

Hiện nay phạt vi phạm được xem là một dạng trách nhiệm vật chất chỉ được áp dụng khi các bên thoả thuận trong hợp đồng. Trước kia pháp luật xem phát vi phạm như là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Pháp luật nhiều nước coi phạt vi phạm vừa là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, vừa là một dạng trách nhiệm vật chất, ví dụ như Điều 1226 và Điều 1229 của Bộ luật Dân sự Pháp. Các nước theo truyền thống Common Law cho rằng, các biện pháp bảo vệ pháp lý trong dân sự chỉ có thể mang tính chất đền bù mà không có tính chất dự phạt hoặc trừng phạt bên vi phạm hợp đồng vì vậy những thoả thuận mang tính chất dự phạt sẽ không được công nhận hoặc bị bác bỏ [7, tr. 481]. Luật hợp đồng không phải là để trừng phạt các bên không thực thi vì đã không giữ đúng cam kết hợp đồng, mà chỉ để bù đắp những thiệt hại do việc không thực hiện hợp đồng gây ra [9, tr. 348]. Như vậy trong những hệ thống pháp luật khác nhau thì quan niệm về biện pháp phạt vi phạm khác nhau.

Phạt vi phạm được coi là hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng bởi vì bản chất của việc trả tiền phạt vi phạm là sự đền bù vật chất cho bên bị vi phạm [11, tr. 9]. Khoản tiền phạt mà các bên thoả thuận nhằm mục đích bù đắp một phần thiệt hại về tài sản cho bên bị vi phạm.

Khoản phạt này tác động trực tiếp nên tình trạng tài sản của người vi phạm. Qua đó họ bị tước đoạt một phần tài sản khi vi phạm hợp đồng. Phạt vi phạm cũng được xem là một biện pháp răn đe, trừng phạt đối với một bên vì đã không giữ đúng những cam kết của mình. Do tính chất là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, nên khoản tiền phạt luôn được xem là một bản án treo trên đầu của người vi phạm, và đặt xuống khi có bất cứ yếu tố nào đã được dự tính trong thoả thuận là điều kiện cho việc phát sinh như không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng. Phạt vi phạm có tính trừng phạt bởi khi áp dụng biện pháp này, bên bị vi phạm không cần chứng minh thiệt hại xảy ra, có nghĩa là dù không có thiệt hại xảy ra liên quan tới việc vi phạm thì chế tài phạt vi phạm vẫn được áp dụng. Phạt vi phạm còn được xem như sự bảo đảm cho các quan hệ hợp đồng được ổn định, và giao lưu dân sự phát triển, ngoài ra còn là biện pháp nâng cao đạo đức kinh doanh của các thương nhân.

Chế tài phạt vi phạm có một số đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, phạt vi phạm là một chế tài chỉ được áp dụng khi các bên

có thỏa thuận phạt. Do phạt vi phạm không còn là một hình thức trách nhiệm như các qui định trước kia, nên các cơ quan tài phán phải tôn trọng ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng, không tự ý áp dụng khi không có thoả thuận.

Thứ hai, điều khoản về phạt vi phạm không phải là điều khoản bắt

buộc trong hợp đồng mà tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên. Đặc điểm này xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận, tự định đoạt của đương sự.

Thứ ba, chế tài phạt vi phạm được áp dụng khi có sự vi phạm hợp

đồng của một bên mà không cần tính tới có thiệt hại hay không. Nói cách khác, chỉ cần một bên vi phạm hợp đồng là chế tài phạt vi phạm

có thể được áp dụng. Hợp đồng không được thực hiện, hoặc thực hiện không đúng bởi một bên, và không thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm thì bên vi phạm phải chi trả khoản tiền phạt đã thoả thuận ngay cả trường hợp bên bị vi phạm không có thiệt hại xảy ra. Đặc điểm này có được bởi chế tài phạt vi phạm là một biện pháp pháp lý mang tính răn đe, trừng phạt đối với bên không giữ đúng cam kết của mình.

Thứ tư, mức phạt vi phạm theo Luật Thương mại 2005 có giới

hạn là 8% phần nghĩa vụ bị vi phạm. Trong khi đó Bộ luật Dân sự 2005 tại Điều 422 không quy định giới hạn tối đa mức phạt đối với vi phạm hợp đồng. Có thể sự khác biệt trên là do cách tiếp cận khác nhau giữa hai đạo luật này về bản chất và chức năng của phạt vi phạm hợp đồng. Có thể Bộ luật Dân sự 2005 coi phạt vi phạm vừa mang chức năng đền bù, vừa mang chức năng dự phạt. Dường như nhà làm luật không cho phép toà án can thiệp vào việc xác định mức phạt vi phạm. Do vậy có thể dẫn đến sự bất công bằng đối với bên vi phạm khi mà thoả thuận về mức phạt vi phạm vượt quá rất nhiều so với thiệt hại mà bên bị vi phạm phải gánh chịu và phạt vi phạm mang nặng tính trừng phạt. Trong khi pháp luật của hầu hết các nước cho phép toà án can thiệp vào việc xác định lại mức phạt đã thoả thuận trong hợp đồng nhằm mục đích bảo vệ bên yếu thế bị chèn ép, bảo vệ sự công bằng và bảo vệ nguyên tắc thiện chí trung thực. Mức phạt tối đa là 8% phần giá trị nghĩa vụ bị vi phạm theo Luật Thương mại 2005 có lẽ do nhà làm luật coi trọng chức năng trừng phạt đối với việc vi phạm hợp đồng hơn là tính đền bù thiệt hại.

Thứ năm, chế tài phạt vi phạm là một dạng trách nhiệm vật chất

đối với bên vi phạm nghĩa vụ. Vì thế so với chế tài bồi thường thiệt hại thì phạt vi phạm thuận tiện và dễ dàng cho tất cả các bên và cả cơ quan

giải quyết tranh chấp, trong một số trường hợp, khó khăn trong việc xác định thiệt hại, hay mức độ thiệt hại.

Phạt vi phạm là một chế tài phổ biến theo pháp luật các nước Civil Law. Nhưng nó không được các nước Common Law chấp nhận, tuy nhiên trong một số trường hợp toà án vẫn có thể quyết định biện pháp phạt vi phạm hợp đồng [9, tr. 349].

1.3.3. Chế tài bồi thƣờng thiệt hại

Các thương nhân tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc ký kết và thực hiện các hợp đồng thương mại. Nếu hợp đồng không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ có thể dẫn đến một bên bị thiệt hại bởi sự vi phạm đó. Thiệt hại về vật chất, cơ hội làm ăn bị bỏ lỡ, khoản lợi nhận không thu được, chi phí phát sinh… là những vấn đề mà pháp luật về hợp đồng quan tâm nhằm mang lại sự công bằng cho bên bị thiệt hại, làm ổn định các giao lưu dân sự. Chế tài bồi thường thiệt hại được đặt ra để bù đắp các thiệt hại về vật chất cho bên bị vi phạm.

Bồi thường thiệt hại thiệt hại là một chế định quan trọng trong các biện pháp chế tài đối với việc vi phạm hợp đồng. Trong pháp luật Việt Nam bồi thường thiệt hại được quy định cơ bản trong Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 và một số đạo luật chuyên ngành khác. Chế tài này được áp dụng rất phổ biến cho mọi trường hợp vi phạm hợp đồng mà có thiệt hại phát sinh.

Bồi thường thiệt hại chủ yếu mang tính chất đền bù những thiệt hại mà người có quyền yêu cầu phải gánh chịu do việc hợp đồng bị vi phạm, hoặc những lợi nhuận mà đáng ra được hưởng nếu như việc vi

phạm hợp đồng không xảy ra. Bồi thường thiệt hại mang tính tài sản. Đền bù thiệt hại để nhằm mục đích cao nhất không phải là khôi phục lại tình trạng ban đầu mà là trả người có quyền yêu cầu vào vị trí mà anh ta được hưởng nếu như hợp đồng được thực hiện đúng và đầy đủ.

Thiệt hại được bồi thường bao gồm: tổn thất về tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, và khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút. Luật Thương mại 2005 quy định những thiệt hại được bồi thường bao gồm cả những khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm (Điều 302, khoản 2). Như vậy Luật Thương mại 2005 khá tương thích với pháp luật quốc tế, chẳng hạn như: Công ước Viên 1980 (Điều74); Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (Điều 7.4.2).

Đối với các nước Common Law, bồi thường thiệt hại nhằm bảo vệ những lợi ích hợp pháp cao nhất cho người bị vi phạm và chia lợi ích được bảo vệ gồm ba loại: sự kỳ vọng, sự tin tưởng và sự đền bù. Lợi ích kỳ vọng là những gì theo kỳ vọng của nguyên đơn về lợi ích thu được từ việc hợp đồng được hiện thực như đã hứa. Sự bảo vệ lợi ích này liên quan đến việc đặt nguyên đơn vào vị trí mà họ được hưởng nếu hợp đồng được thực hiện đầy đủ bằng cách mang lại cho nguyên đơn những lợi ích tương đương mà họ có thể nhận được. Lợi ích tin tưởng là lợi ích của nguyên đơn khi được đặt vào vị trí mà lẽ ra đã có nếu như hợp đồng không được thiết lập (liên quan đến vị trí được thiết lập từ những hợp đồng được thiết lập trên sự tin tưởng). Lợi ích đền bù là lợi ích của nguyên đơn khi được bồi thường những thiệt hại phát sinh từ sự hưởng lợi không công bằng của bị đơn [9, tr. 350]. Trong đó những khoản lợi kỳ vọng là lợi ích cao nhất mà bị đơn có thể được bù đắp.

Như vậy có thể thấy có những sự tương đồng nhất định giữa các hệ thống pháp luật khác nhau. Mục đích của chế tài bồi thường thiệt hại trong truyền thống Civil Law và truyền thống Common Law đều nhằm tới việc đưa người bị thiệt hại trở về với đúng vị trí mà đáng ra anh ta được hưởng nếu như hợp đồng được thực hiện một cách đầy đủ (khoản lợi bị mất đi khi mà hợp đồng không được thực hiện đúng của Civil Law và lợi ích kỳ vọng trong Common Law ).

Chế tài bồi thường thiệt hại có các đặc điểm sau đây: + Chỉ được áp dụng khi có thiệt hại xảy ra trên thực tế; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bồi thường thiệt hại không được đem lại cho người bị thiệt hại sự hưởng lợi bất chính đáng;

+ Bồi thường thiệt hại không phụ thuộc vào việc các bên có thoả thuận về nó trong hợp đồng hay không;

+ Chế tài bồi thường thiệt hại có thể áp dụng cùng với tất cả các loại chế tài khác miễn là có thiệt hại phát sinh từ việc hợp đồng bị vi phạm;

+ Thiệt hại được bồi thường phải xác thực, hợp lý và có thể dự đoán được bởi người bình thưòng trong những hoàn cảnh, diễn biến bất thường của hợp đồng dự đoán được những thiệt hại có thể xảy ra.

Chế tài bồi thường thiệt hại chỉ có thể được áp dụng theo các căn cứ sau đây:

- Có hành vi vi phạm hợp đồng; - Có thiệt hại thực tế xảy ra;

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra;

Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng, nhằm bù đắp những tổn thất cho bên bị vi phạm, bảo đảm sự công bằng đối với các bên trong quan hệ hợp đồng. Ngoài ra người bị vi phạm hợp đồng, trên nguyên tắc cơ bản là thiện chí, trung thực có nghĩa vụ thực hiện những biện pháp nhất định để hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.

1.3.4. Chế tài hủy bỏ hợp đồng

Hợp đồng là công cụ hữu hiệu nhất của các thương nhân muốn

hợp tác làm ăn với nhau, là công cụ kết nối các nhu cầu, nguồn lực để tạo ra các giá trị mới, lợi nhuận cho các bên. Các bên đều mong muốn những lợi ích kinh tế dù ít, dù nhiều từ các hợp đồng. Mỗi bên giao kết hợp đồng thương mại đều có những mục đích riêng của mình. Nhưng mong muốn về lợi ích đó được bên kia mang lại. Khi hợp đồng bị vi phạm, mục đích của việc tiếp tục thiết lập và duy trì hợp đồng nếu không đạt được, thì các bên có quyền giải thoát khỏi hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại.

Hủy hợp đồng là phản ứng gay gắt nhất của người bị vi phạm trước bên vi phạm. Khi mục đích của hợp đồng không đạt được bởi những vi phạm quan trọng, hoặc việc thực thi đúng nghĩa vụ của hợp đồng có thể làm cho một bên phải gánh chịu những tổn thất rất lớn mà việc thực hiện hợp đồng đúng không thể bù đắp được những tổn thất đó, hoặc hợp đồng không có hy vọng để thực hiện trong tương lai. Nói một cách đúng đắn, hợp đồng không phải được lập ra để huỷ bỏ mà nhằm mang đến những lợi ích mong muốn cho các bên. Như vậy chế tài hủy bỏ hợp đồng là giải pháp hữu hiệu cho các bên khi quan hệ hợp đồng

không thể tiếp tục duy trì. Mục đích của hợp đồng không đạt được các bên có thể giải thoát khỏi nó để đi tìm cơ hội hợp tác mới.

Chế tài hủy bỏ hợp đồng có các đặc điểm sau đây:

- Hủy bỏ hợp đồng chỉ áp dụng khi hành vi vi phạm nghiêm trọng hợp đồng làm cho mục đích của hợp đồng không đạt được hoặc khi xảy ra những hành vi vi phạm là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận. Vi phạm nghiêm trọng hợp đồng hay vi phạm cơ bản hay những điều khoản chủ yếu của hợp đồng, để xác định một vi phạm là chủ yếu hay cơ bản, nghiêm trọng phải xem xét một cách cẩn thận từng loại hợp đồng, mục đích hình thành hợp đồng, mong muốn của các bên trong đó, hoàn cảnh diễn biến của việc thực hiện hợp đồng. Ví dụ trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì mục đích của bên bán là thu số tiền mà bên mua phải trả và mục đích của bên mua là quyền sở hữu hàng hoá của bên bán hay bên bán chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua. Khi bên bán không giao hàng thì đây được coi là vi phạm cơ bản hợp đồng dẫn đến quyền xin hủy bỏ hợp đồng.

- Huỷ hợp đồng giải phóng các bên khỏi nghĩa vụ, sự ràng buộc của hợp đồng, xác lập lại tình trạng ban đầu trước khi có quan hệ hợp đồng. Đó khi giải quyết hậu quả của việc huy hợp đồng hầu hết pháp luật các nước đều quy định nguyên tắc các bên phải hoàn lại cho nhau những gì đã nhận, tuy nhiên khi xử lý hậu quả của việc hợp đồng bị huỷ bỏ không phải tất cả đều áp dụng đúng nguyên tắc trên mà trọng tài hoặc toà án công nhận hủy hợp đồng không có hiệu lực hồi tố, những gì

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại 07 (Trang 29)