Những bất cập chủ yếu của pháp luật Việt Nam về chế tài áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại 07 (Trang 91 - 94)

dụng đối với vi phạm hợp đồng thƣơng mại

Luật Thương mại 2005 ra đời đã thống nhất nhiều mâu thuẫn

trong các quy định của pháp luật trước đó về chế tài thương mại. Dựa trên nền tảng những quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ, Luật Thương mại 2005 đã có nhiều đổi mới mang tính tích cực. Không còn chế tài phạt vi phạm do luật định, mức phạt vi phạm thống nhất trong thương mại tối đa không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. các điều kiện áp dụng của từng chế tài cụ thể đã tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, các quy định của Luật Thương mại 2005 vẫn còn nhiều bất cập cần khắc phụcViệc khắc phục có lé theo định hướng làm cho pháp luật Việt Nam gần gũi hơn so với chuẩn mực chugn của thế giới.

- Đối với chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng: Như đã biết

buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc buộc một bên phải thực hiện đúng những nghĩa vụ mà mình đã cam kết trong hợp đồng. Pháp luật Việt Nam hiện hành không thấy có những ngoại trừ khi nào thì biện pháp

buộc thực hiện đúng nghĩa vụ bị loại trừ, không thể áp dụng mà phải thay thế bằng biện pháp khác hoặc chấm dứt việc thực hiện nghĩa vụ như các quy định về trường hợp loại trừ mà bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế của Unidroit quy định. Khi một khoản tiền phạt vi phạm được các bên thoả thuận hoặc bồi thường thiệt hại cho việc không thực hiện hợp đồng thì khi bên vi phạm nộp khoản tiền này có được giải phóng khỏi nghĩa vụ ?

- Đối với chế tài phạt vi phạm: Luật Thương mại 2005 qui định

giới hạn tối đa của mức phạt vi phạm. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2005 lại không giới hạn tối đa mức phạt vi phạm mà để cho các bên tự do thoả thuận (Điều 422). Do cách tiếp cận vấn đề phạt vi phạm từ những góc độ khác nhau Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 đã có những sự khác biệt cơ bản về sự điều chỉnh giới hạn của mức phạt vi phạm. Phạt vi phạm trong Bộ luật Dân sự 2005 thiên về chức năng đền bù hơn so với chức năng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, ngăn ngừa vi phạm xảy ra. Phạt vi phạm trong một số trường hợp là một chế định bồi thường thiệt hại ấn định trước khi hợp đồng bị vi phạm. Luật Thương mại 2005 giới hạn mức tối đa của thoả thuận phạt vi phạm là một sự hạn chế không phù hợp bởi trong nhiều trường hợp việc chứng minh thiệt hại xảy ra để bồi thường rất khó khăn, tốn nhiều chi phí, thời gian. Bởi vậy một khoản tiền phạt hay bồi thường thiệt hại ấn định trước trong hợp đồng là hợp lý, tiết kiệm kinh tế, thời gian cho tất cả các bên. Không thể không nói tới là sự can thiệp của tòa án vào các khoản tiền phạt vi phạm khi chúng không hợp lý và quá chênh lệch so với thiệt hại xảy ra, toà hoàn toàn có thể xác định lại một khoản phạt hợp lý. Nhưng vấn đề này lại không thấy được điều chỉnh trong Bộ luật Dân sự 2005 và cả Luật Thương mại 2005.

- Đối với chế tài bồi thường thiệt hại: Bồi thường thiệt hại là một

chế định quan trong, là một biện pháp trách nhiệm vật chất mà pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định. Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2005 có những sự điều chỉnh về trách nhiệm bồi thường, các quy định về xác định các loại thiệt hại được bồi thường, các phương thức xác định thiệt hại. Về cơ bản nghĩa vụ chứng minh tổn thất thuộc về bên yêu cầu nhưng không có nghĩa là đối với một số loại thiệt hại mà việc chứng minh qua khó khăn, chi phí cao…mà người này khó chứng minh thì không được bồi thường. Trong những trường hợp như vậy toà án phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản của pháp luật để đưa ra một khoản bồi thường có sự tính toán hợp lý và công bằng cho các bên dựa trên thực tiễn xét xử. Về nghĩa vụ hạn chế tổn thất, Điều 305, Luật Thương mại 2005 có quy định khá cụ thể dựa trên nguyên tắc thiện chí, trung thực, bên bị vi phạm phải có những hành động hợp lý để hạn chế những thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, đối với trường hợp một bên cố ý vi phạm hợp đồng thì có thể bắt buộc bên bị vi phạm có nghĩa vụ hạn chế tổn thất? Luật Thương mại 2005 không có sự điều chỉnh nên rất khó đê giải quyết vấn đề này.

- Đối với chế tài hủy bỏ hợp đồng: Luật Thương mại 2005, Điều

312 quy định về chế tài huỷ bỏ hợp đồng. Hủy bỏ hợp đồng được áp dụng khi các bên thoả thuận áp dụng hoặc khi một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Pháp luật nhiều nước có quy định về việc huỷ hợp đồng trong trường hợp nghĩa vụ vi phạm thấy trước hay tiên liệu trước, pháp luật hiện hành quy định rất dè dặt về vấn đề này tại Điều 313, Luật Thương mại 2005 về huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng, cung cấp dịch vụ từng phần và Bộ luật Dân sự 2005, Điều 415 về quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong hợp đồng song vụ. Nhưng

những điều luật đó không phải là trường hợp mà các bên có quyền huỷ hợp đồng trong trường hợp vi phạm tiên liệu trước. Trong thực tiễn toà gặp khó khăn khi phải giải quyết những vụ tranh chấp liên quan tới vi phạm hợp đồng tiên liệu trước khí mà pháp luật không có quy định là không thuyết phục, không bảo vệ tốt quyền lợi của bên bị vi phạm [5, tr. 485]. Căn cứ để áp dụng chế tài huỷ hợp đồng cũng giống với căn cứ áp dụng cho tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng nhưng hậu quả pháp lý của nó là khắc nhiệt hơn nên cần đưa ra những điều kiện chặt chẽ làm căn cứ áp dụng việc huỷ hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại 07 (Trang 91 - 94)