Đánh giá thực trạng cơng bố thơng tin tài chính trên báo cáo thường niên của

Một phần của tài liệu Công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 129)

của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam

2.4.1. Những mặt đạt được

v Về quản lý cơng bố thơng tin tài chính

Hệ thống văn bản pháp lý về kế tốn nói chung và về quản lý CBTT ngày càng được hoàn thiện trên cơ sở tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, tạo lập cơ sở để TTCK tiếp tục phát triển ổn định, bền vững an toàn đáp ứng yêu cầu hội nhập, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, đảm bảo TTCK là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế.

Các quy định về CBTT được nêu trong Luật chứng khoán đã được làm rõ các khái niệm, nội dung quy định trong các thông tư hướng dẫn để giúp các DNPTCNY có căn cứ thực hiện.

Các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn nói chung và CBTT nói riêng đã tạo ra khung pháp lý tương đối đầy đủ điều chỉnh hoạt động CBTT. Sự thay đổi của pháp luật về CBTT đã phản ánh được mức độ phát triển, các yêu cầu về CBTT trong các giai đoạn phát triển khác nhau của TTCK, góp phần nâng cao tính minh bạch, thúc đẩy TTCK phát triển bền vững.

chuẩn mực quốc tế theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thơng lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam.

Các thông tin trên BCTC được sử dụng kết hợp cùng với các thông tin đánh giá của BGĐ, HĐQT của doanh nghiệp tạo nên bức tranh tổng quan về tình hình, kết quả kinh doanh cũng như xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Nội dung mang tính cốt lõi, bắt buộc của BCTN là báo cáo tài chính của DNPTCNY được trình bày khá đầy đủ với các bảng biểu, các chỉ tiêu mang tính quy phạm, với ý kiến đánh giá và xác nhận của các tổ chức kiểm toán độc lập.

Thực trạng tài chính khơng chỉ thể hiện bằng các thơng tin trên bảng cân đối kế tốn, trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mà bao gồm các thuyết minh, các tính tốn và phân tích đánh giá về kết quả, hiệu quả kinh doanh, về tình trạng tài chính và những lý giải cần thiết mang tính định lượng của tình hình và nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh.

2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân

2.4.2.1. Những tồn tại

v Về quản lý công bố thơng tin tài chính

Các quy định về quản lý CBTT chưa có sự quan tâm đúng mức đến các TTTC tự nguyện, chưa có sự hướng dẫn , khuyến khích hay bất cứ ghi nhận gì đối với các DNPTCNY trong việc cung cấp thông tin tự nguyện. Sự thiếu quan tâm tới hoạt động công bố TTTC tự nguyện làm giảm đi dự đa dạng của các loại thông tin và khơng khuyến khích được các DNPTCNY minh bạch hơn trong các hoạt động, góp phần thúc đẩy quản trị cơng ty hiệu quả.

Mặc dù các quy định pháp lý về CBTT đã được ban hành khá rõ ràng tuy nhiên qua nghiên cứu thực trạng cho thấy mức độ công bố TTTC trên BCTN của DNPTCNY trên TTCK chưa đồng đều. Quy định về đánh giá xếp loại các vấn đề liên quan đến minh bạch và CBTT chưa được quan tâm do đó chưa có những quy định về tiêu chí đánh giá, xếp hạng mức độ CBTT cho các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam.

Quy định về phương tiện CBTT chưa có tính đột phá trong việc cập nhật cơng nghệ mới, tích hợp hình ảnh, âm thanh và các cơng cụ phân tích trực tuyến trên Internet vì vậy các DNPTCNY vẫn chỉ sử dụng hình thức CBTT truyền thống trên

khơng có các định dạng khác để hỗ trợ người sử dụng thông tin trong việc khai thác dữ liệu phục vụ cho nhu cầu phân tích các TTTC chi tiết hơn.

Quy định về ngôn ngữ CBTT trên BCTN bằng tiếng Anh mới chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích mà chưa mang tính bắt buộc. Tuy nhiên trong quy định cũng khơng có cơ chế ghi nhận, khen thưởng, xếp hạng cho các DNPTCNY tự nguyện công bố BCTN bằng tiếng Anh làm giảm động lực triển khai của các doanh nghiệp.

Hành lang pháp lý về kế tốn, kiểm tốn cịn nhiều kẽ hở, chưa có chế tài xử phạt khi có sai sót trong BCTC tự lập, thậm chí những sai sót đó diễn ra thường xuyên và có tính trọng yếu. Qua khảo sát cho thấy cịn nhiều DNPTCNY chưa lập và cơng bố BCTC kiểm tốn đúng thời hạn quy định, số liệu trước và sau khi kiểm tốn cịn có sự chênh lệch lớn, BCTC chưa hợp nhất đầy đủ công ty con, chưa thuyết minh đầy đủ giao dịch với bên liên quan, một số doanh nghiệp chưa thực hiện kiểm kê tiền mặt tại quỹ, hàng tồn kho, tài sản cố định, xây dựng cơ bản dở dang, BCTC kiểm tốn có ý kiến kiểm tốn chưa phù hợp…

Hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt nam chưa có các chuẩn mực tương đương với

15 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), các chuẩn mực hiện tại cũng có sự khác biệt với chuẩn mực kế tốn quốc tế do chưa được cập nhật theo phiên bản mới nhất. Việc đo lường và trình bày về cơng cụ tài chính, giá trị hợp lý và giảm giá tài sản là những lĩnh vực cịn thiếu trong chuẩn mực kế tốn Việt Nam

Các văn bản quy định trong lĩnh vực kế tốn chưa có sự thống nhất như quan hệ giữa chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Chuẩn mực kế toán chỉ được áp dụng khi có thơng tư hướng dẫn tuy nhiên trong thực tế lại xuất hiện nhiều tình huống khác biệt giữa chuẩn mực và thơng tư từ đó nảy sinh mâu thuẫn gây khó khăn cho DNPTCNY trong trình bày và công bố TTTC.

v Về nội dung cơng bố thơng tin tài chính

Nội dung báo cáo thường niên

Các nội dung trong BCTN mặc dù đã được quy định khái quát các thông tin cần đề cập đến nhưng với những TTTC quan trọng được các nhà đầu tư quan tâm, cần có sự giải trình cụ thể của BGĐ hay những thơng tin kế hoạch mang tính chất dự báo của doanh nghiệp lại chưa được quy định cụ thể trong thông tư hướng dẫn,

nhu cầu của nhà đầu tư.

Nội dung thơng tin tài chính bắt buộc

Một số TTTC bắt buộc chưa phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ kế toán, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do có sự khác biệt giữa chuẩn mực kế tốn Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về quy tắc ghi nhận các yếu tố của BCTC. Nhiều TTTC chưa được trình bày đầy đủ theo quy định.

Hệ thống BCTC theo VAS có sự khác biệt với hệ thống BCTC theo IAS/IFRS về số lượng, hình thức báo cáo và các chỉ tiêu trên báo cáo.

Nội dung thơng tin tài chính tự nguyện

TTTC tự nguyện mà các DNPTCNY cơng bố chưa có sự gắn kết với các nội dung đã được công bố trong báo cáo của BGĐ để làm rõ hơn những vấn đề thực trạng của doanh nghiệp.

TTTC tự nguyện cơng bố cịn sơ sài, chủ yếu so sánh số liệu tổng thể mà chưa chi tiết cho các bộ phận cấu thành, phương pháp phân tích chủ yếu là phương pháp so sánh, chưa trình bày số liệu phân tích lên bảng biểu làm cho việc theo dõi gặp nhiều khó khăn.

Các yếu tố ảnh hưởng tới CBTT

Yếu tố cơng ty kiểm tốn ảnh hưởng mạnh nhất đến mức độ CBTT của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam tuy nhiên chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập giữa các cơng ty kiểm tốn được chấp thuận kiểm tốn BCTC của DNPTCNY cịn có sự chênh lệch đáng kể.

2.4.2.2. Nguyên nhân của các tồn tại

VAS được xây dựng dựa trên IAS/IFRS từ những năm 2001 tới 2005, tuy nhiên cho đến nay nhiều Chuẩn mực Kế toán Quốc tế đã được ban hành mới và cập nhật hoặc bãi bỏ một số chuẩn mực nhưng VAS vẫn chưa được bổ sung hay sửa đổi. Ngoài ra, các diễn giải chuẩn mực do Uỷ ban hướng dẫn chuẩn mực BCTC quốc tế ban hành như là một phần khơng tách rời của IFRS hồn toàn chưa được sử dụng tại Việt Nam làm cho việc tiếp cận các khái niệm mới và cách thức ghi nhận gặp nhiều khó khăn.

Các khn khổ pháp lý cịn chưa thực sự chặt chẽ, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, vai trò kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước chưa đảm bảo. Cơ quan nhà nước mới chỉ chú trọng hơn vào khâu nghiên cứu, ban hành

tính tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán.

Các cơng ty kiểm tốn trong nước thường gặp khó khăn trong việc xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ và thiếu hỗ trợ chuyên môn từ các hãng kiểm tốn quốc tế. Hơn nữa, các tiêu chí xác định cơng ty kiểm tốn đủ tiêu chuẩn kiểm toán các đơn vị có lợi ích cơng chúng hiện tại đang tập trung vào các chỉ tiêu số lượng hơn là dựa trên chất lượng quy trình kiểm tốn.

Một số quy định về CBTT hiện nay còn chưa rõ ràng khiến các DN lúng túng trong thực thi, hệ thống CBTT còn chưa đồng bộ giữa UBCKNN và Sở GDCK; ý thức tuân thủ pháp luật của một số DNPTCNY còn hạn chế...

Bản thân các DNPTCNY chưa nhận thức đầy đủ vai trò của CBTT, DNPTCNY lập các báo cáo vì thực hiện theo quy định pháp luật chứ chưa quan tâm đến nhu cầu sử dụng thông tin của nhà đầu tư nên có nhiều nội dung chỉ lập cho có chứ chưa đảm bảo nội dung đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư.

Trình độ, năng lực của đội ngũ nhân viên kế toán trong DNPTCNY là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế tốn trong cơng bố TTTC. Q trình thu nhận, xử lý thơng tin, lập và trình bày BCTC chủ yếu được nhân viên kế toán thực hiện dựa vào quy định của chế độ kế tốn, ít quan tâm nghiên cứu và vận dụng CMKT. Hơn nữa, một số nội dung được quy định trong các CMKT nhưng lại chưa được cụ thể hoá trong chế độ kế toán làm cho kế toán viên hiểu sai quy định dẫn đến xử lý nghiệp sai nên ảnh hưởng đến thông tin được công bố.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận án đã thực hiện đánh giá thực trạng công bố TTTC theo nội dung công bố theo luật định để thấy được sự phù hợp về quản lý công bố TTTC của Việt Nam so với quốc tế. Luận án cũng khảo sát thực trạng công bố TTTC trên BCTN của các DNPTCNY để thấy được sự tuân thủ, tình hình thực hiện cơng bố TTTC. Luận án thực hiện khảo sát 300 DNPTCNY trên TTCK để đánh giá mức độ công bố TTTC và đã xác định được ảnh hưởng của các yếu tố tài sản, vốn hoá, quy mơ ban giám đốc, địn bẩy tài chính và cơng ty kiểm tốn ảnh hưởng đến mức độ cơng bố TTTC. Dựa vào kết quả khảo sát, luận án đã chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân để làm cơ sở đưa ra giải pháp trong chương 3.

THƠNG TIN TÀI CHÍNH TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1. Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam

Kế hoạch tổng thể về cơ cấu lại và phát triển TTCK lộ trình tới năm 2025 mà Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khốn Nhà nước đã trình chính phủ phê duyệt tại quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 28/2/2019 bao gồm các mục tiêu.

Quy mô của thị trường chứng khốn đạt 120% GDP, quy mơ thị trường trái phiếu đạt 55%, số lượng nhà đầu tư đạt 5% dân số đồng thời đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức, giữa NĐT trong nước và nước ngoài, tạo cơ chế phát triển nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khốn.

Lành mạnh hố tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị, nâng cao chỉ tiêu an tồn tài chính của các tổ chức kinh doanh chứng khốn. Đồng bộ cơng nghệ giao dịch, thanh toán, bù trừ trên TTCK. Đến năm 2025, chất lượng quản trị của DNNY phải đạt mức bình quân của ASEAN5.

Sớm đưa hệ thống công nghệ thông tin mới, đồng bộ vào vận hành theo đúng tiến độ để phục vụ tốt hơn nhu cầu giao dịch, nhằm quản lý, vận hành TTCK một cách an toàn, hiệu quả.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế cổ phần hố, đẩy mạnh cơng tác cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước gắn với việc niêm yết và đăng ký giao dịch nhằm tăng cường phát triển quy mô, chất lượng TTCK Việt Nam, phát triển thị trường trái phiếu DN đáp ứng nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp và công chúng đầu tư.

Triển khai các giải pháp nâng hạng TTCK Việt Nam từ “Thị trường cận biên” lên “Thị trường mới nổi” trên bảng xếp hạng của tổ chức về xếp hạng thị trường (MSCI và FTSE); xây dựng các quy định về xếp hạng tín nhiệm và thiết lập tổ chức định mức tín nhiệm Việt Nam.

Tăng cường thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật thị trường, tạo dựng lịng tin cho cơng chúng đầu tư, giúp TTCK phát triển ổn định và bền vững.

Tăng cường mở cửa và hội nhập với thị trường khu vực và thế giới, thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế, rà sốt và hồn thiện các giải pháp thu hút nhà đầu tư nước ngoài và giải pháp nâng hạng TTCK Việt Nam.

báo cáo thường niên

Trong chương này, dựa trên các nội dung phân tích, biện luận trong chương 1 và kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng về CBTT đã trình bày trong chương 2, NCS sẽ trình bày các giải pháp và khuyến nghị nhằm hồn thiện cơng bố TTTC trên BCTN của các DNPTCNY trên thị trường chứng khốn Việt Nam.

Ngồi các cơ sở khoa học, khi thực thi bất kỳ một giải pháp, khuyến nghị nào cũng cần chú ý đến yếu tố môi trường kinh doanh, pháp luật, xu thế hội nhập và trình độ cơng nghệ ảnh hưởng đến sự khả thi của các giải pháp, khuyến nghị. Quan điểm của NCS khi tiến hành các đề xuất liên quan đến vấn đề này như sau.

3.2.1. Phù hợp với môi trường kinh doanh, môi trường pháp luật

Do tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thường chỉ chú trọng đến các vấn đề lợi nhuận trong ngắn hạn mà chưa chú trọng đến tính bền vững và dâu dài cũng như lợi ích của cộng đồng nên chưa chủ động trong việc CBTT một cách công khai, minh bạch. Hơn nữa, các chuẩn mực về đạo đức kinh doanh và nghề nghiệp còn chưa được coi trọng trong khi quá trình CBTT lại liên quan đến rất nhiều các đối tượng có quan hệ lợi ích cá nhân dẫn đến những đối tượng này có xu hướng lựa chọn phương án có lợi cho bản thân hơn là cho cộng đồng. Vì vậy, giải pháp, khuyến nghị cần chú ý đến những đối tượng có liên quan trong quá trình lập BCTC.

Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam dù đã được đổi mới và xây dựng lại một cách toàn diện hơn nhưng một số văn bản được ban hành bởi các Bộ ban ngành vào những thời điểm khác nhau nên vẫn cịn sự chồng chéo nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót và mâu thuẫn giữa các văn bản được ban hành; khoảng cách giữa các quy định trong luật trên văn bản và thực tế tại các DNPTCNY vẫn cịn tồn tại. Vì vậy, việc đề xuất các giải pháp, khuyến nghị phải trên cơ sở tập hợp và so sánh giữa các văn bản hiện hành, cần chú ý đến sự phát triển của môi trường kinh doanh để kịp thời cập nhật cũng như nhu cầu bảo vệ lợi ích của cơng chúng.

3.2.2. Đáp ứng yêu cầu phát triển và bền vững của thị trường chứng khoán

Sự phát triển kinh tế của một quốc gia có thể được đo lường thông qua thị

Một phần của tài liệu Công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)