TT Chỉ báo Mức độ CBTT
Mức độ CBTT tài chính tự nguyện 27,89%
1 Thông tin công bố tự nguyện về tài sản. 7,1%
2 Thông tin công bố tự nguyện về doanh thu. 28,6%
3 Thông tin cơng bố tự nguyện về chi phí. 1,85%
4 Thơng tin công bố tự nguyện về lợi nhuận. 26,55%
5 Thông tin công bố tự nguyện về các chỉ số phân tích tài chính. 58,43%
6 Thông tin dự báo về doanh thu trong năm tới. 32,61%
7 Thông tin dự báo về lợi nhuận trong năm tới. 32,15%
8 Thông tin dự báo về sản lượng sản xuất trong năm tới. 30,67% 9 Thông tin dự báo về sản lượng tiêu thụ trong năm tới. 31,8% 10 Thơng tin dự báo về các rủi ro tài chính trong năm tới. 1,15% 11 Thơng tin dự báo chi phí R&D trong năm tới. 3,21%
12 Thơng tin dự báo dịng tiền trong năm tới. 0%
13 Phân tích về tài sản. 12,41%
14 Phân tích vốn chủ sở hữu. 20,06%
15 Phân tích lợi nhuận. 25,11%
16 Phân tích doanh số và doanh thu. 32,91%
17 Phân tích chi phí hoạt động. 17,66%
18 Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp. 18,34%
Nguồn: tác giả tổng hợp
Mức độ công bố TTTC tự nguyện đạt 27,89% là một tỷ lệ không cao, cho thấy các DNPTCNY chưa thực sự quan tâm đến việc công bố các thông tin bổ sung ngồi thơng tin bắt buộc. Mức độ công bố TTTC tự nguyện về tài sản đạt 7,1% do thông tin tự nguyện về nội dung này chủ yếu tập trung về giá trị hợp lý và giá thị trường của tài sản. Đây là một nội dung mới, căn cứ pháp lý, tài liệu hướng dẫn chưa đầy đủ nên khơng có đủ cơ sở để xác định giá trị. Hơn nữa thị trường hàng hoá của Việt Nam chưa phát triển nên việc xác định giá trị tài sản theo giá thị trường gặp nhiều khó khăn. Sự quan tâm của nhà đầu tư đến thông tin giá trị hợp lý ngày càng tăng thể hiện sự cần thiết
của việc ghi nhận tài sản theo giá thị trường hơn ghi nhận theo giá gốc trên BCTC như hiện nay. Theo tìm hiểu của tác giả, một số nguyên nhân làm cho mức độ CBTT tự nguyện của nội dung này thấp là do cơ sở pháp lý của Việt Nam về vấn đề này còn rất nhiều hạn chế. Cụ thể :
Thứ nhất là khái niệm về GTHL trong các văn bản pháp lý khơng thống nhất, bên cạnh đó khơng có sự giải thích thuật ngữ trong khái niệm, gây khó hiểu cho người đọc.
Thứ hai, các quy định về kế tốn GTHL trong hệ thống CMKT cịn rất hạn chế và mới dừng lại ở việc sử dụng GTHL để ghi nhận ban đầu thay cho giá gốc.
Thứ ba, chưa có chuẩn mực nào qui định về đo lường GTHL ngoại trừ đoạn 24 của VAS04 - TSCĐ vơ hình có đề cập đến phương pháp xác định GTHL của TSCĐ vơ hình. Thứ tư, Việt Nam chưa có chuẩn mực kế tốn quy định về suy giảm giá trị của tài sản như chuẩn mực kế toán quốc tế.
Thứ năm, nội dung quy định trong thơng tư số 210/2009/TT-BTC khơng được tồn diện như quy định của IFRS. Theo IFRS 7 cần công bố những thông tin về phương pháp, kỹ thuật định giá và trường hợp không công bố giá trị hợp lý… nhưng trong thơng tư 210/2009/TT-BTC khơng có quy định tương đương. Vì vậy, trong tất cả các chỉ tiêu liên quan đến trình bày thơng tin theo giá trị hợp lý, DNPTCNY đều đưa ra lý do là chưa có hướng dẫn cụ thể từ BTC nên khơng có cơ sở cơng bố.
Mức độ CBTT tự nguyện về doanh thu đạt 28,6% thấp hơn nhiều so với thông tin bắt buộc trong nội dung này. Qua khảo sát thực tế thì thơng tin này được cơng bố rất sơ sài, thường là số liệu kế hoạch của năm liền kề mà khơng có sự so sánh, phân tích đánh giá hay có sự trình bày về cơ sở xây dựng chỉ tiêu kế hoạch đó. Mức độ CBTT tự nguyện về lợi nhuận đạt 26,55%. CBTT tự nguyện về chi phí đạt thấp nhất với tỷ lệ 1,85%.
CBTT về các chỉ số phân tích tài chính đạt 58,43%. Đây là các chỉ tiêu phân tích cơ bản, được tính tốn dựa trên số liệu có sẵn trên BCTC của doanh nghiệp nên khi doanh nghiệp lựa chọn CBTT này cũng không làm phát sinh thêm nhiều chi phí thu thập thơng tin. Tuy nhiên các số liệu công bố chưa được doanh nghiệp so sánh, phân tích mà chỉ phản ánh số liệu đạt được của từng năm nên không thấy được mức độ tăng giảm, biến động của các chỉ tiêu này qua các năm.
Thông tin dự báo là loại thông tin phản ánh xu hướng, khả năng mà doanh nghiệp có thể đạt được trong tương lai. Thơng tin dự báo thực chất là thơng tin tự nguyện mà DNPTCNY có thể lựa chọn cơng bố hoặc không công bố. Mặc dù thông tin dự báo là nội dung quan trọng mà các nhà đầu tư quan tâm tuy nhiên kết quả phỏng vấn của các chuyên gia cho biết đây là các chỉ tiêu “khá nhạy cảm” mang tính bí mật và lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp sẽ hạn chế công bố, đặc biệt khi các văn bản quy phạm pháp luật không quy định đối với các loại thơng tin này vì vậy tỷ lệ công bố đối với loại thông tin này cịn thấp, đặc biệt thơng tin dự báo dịng tiền trong năm tới khơng được DNPTCNY nào công bố. Theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam VAS 21 về trình bày TTTC có đề cập đến khả năng dự báo của các TTTC được cung cấp trên các BCTC nhưng khơng có bất cứ hướng dẫn hay gợi ý cụ thể về các TTTC dự báo nên công bố. TT155/2015-BTC về trình bày BCTN có một số nội dung đề cập đến thông tin dự báo nhưng mức độ yêu cầu rất chung chung như trình bày kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển hay một số rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, mức độ cơng bố TTTC dự báo rất thấp, thấp nhất trong tất cả các chỉ số CBTT. Ngoài ra, các thơng tin dự báo cịn chưa thực sự được các DNPTCNY quan tâm do tính phức tạp của nó và phụ thuộc khá lớn vào, khả năng, trình độ của người thực hiện công tác dự báo (Nguyễn Thanh Hiếu, 2015)[13].
Thông tin về kết quả doanh thu và lợi nhuận là loại thông tin cơ bản mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng quan tâm và được tìm kiếm đầu tiên khi xem BCTC vì vậy thơng tin dự báo của doanh thu và lợi nhuận đạt trên 30% DNPTCNY công bố, thông tin dự báo về sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ cũng được công bố với tỷ lệ tương đương. Tuy nhiên, nội dung công bố đối với loại thơng tin này cịn sơ sài, thường chỉ cơng bố duy nhất số liệu kế hoạch của năm liền kề mà khơng có phân tích đánh giá, so sánh qua các năm cũng như trình bày nguyên nhân, căn cứ xác định chỉ tiêu đó.
Mức độ CBTT dự báo rủi ro tài chính trong năm tới chỉ đạt 1,15% là do Thông tư 210/2009/TT-BTC chưa quy định cụ thể 2 vấn đề quan trọng là ghi nhận và xác định cơng cụ tài chính theo giá trị hợp lý cho phù hợp với từng loại cơng cụ tài chính theo IAS số 39 nên việc thực hiện của DNPTCNY cịn hạn chế. Khơng chỉ
khó khăn trong việc xác định, ghi nhận và trình bày cơng cụ tài chính mà thực tế nhận thức về quản trị rủi ro tài chính cũng chưa được các DNPTCNY thực sự quan tâm do tính phức tạp của nội dung này.
Nghiên cứu và phát triển là hoạt động tìm kiếm, triển khai nhằm đạt được sự hiểu biết về tri thức khoa học kỹ thuật từ đó ứng dụng những kết quả nghiên cứu vào một kế hoạch, thiết kế để sản xuất sản phẩm mới hoặc được cải tiến một cách cơ bản trước khi bắt đầu sản xuất. Hoạt động nghiên cứu và phát triển sẽ giúp cho sản phẩm, dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp ngày càng hồn thiện, mang tính cạnh tranh cao do đó doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai. Hoạt động này thường được thực hiện trong các doanh nghiệp có quy mơ lớn, với các doanh nghiệp quy mô càng lớn thì chi phí cho hoạt động này càng cao. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, vì đây là hoạt động nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các cải tiến kỹ thuật, các sản phẩm mới nên phải hạn chế “rị rỉ” thơng tin ra bên ngồi vì vậy thực tế khảo sát cho thấy chỉ có 3,21% DNPTCNY có đề cập đến thơng tin dự báo chi phí R&D. DNPTCNY công bố thông tin này chủ yếu dưới dạng số tương đối phản ánh tỷ lệ tăng giảm so với năm trước chứ không công bố theo số tuyệt đối.
Các nội dung phân tích về tài sản; phân tích vốn chủ sở hữu; phân tích lợi nhuận; phân tích doanh số và doanh thu; phân tích chi phí hoạt động; phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp đạt tỷ lệ cơng bố lần lượt là 12,41%; 20,06%; 25,11%; 32,91%; 17,66%; 18,34%. Các nội dung phân tích này về cơ bản đã có sự so sánh biến động của các chỉ tiêu giữa kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch hoặc so sánh năm nay so với năm trước tuy nhiên mới chỉ dừng lại so sánh tổng thể mà chưa so sánh chi tiết đến từng bộ phận cấu thành, hơn nữa phương pháp phân tích đơn giản, chưa kết hợp sử dụng bảng biểu phù hợp trong việc trình bày số liệu nên gây khó khăn cho người đọc theo dõi số liệu vì vậy hiệu quả cung cấp thơng tin bị hạn chế.
Trong số các DNPTCNY tham gia khảo sát, khơng có doanh nghiệp nào cơng bố thơng tin dự báo dịng tiền trong năm tới vì vậy tỷ lệ đạt được là 0%.
2.3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cơng bố thơng tin tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam
2.3.3.1. Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cơng bố thơng tin tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam
Dựa trên cơ sở lý thuyết nền và tổng hợp từ các nghiên cứu tiền nhiệm, tác giả đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT tài chính của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam. Để đảm bảo tính khách quan trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng, sự phù hợp trong cách thức đo lường các yếu tố ảnh hưởng, tác giả đã thiết kế phiếu khảo sát xin ý kiến chuyên gia phụ lục 2a.
Mơ hình nghiên cứu
Căn cứ vào các lý thuyết liên quan như lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết đại diện và lý thuyết chi phí chính trị để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ công bố TTTC. Cùng với các giả thuyết đã được trình này trong mục 1.4.2, NCS thực hiện đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC của DNPTCNY trên TTCK theo mơ hình:
Hình 2.1: Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT tài chính của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam
Nguồn: NCS đề xuất H7 Mức độ CBTT tài chính Tài sản Vốn hố Sở hữu Nhà nước Sở hữu tổ chức Quy mô BGĐ Trình độ chun mơn kế tốn của BGĐ
Khả năng sinh lời
Địn bẩy tài chính
Tuổi của doanh nghiệp
Cơng ty kiểm tốn H1 H2 H3 H4 H5 H6 H8 H9 H10
Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết H1: DNPTCNY có tổng giá trị tài sản càng lớn mức độ cơng bố TTTC
càng cao.
Giả thuyết H2: DNPTCNY có giá trị vốn hố càng lớn mức độ công bố TTTC càng cao. Giả thuyết H3: DNPTCNY có tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước càng lớn mức độ công bố
TTTC càng cao.
Giả thuyết H4: DNPTCNY có tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư tổ chức càng lớn
mức độ công bố TTTC càng cao.
Giả thuyết H5: Quy mô BGĐ của DNPTCNY càng lớn mức độ công bố TTTC
càng cao.
Giả thuyết H6: Tỷ lệ thành viên BGĐ của DNPTCNY có trình độ chun mơn kế
tốn càng nhiều mức độ công bố TTTC càng cao.
Giả thuyết H7: DNPTCNY có khả năng sinh lời càng cao mức độ cơng bố TTTC
càng cao.
Giả thuyết H8: DNPTCNY có địn bẩy tài chính càng cao mức độ cơng bố TTTC
càng cao.
Giả thuyết H9: Tuổi của DNPTCNY càng nhiều mức độ công bố TTTC càng cao. Giả thuyết H10: DNPTCNY được kiểm tốn bởi cơng ty kiểm tốn thuộc Big4 có
mức độ cơng bố TTTC càng cao.
Xác định các biến độc lập
Dựa trên tổng quan nghiên cứu đề tài và kết quả khảo sát chuyên gia, tác giả thực hiện chọn lọc và đề xuất cách thức đo lường các biến theo bảng 2.8.