2.3. Thực trạng công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên
2.3.2. Thực trạng về nội dung cơng bố thơng tin tài chính trên báo cáo thường
2.3.2.1. Cơng bố thơng tin tài chính bắt buộc trên báo cáo thường niên
v Thực trạng cơng bố TTTC bắt buộc trong Báo cáo tình hình hoạt động
Thực trạng cơng bố TTTC bắt buộc trong Báo cáo tình hình hoạt động trong năm của DNPTCNY được thể hiện cụ thể tại phụ lục 24a. Kết quả khảo sát cho
thấy các chỉ tiêu tài chính như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm; các chỉ tiêu về tình hình tài chính; các chỉ tiêu tài chính chủ yếu đạt mức độ CBTT tuyệt đối là 100%. Tuy nhiên, các nội dung về phân tích, đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu này so với kế hoạch hoặc so với các năm liền kề lại không được các DNPTCNY công bố một cách đầy đủ. DN công bố những nội dung này chỉ mang tính chất đối phó mà chưa có sự phân tích, đánh giá thật chi tiết, chính xác, sâu sắc tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình và thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Nhiều thơng tin về doanh nghiệp còn chưa thực hiện đầy đủ, có dấu hiệu né tránh những thơng tin khơng tích cực hay những khó khăn mà DN đang gặp phải. Cá biệt có DNPTCNY trình bày phần đánh giá nhận xét nhưng lại khơng cơng bố TTTC có liên quan đến phần nhận xét đánh giá như công ty cổ phần TMT.
Thơng tin về tình hình thực hiện các dự án lớn đạt tỷ lệ 10%, thông tin này được doanh nghiệp trình bày theo tiến độ thực hiện giải ngân thực tế cho từng dự án tuy nhiên chưa có sự đối chiếu với kế hoạch vì vậy chưa có căn cứ để đánh giá mức độ hồn thành tiến độ của dự án. Thông tin về nguyên nhân dẫn đến việc không đạt tiến độ đã công bố và cam kết của dự án đạt tỷ lệ 9,6%, trong đó các DNPTCNY thường chỉ đề cập đến nguyên nhân thuộc về khách quan như điều kiện kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án mà ít đưa ra nguyên nhân thuộc về chủ quan của DN. Thông tin về các khoản các khoản đầu tư lớn được thực hiện trong năm (bao gồm các khoản đầu tư tài chính và các khoản đầu tư dự án) đạt tỷ lệ 12,4% trong đó các DNPTCNY công bố các khoản đầu tư dự án là chủ yếu mà rất ít doanh nghiệp cơng bố các khoản đầu tư tài chính.
v Thực trạng cơng bố TTTC bắt buộc trong Báo cáo/ đánh giá của BGĐ
TTTC bắt buộc trong Báo cáo/ đánh giá của BGĐ được trình bày cụ thể tại phụ lục
24b. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ CBTT của các chỉ tiêu trong báo cáo này còn rất
thấp, trong đó mức độ cao nhất đạt được là 52,9% và thấp nhất là 2%. Thông tin đánh giá vị thế/ so sánh hoạt động của DNPTCNY so với các doanh nghiệp cùng ngành giúp
NĐT thấy được vị thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh để thấy được khả năng phát triển của DN trong lĩnh vực đó nhưng mức độ CBTT đối với nội dung này chỉ đạt 16,9%. Thông tin về đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản; tình hình nợ hiện tại/ biến động lớn về các khoản nợ đạt mức độ CBTT lần lượt là 29,4% và 22,8% nhưng thực tế khi trình bày các thơng tin này DNPTCNY đưa ra các thông tin đánh giá rất chung chung như là “khơng có sự biến động nhiều” cịn phần lớn các DNPTCNY khác thì chỉ trình bày số liệu phản ánh tài sản và nợ phải trả mà không đưa ra bất cứ nhận xét đánh giá nào cũng như khơng trình bày chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản.
Thông tin về kế hoạch phát triển trong tương lai ở các giai đoạn ngắn hạn trung hạn và dài hạn có 12% DNPTCNY cơng bố nhưng chủ yếu là công bố kế hoạch ngắn hạn trong năm tiếp theo mà ít đưa ra định hướng phát triển trong trung hạn và dài hạn. Đối với kế hoạch ngắn hạn, DNPTCNY chỉ đưa ra thông tin giới thiệu về các dự án mới sẽ triển khai hoặc tiếp tục được thực hiện…mà khơng trình bày kế hoạch bằng những con số cụ thể.
v Thực trạng công bố TTTC bắt buộc trên BCTC
Bảng 2.2: Thống kê mức độ công bố TTTC bắt buộc
Chỉ số Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
CBTT tài chính bắt buộc 68,73 89,64 84,25 3,26
Nguồn: trích từ kết quả thống kê mơ tả theo phần mềm SPSS
Thông tin công bố bắt buộc là những thông tin được quy định chi tiết và cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật vì vậy mức độ cơng bố đối với loại thơng tin này được các DN chấp hành với mức công bố là 84,25%, trong đó doanh nghiệp cơng bố thấp nhất đạt mức 68,73% và mức cao nhất là 89,64%. Công thức sử dụng để xác định mức độ CBTT được NCS trình bày trong phần mở đầu của luận án.
Bảng 2.3: Thống kê mức độ công bố TTTC bắt buộc trên sàn HSX và HNX
Chỉ tiêu HSX HNX
Trung bình 85,89 82,33
Nhỏ nhất 70,15 68,73
Lớn nhất 89,64 85,29
Kết quả thống kê cho thấy mức độ công bố TTTC bắt buộc của các DNPTCNY trên SGDCK thành phố Hồ Chí Minh cao hơn SGDCK Hà Nội. Nguyên nhân của sự khác biệt rõ ràng về mức độ CBTT của các DNPTCNY trên 2 Sở giao dịch là do điều kiện niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM chặt chẽ hơn so với Sở GDCK Hà Nội và quy mô cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cơng bố TTTC do chi phí trực tiếp mà DNPTCNY phải bỏ ra để thực hiện hoạt động CBTT là một áp lực mà các doanh nghiệp quy mơ nhỏ thường gặp. Hơn nữa, các DNPTCNY có quy mơ lớn thường có nhu cầu sử dụng vốn lớn hơn nên sẽ cần huy động nhiều vốn hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy sẽ có xu hướng CBTT nhiều hơn để thu hút nhà đầu tư.
Để đánh giá thực trạng công bố TTTC bắt buộc trên BCTC, NCS chia các DNPTCNY trong mẫu khảo sát thành 2 nhóm là (i) nhóm DNPTCNY cơng bố TTTC theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và (ii) nhóm DNPTCNY cơng bố TTTC theo hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS để thấy được thực trạng công bố TTTC và thực trạng áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế trong cơng bố TTTC của từng nhóm doanh nghiệp này làm căn cứ đề xuất giải pháp cho chương 3.
v Nhóm DNPTCNY cơng bố TTTC bắt buộc trên BCTC theo VAS
Mức độ công bố TTTC bắt buộc theo các nội dung của VAS có sự chênh lệch đáng kể, một số TTTC được công bố với tỷ lệ tuyệt đối là 100% nhưng cũng có những thơng tin khơng được bất cứ một doanh nghiệp nào công bố, số liệu thống kê cụ thể các thơng tin này được trình bày tại phụ lục phụ lục 25. Những thông tin này là các TTTC bắt buộc công bố theo yêu cầu của thông tư 210/2009/TT-BTC, hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế về trình bày BCTC và thuyết minh thơng tin đối với cơng cụ tài chính. Đây là một trong những nội dung không được ban hành chuẩn mực mà chỉ có thơng tư hướng dẫn áp dụng chuẩn mực quốc tế IAS32, thông tư này hướng dẫn áp dụng cho tất cả các đơn vị thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế tại Việt Nam có giao dịch liên quan đến cơng cụ tài chính. Nội dung của thơng tư không đưa ra hướng dẫn tương đương cho việc đánh giá và ghi nhận công cụ tài chính bao gồm cả áp dụng giá trị hợp lý, nhằm phù hợp với chuẩn mực BCTC quốc tế nên phần lớn các
DNPTCNY đều cho rằng đây là một nội dung khó vì vậy trong trường hợp có phát sinh thì cũng thường né tránh trong việc trình bày và thuyết minh các thông tin này.
Luận án thực hiện tổng hợp thống kê mức độ công bố TTTC bắt buộc theo các nội dung về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp; chính sách kế tốn; tài sản; nợ phải trả; vốn chủ sở hữu; kết quả hoạt động kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại Bảng
2.6. Mức độ công bố TTTC bắt buộc chi tiết của từng nội dung được trình bày tại phụ lục 26.
Bảng 2.4: Thống kê mức độ công bố TTTC bắt buộc theo VAS
TT Chỉ báo Mức độ CBTT
1 CBTT tài chính bắt buộc về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp 89,67%
2 CBTT tài chính bắt buộc về chính sách kế tốn 82,66%
3 CBTT tài chính bắt buộc về tài sản 73,96%
4 CBTT bắt buộc về nợ phải trả. 83,38%
5 CBTT bắt buộc về vốn chủ sở hữu. 85,52%
6 CBTT bắt buộc về kết quả hoạt động kinh doanh. 90,1%
7 CBTT bắt buộc về báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 95,3%
Nguồn: NCS tổng hợp
Theo kết quả thống kê có thể thấy thơng tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính và tuyên bố về khả năng so sánh thông tin trên BCTC là 2 loại thơng tin có mức độ cơng bố thấp nhất. Theo quy định của thông tư 155/2015/TT-BTC doanh nghiệp phải tuyên bố các thông tin trên BCTC có so sánh được hay khơng và nếu khơng so sánh được thì phải nêu rõ lý do tuy nhiên chỉ có 15% các DNPTCNY được khảo sát tuyên bố về điều này. Trong những năm gần đây, khi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó sự ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid19 đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường trong nước và quốc tế làm thay đổi quy mơ doanh nghiệp nhưng chỉ có 21% DNPTCNY cơng bố về thơng tin này là con số rất nhỏ.
Kết quả thống kê các chỉ tiêu nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và khoản tương đương tiền; nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho; nguyên tắc kế toán nợ phải trả; nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu; nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu đạt mức độ CBTT là 100% do đây là các chỉ tiêu phát sinh thường xuyên trong
các DNPTCNY. Tuy nhiên, một số các chỉ tiêu khác thường xuyên phát sinh nhưng vẫn chưa được các DN chấp hành công bố đầy đủ như nguyên tắc kế toán giá vốn hàng bán; ngun tắc kế tốn chi phí tài chính; ngun tắc kế tốn chi phí bán hàng, chi phí QLDN; nguyên tắc ghi nhận và vốn hố các khoản chi phí đi vay bởi vì khi đối chiếu số liệu trên BCĐKT và BCKQHDKD của doanh nghiệp có phát sinh các khoản mục này nhưng trong thuyết minh BCTC lại không đề cập.
Mức độ công bố TTTC bắt buộc về tài sản đạt 73,96% trong đó thấp nhất là các thơng tin tóm tắt tình hình hoạt động của cơng ty con, cơng ty liên doanh, liên kết trong kỳ và giao dịch trọng yếu giữa doanh nghiệp với các công ty con, công ty liên doanh, liên kết trong kỳ. Thông tin về giá trị hợp lý của các khoản đầu tư tài chính dài hạn và giá trị hợp lý của BĐS đầu tư tại thời điểm kết thúc niên độ đạt mức độ CBTT tương ứng là 15,21% và 10,6% tuy nhiên nội dung cơng bố hầu hết chỉ giải trình lý do khơng xác định được giá trị hợp lý như là “chưa đủ thông tin cần thiết để đánh giá giá trị hợp lý” hay là
“đang tìm kiếm cơng ty định giá để xác định giá trị hợp lý của bất động sản đầu tư”
hoặc “do chưa có hướng dẫn cụ thể, hơn nữa thị trường hoạt động để xác định giá trị
hợp lý chưa phát triển nên thiếu căn cứ xác định”….
Thơng tin về trích lập dự phịng đã được quy định và hướng dẫn cụ thể về chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của BTC, sửa đổi bổ sung vào năm 2013. Thông tư mới nhất được ban han hành ngày 8/8/2019 hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phịng giảm giá HTK, tổn thất các khoản đầu tư, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm hàng hố, dịch vụ, cơng trình xây dựng tại doanh nghiệp nhưng thực tế mức độ CBTT đối với nội dung này vẫn chưa được DNPTCNY trình bày đầy đủ, thơng tin chi tiết dự phòng HTK chỉ đạt 18,98%. Qua khảo sát cho thấy DNPTCNY có trình bày chỉ tiêu dự phịng giảm giá HTK trên BCĐKT nhưng trong thuyết minh BCTC lại khơng trình bày chi tiết hoặc chỉ trình bày lại chỉ tiêu tổng hợp như đã trình bày trên BCĐKT. Theo ý kiến của một chuyên gia trong lĩnh vực kiểm tốn, một số doanh nghiệp sử dụng khoản trích lập dự phịng nhằm mục đích điều chỉnh lợi nhuận trong kỳ như trên BCTC hợp nhất năm 2019 của một công ty con của Petrolimex đã bị CTKT KPMG lưu ý về việc trích lập dự phịng
giảm giá hàng tồn kho 135 tỷ đồng nên đã làm cho giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ cùng lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp này giảm tương ứng từ đó ảnh hưởng giảm đến số thuế TNDN phải nộp làm ảnh hưởng đến việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính như ROA, ROE, chỉ số EPS là rất trọng yếu.
Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, khoản phải thu khách hàng phát sinh thường xuyên và chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu. Để quản lý tốt khoản mục này các doanh nghiệp thường theo dõi theo từng đối tượng, đặc biệt là đối với các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn vì nếu khơng kiểm sốt tốt sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi, ảnh hưởng đến dịng tiền của doanh nghiệp. Việc cơng bố cụ thể các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn sẽ giúp cho người sử dụng thông tin biết được khách hàng lớn của DNPTCNY là những ai và nếu đó là khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính thì đó sẽ là thơng tin quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hồi nợ của DNPTCNY. Theo phản hồi của một số DNPTCNY, nguyên nhân hạn chế CBTT chi tiết khoản phải thu khách hàng chiếm 10% trở lên trên tổng doanh thu của khách là do doanh nghiệp không muốn tiết lộ thông tin khách hàng lớn của doanh nghiệp vì lý do cạnh tranh.
Thông tin cơng bố về nợ phải trả được trình bày tương đối đầy đủ, trong đó các chỉ tiêu tổng hợp được trình bày với tỷ lệ cao cho đến tuyệt đối tuy nhiên vẫn còn một số nội dung được cơng bố ở mức thấp thậm chí khơng có DNPTCNY nào cơng bố như thơng tin nợ phải trả theo bộ phận mặc dù yêu cầu này đã được quy định trong chuẩn mực VAS 28. Các khoản phải trả người bán chiếm từ 10% trở lên trên tổng các khoản phải trả người bán được trình bày với mức độ 5,15%. Các khoản nợ vay tài chính chủ yếu được các DNPTCNY trình bày chi tiết theo khoản vay ngắn hạn hay dài hạn mà không được chi tiết theo thời gian vay như yêu cầu trong thông tư 200/TT-BTC. Thông tin tổng hợp về tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hỗn lại phải trả được các doanh nghiệp trình bày trên BCĐKT tương đối đầy đủ nếu có phát sinh tuy nhiên thơng tin chi tiết về những khoản này thì chỉ có 1% doanh nghiệp trình bày.
Thông tin bắt buộc về vốn chủ sở hữu được các DNPTCNY công bố với mức độ 85,52% tuy nhiên thông tin về các khoản mục ngồi bảng cân đối kế tốn và thu nhập và chi phí, lãi lỗ được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu theo quy định của các chuẩn
mực kế tốn cụ thể được trình bày với mức thấp, tương ứng lần lượt với kết quả 1,25% và 6,27%.
Trong nhóm thơng tin bắt buộc về kết quả hoạt động kinh doanh, thông tin về doanh thu và thu nhập là các TTTC quan trọng phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, phần lớn các nhà đầu tư khi đọc BCTC của doanh nghiệp đều tìm kiếm các thơng tin này