Hệ thống máy PinAAcle 900T – Perkin Elmer

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CHIẾT ĐIỂM MÙ ĐỂ PHÂN TÍCH MỘT SỐ DẠNG CROM TRONG THỰC PHẨM (Trang 49 - 55)

Elmer 2.5.2. Lấy mẫu và xử lý mẫu

Quy trình lấy mẫu tuân theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6400 – 2010 (ISO 707:2008) [50]. Các mẫu sữa hiện đang được lưu thông trên thị trường, được lấy tại các siêu thị và các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn Hà Nội từ ngày 03-11/03/2019. Khối lượng mẫu tối thiểu phải lấy là 100 g, được bảo quản nơi thoáng mát khô ráo, trong điều kiện nhiệt độ môi trường.

Quy trình xác định Crom tổng được thực hiện theo sơ đồ:[46]

Mẫu phân tích (a g )

5 ml HNO3 45%, 2 ml H2SO4 98%, 5 ml MgCl2 5%, Trộn đều

Đem tro hóa

400 – 450°C trong 3h sau đó ở 550°C cho đến khi tro hóa Hòa tan tro

18 ml HCl 1:1, 1,0 ml HNO3 65%, Đun đuổi axit đến còn muối ẩm

Định mức 25 ml bằng HCl DD xác định Cr CPE Hàm lượng Cr

Quy trình xác định hàm lượng Cr(VI) trong mẫu sữa bột

Quy trình xác định hàm lượng Cr(VI) được thực hiện theo phương pháp METHOD 3060A – Alkaline digestion for hexanvalent chromium.[51]

Mẫu phân tích 50ml dd (Na2CO3 0,28M/ NaOH 0,5M) 400 mg MgCl2 0,5 ml dd Đệm Photphat 0,1M Khuấy đều 5 phút Đun nóng 90 – 95°C (Ít nhất 60 phút)

Ly tâm 10 – 15 phút, lọc lấy dung dịch Thu lấy dung dịch

Khử bằng HNO3 CPE

DD phân tích Cr(VI) Hàm lượng Cr(VI) FAAS

2.5.3. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp

Giới hạn phát hiện (LOD) là nồng độ nhỏ nhất của chất phân tích mà hệ thống phân tích có thể cho tín hiệu phân tích khác có nghĩa so với tín hiệu của mẫu trắng (tín hiệu đường nền).

Giới hạn định lượng (LOQ) là nồng độ thấp nhất của chất phân tích mà hệ thống phân tích định lượng được với tín hiệu phân tích có ý nghĩa định lượng so với tín hiệu của mẫu trắng (tín hiệu đường nền), có độ chính xác và độ đúng chấp nhận được trong quá trình tiến hành thí nghiệm.

Trong nghiên cứu này, LOD và LOQ được xác định bằng cách đo lặp lại 10 lần trên một mẫu thử. Tính độ lệch chuẩn (SD), giá trị trung bình, giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng theo công thức: [43, 52, 53]

n xi X 1 n xi X2 SD  n1 LOD = 3SD LOQ = 10SD Trong đó:

X = giá trị trung bình của các lần đo xi = nồng độ của mẫu thử thứ i n = số mẫu đo

SD = độ lệch chuẩn của các mẫu đo

Đánh giá LOD đã tính được dựa vào tính hệ số: HR LODX

- Nếu 4 < HR < 10 thì nồng độ dung dịch thử là phù hợp và kết quả LOD tính được là đáng tin cậy.

- Nếu HR < 4 thì phải dùng dung dịch thử đậm đặc hơn, hoặc thêm một ít chất chuẩn vào dung dịch thử đã dùng, làm lại thí nghiệm và tính lại HR.

- Nếu HR > 10 thì phải dùng dung dịch thử loãng hơn, hoặc pha loãng dung dịch thử đã dùng, làm lại thí nghiệm và tính lại HR.

2.5.4. Độ lặp lại của phương pháp

Độ lặp lại (độ chụm) của phương pháp là giá trị đặc trưng cho mức độ gần nhau của các giá trị riêng lẻ xi khi được tiến hành phân tích trong cùng điều kiện tiến hành (trên các mẫu giống hệt nhau, cùng một phương pháp phân tích, cùng một người phân tích, trong cùng một phòng thí nghiệm...) trong khoảng thời gian ngắn.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định độ lặp lại bằng cách đo lặp lại 8 lần trên một mẫu để xác định giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên (%RSD). % = Trong đó: %RSD: hệ số biến thiên × X

SD: độ lệch chuẩn của các lần đo X : giá trị trung bình của các lần đo

2.5.5. Độ thu hồi của phương pháp

Độ thu hồi (độ đúng) là đại lượng đặc trưng cho mức độ gần nhau giữa các giá trị trung bình của dãy số lớn của các kết quả thí nghiệm và các giá trị quy chiếu được chấp nhận. Do đó độ đúng của phương pháp thường được đánh giá qua sai số tương đối hay bằng phương pháp xác định độ thu hồi.

Xác định độ thu hồi của phương pháp được tiến hành trên mẫu thực nghiệm là mẫu sữa bột công thức dành cho trẻ em, bằng cách cho thêm vào các mẫu thực một lượng Cr(VI) đã biết trước nồng độ, sau đó tiến hành phân tích

theo quy trình đã xây dựng. Khi đó độ thu hồi của phương pháp được tính theo công thức: (%) = + ẫ − ẫ × Trong đó: H: Độ thu hồi (%)

CS+mẫu: Lượng Cr chuẩn thêm vào và mẫu thực đo được (theo đường

chuẩn).

Cmẫu: Lượng Cr trong mẫu thực đo được. CSo: Lượng Cr chuẩn thêm vào

Để đảm bảo độ đúng của phương pháp thì cần phải so sánh kết quả của phương pháp nghiên cứu với kết quả một phương pháp được lựa chọn làm phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh được chọn là phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa F-AAS (hệ thống máy PinAAcle 900T – Perkin Elmer).

2.5.6. Tính toán kết quả

Hàm lượng Crom trong mẫu được xác định bằng phương pháp đường chuẩn và được tính toán theo công thức:

= . .

Trong đó:

X: hàm lượng Crom trong mẫu (µg/g) m: lượng mẫu (gam)

V: thể tích sau khi hòa cặn trước khi phân tích (mL) k: hệ số pha loãng (nếu có)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. CÁC ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU CỦA CHIẾT ĐIỂM MÙ

3.1.1. Ảnh hưởng của loại axit tới quá trình tạo phức

Nhằm tìm được loại axit làm môi trường phù hợp nhất cho phản ứng tạo phức giữa Cr(VI) với 1,5-diphenylcarbazide chúng tôi tiến hành khảo sát với các axit phổ biến như: axit clohidric HCl, axit sunfuric H2SO4, axit nitric HNO3 và axit photphoric H3PO4. Nồng độ của các axit sử dụng là loại 0,1M. Quá trình khảo sát được thực hiện với dung dịch chuẩn Cr6+ 5,0 ppm. Quy trình thực hiện như sau:

+ Lấy 1,0 ml dung dịch chuẩn Cr6+ 5,0 ppm

+ Điều chỉnh pH của dung dịch bằng dung dịch các axit đến pH=2 + Thêm 0,2 ml dung dịch 1,5-diphenylcarbazide 0,1%

+ Thêm 0,5 ml Triton X-100 4% + Thêm 1,0 ml NaCl 5,0%

+ Định mức 10 ml và đun cách thủy ở 90°C trong 110 phút

+ Sau đó, lấy ra ly tâm 15 phút với tốc độ ly tâm 3500 vòng/phút, làm lạnh 15 phút

+ Tách lấy phần nhớt sau đó hòa tan bằng dung dịch axit HNO3 0,1M - Metanol và định mức thành 10 ml.

Xác định nồng độ Cr theo phương pháp F-AAS. Dựa trên nồng độ vừa đo được để tính hiệu suất chiết của phương pháp. Kết quả được thể hiện trong

Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của loại axit tới CPE

Axit H2SO4 HNO3 HCl H3PO4

86 84 (% ) 82 su ất 80 Hi ệu 78 76 74 72

H2SO4 HNO3 HCl H3PO4

Axit

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CHIẾT ĐIỂM MÙ ĐỂ PHÂN TÍCH MỘT SỐ DẠNG CROM TRONG THỰC PHẨM (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w