Tần suất sử dụng các chất hoạt động bề mặt

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CHIẾT ĐIỂM MÙ ĐỂ PHÂN TÍCH MỘT SỐ DẠNG CROM TRONG THỰC PHẨM (Trang 32 - 34)

1.3.4.3. Đặc điểm của chiết điểm mù

Chiết điểm mù có các đặc điểm: [35, 36]

+ Khả năng làm giàu chất phân tích cao, hiệu suất thu hồi cao nhờ thu chất phân tích vào lượng thể tích chất hoạt động bề mặt nhỏ (từ 0,2 – 0,4 ml).

+ Khả năng tách pha phụ thuộc vào bản chất chất cần phân tích ở điều kiện nghiên cứu. Yếu tố làm giàu có thể thay đổi bằng cách thay đổi lượng chất hoạt động bề mặt tức thay đổi thể tích pha làm giàu. Điều này cho phép phác họa sơ đồ phân tích với các yếu tố tách phù hợp, lượng chất phân tích cần xác định, thể tích mẫu và kỹ thuật sử dụng.

+ Dung môi sử dụng ít độc hại, dễ phân hủy, thân thiện với môi trường, sử dụng hệ chiết lỏng-lỏng.

+ Chất hoạt động bề mặt sử dụng không độc, lượng hóa chất cần sử dụng ít, giá thành rẻ.

+ Pha làm giàu chất hoạt động bề mặt thích hợp cho kỹ thuật phân tích dòng chảy và điện di mao quản.

+ Nhiệt độ điểm mù thấp của chất hoạt động bề mặt làm cho việc tách các chất phân hủy ở nhiệt độ cao (như các mẫu sinh học và môi trường) được dễ dàng.

+ Quá trình tách và làm giàu đơn giản, dễ thực hiện.

+ Hiện tượng tách pha thuận nghịch cho nên cho phép thu nhận một hay hai pha một cách nhanh chóng bằng cách thay đổi nhiệt độ.

Các tác nhân sử dụng để tạo phức với kim loại

Trong chiết điểm mù, sự chọn lọc của tác nhân tạo phức là bước quyết định một phần hiệu quả chiết. Nhiều loại phối tử hữu cơ thường sử dụng trong chiết điểm mù như: thuốc thử azo, dithiocarbamates (gồm có APDC, DDTC...), dithizone và dẫn xuất, 8-hydroxyquinoline và dẫn xuất (8-HQ), ammonium O, Odiethyldithiophosphate (DDTP), pyridylazo (như 5-Br- PADAP và PAN...), 1,5 diphenylcacbazit... Tần suất sử dụng các tác nhân tạo phức được thể hiện trong Hình 1.3.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CHIẾT ĐIỂM MÙ ĐỂ PHÂN TÍCH MỘT SỐ DẠNG CROM TRONG THỰC PHẨM (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w