Cơ cấu lao động dự trữ Cần Thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hạ TẦNG kỹ THUẬT PHỤC vụ GIẢM NGHÈO bền VỮNG tại TP cần THƠ (Trang 49 - 66)

87240 90000 80000 71419 70000 60000 50000 24713 40000 20052 10275 30000 20000

Nộitrợ Họcsinh Mất sức lao Thất nghiệp Khôngcó

động nhucầu

Thu nhập và cơ cấu thu nhập

Nghề làm thuê/ không ổn định chiếm tỷ lệ cao trong số các nghề nghiệp được lựa chọn trong khu LIAs (chiếm 29,6%). Công việc này thường đem lại thu nhập theo mùa vụ/không thường xuyên cho người lao động, công việc bấp bênh, thậm chí có những đợt hàng tháng không có việc làm. Đây cũng là một trong những

đình tỷ lệ người lao động có việc làm ổn định cũng sẽ quyết định được thu nhập của gia đình họ. Những gia đình có số người lao động nhiều và ổn định sẽ đem lại cho họ có cuộc sống cao hơn và con cái họ được chăm lo tốt hơn.

Nói chung, nghề nghiệp của các chủ hộ cũng như các lao động trong gia đình tại các khu vực LIAs là khá bấp bênh, không ổn định, mang tính mùa vụ, mức thu nhập không cao và tùy thuộc vào thời tiết. Do đó, nâng cao nhận thức đối với cộng đồng về trách nhiệm đối với gia đình và xã hội, việc xúc tiến mở các lớp đào tạo và học nghề cho người lao động để có nguồn lực lao động tiềm năng, chuẩn bị cho sự phát triển của Thành phố trong thời gian tới là điều cần làm và thực hiện ngay. Đây là trách nhiệm không chỉ của người lao động mà còn là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo địa phương và các cơ quan hữu quan.

Thu nhập

Thu nhập của hộ gia đình là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá mức sống của mỗi hộ gia đình. Tuy nhiên thông tin này thường rất khó thu thập vì do tâm lý người Việt thường không muốn công khai thu nhập. Để có được thông tin chính xác điều tra viên đã kết hợp giữa quan sát và phỏng vấn chi tiết về các nguồn thu và tổng thu của từng hộ.

Bảng 2.5. Thu nhập bình quân đầu người

Đơn vị tính: Thu nhập bình quân Nghìn đồng - Unit: Thous. dongs 2010 2012 2013 2014 Sơ bộ 2015 TỔNG SỐ - TOTAL 1,540.44 2,355.30 2,433.00 2,865.00 2,843.00 Phân theo thành thị, nông thôn By residence Thành thị - Urban 1,636.74 2,606.33 2,716.00 3,191.00 3,150.00

Tiền lương, tiền công -

Salary & wage 642.32 958.77 … 1,082.99 … Nông, lâm nghiệp và

thủy sản - 282.22 400.67 … 359.79 …

Agriculture, forestry & fishing

Phi nông, lâm nghiệp

và thủy sản - 436.23 628.45 … 1,000.96 …

Non-agriculture, forestry & fishing

Thu từ nguồn khác -

Others 179.68 370.40 … 340.95 …

Phân theo nhóm thu nhập - By income quintile Nhóm 1 - Quintile 1 603.85 828.91 … 1,001.00 1,070.00 Nhóm 2 - Quintile 2 916.36 1,313.32 … 1,683.00 1,729.00 Nhóm 3 - Quintile 3 1,228.45 1,802.27 … 2,247.00 2,272.00 Nhóm 4 - Quintile 4 1,632.30 2,508.54 … 3,045.00 3,049.00 Nhóm 5 - Quintile 5 3,440.80 5,313.47 … 7,167.00 6,754.00 6.41 7.16 6.31

Chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhấtvới nhóm thu nhập thấp nhất - Lần

Thành thị - Urban ... 6.51 ... 7.07 6.72

Nông thôn - Rural … 5.26 … 5.47 4.68

Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Cần Thơ – 2015

Thu nhập bình quân đầu người của nhóm hộ nghèo trong khu vực LIA của dự án trong cỡ mẫu điều tra là 463.568 VNĐ/người /tháng thấp hơn so với chuẩn nghèo đô thị giai đoạn 2011 -2015 của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (500.000VNĐ/người/tháng). Như vậy ta thấy có sự khác biệt khi so sánh thu nhập bình quân đầu người phân theo khu vực dự án và phân theo nhóm hộ. Thu nhập bình quân đầu người của khu LIA là 886.503 VNĐ/người/tháng cao hơn khá nhiều so với thu nhâp trung bình cuả nhóm hộ nghèo (436.568 VNĐ/người/tháng). Lý giải cho điều

này là do trong khu thu nhập thấp vẫn có những hộ khá, giàu sống xen kẽ nên tính bình quân sẽ cao hơn.

Chi tiêu cho học tập

Việc học tập của con cái là một trong những khoản chi phí của các gia đình có trẻ em trong độ tuổi đến trường và các gia đình có con em chưa ổn định công việc, vẫn phải học bổ túc, học nghề hoặc rèn luyện ở các lĩnh vực bổ sung, hỗ trợ cho công việc sau này. Chi phí cho học tập được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.6.Chi phí cho việc học tập hàng tháng của các hộ gia đình

Chi tiêu hộ gia đình

Chi cho học tập (triệu đồng)

Tổng

< 0,5 0,5-1 1 - 3 > 3

LIAs

Số phiếu 112 46 16 1 175

% - LIAs 64,0 26,3 9,1 0,6 100,0

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội Thành phố Cần Thơ – 2012 ) Nhìn chung chi phí

dành cho học tập của các hộ dân trong khu LIAs vẫn ở mức thấp (chiếm64%). Điều này phản ánh các hộ dân trong khu LIAs vẫn chưa quan tâm hoặc không đủ điều kiện để quan tâm cho việc đầu tư cho tương lai của con em mình. Rất cần những biện pháp để cải thiện điều kiện thu nhập cho các hộ dân trong khu LIA nhằm tạo ra những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em trong tương lai.

Chi tiêu cho việc khám chữa bệnh

Việc khám chữa bệnh là một trong những hoạt động quan trọng, cần thiết đối với mỗi cá nhân và gia đình trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình cũng như cộng đồng. Kết quả khảo sát về chi phí cho việc khám chữa bệnh được thể hiện như sau:

Như vậy, theo tập quán cũng như quan niệm của người dân ở đây, chi cho việc khám chữa bệnh là cần thiết khi bị bệnh hoặc không thể để bệnh tự khỏi. Do

hộ hàng tháng là 327.000 đồng, 249.000 đồng và 764.000 đồng và tính chung cho cả khu vực dự án, mức chi phí cho khám chữa bệnh là 362.000 đồng/hộ/tháng. Việc

khám/chữa bệnh là cần thiết và đảm bảo sức khỏe cũng như tâm lý của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, việc tuyên truyền, giáo dục cộng đồng tự biết phòng bệnh hơn chữa bệnh là điều cần thiết.

Chi tiêu cho điện, nước sinh hoạt và phí môi trường

Trong thời điểm hiện tại, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt, nước sạch và vệ sinh môi trường là thiết yếu. Do vậy, việc chi trả cho lượng điện tiêu thụ, nước sạch và các chi phí về vệ sinh môi trường là những khoản chi bắt buộc ở các hộ gia đình. Với thời giá như hiện nay, hầu hết các hộ phải thắt chặt chi tiêu và tiết kiệm nhất có thể. Việc đánh giá mức chi trả này và mong muốn của người dân để có kế hoạch đầu tư trong thời gian tới.

Kết quả khảo sát về chi phí cho điện, nước sinh hoạt và phí môi trường như sau: Đối với các khu LIAs, mức chi trả cho chi phí điện, nước và vệ sinh môi trường ở mức dưới 500.000 đồng/hộ/tháng chiếm chủ yếu. Mức chi trả từ 0,5 – 1 triệu đồng/hộ/tháng chiếm tỷ lệ không cao, tương ứng là 12,6% ở LIAs. Mức chi trả trên 1 triệu đồng/hộ/tháng chiếm tỷ lệ nhỏ.

Khi đó, tính trung bình chung cho các khu LIAs mức chi trả cho điện, nước và vệ sinh môi trường mỗi hộ hàng tháng tương ứng là 363.000 đồng. Mức chi tiêu cho điện, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường đối với khu đô thị là ở mức trung bình nhưng đối với những hộ thu nhập thấp như trong các LIAs thì đây lại là một số tiền không nhỏ và buộc họ phải tiết kiệm khi sử dụng các dịch vụ này. Trong đợt khảo sát, một số hộ có đề xuất là được nhận hỗ trợ, miễn tiền từ các cấp chính quyền địa phương hoặc cho họ đóng góp công thay vì trả tiền đối với nguồn chi này.

Chi tiêu cho đi lại

Đi lại bằng các phương tiện như xe đạp, xe máy, ô tô, các phương tiện công cộng, đi bộ… là một trong những phương thức mà người dân ở đây sử dụng trong các hoạt động di chuyển hàng ngày của mình. Trừ hình thức đi bộ, đi nhờ… thì việc họ phải trả một khoản chi phí cho sử dụng các loại hình di chuyển đó. Chi phí này được ghi nhận qua cuộc khảo sát như sau:

Mức chi cho đi lại chủ yếu là từ 0,1 – 0,5 triệu đồng/hộ/tháng, chiếm 64,4%. Mức dưới 0,1 và 0,5 – 1 triệu/hộ/tháng chiếm 14,2% và 15,9%. Mức trên 1 triệu/hộ/tháng chiếm tỷ lệ thấp 5,6%.

Mức sống của các hộ gia đình:

Tài sản: Giá trị các loại tài sản trong mỗi gia đình phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế của họ.

Đối với các tài sản là các vật dụng thiết yếu và các loại tài sản có giá trị không cao thường gặp ở các hộ gia đình có mức sống trung bình, ngược lại các hộ gia đình thuộc nhóm khá giả và giàu thường sử dụng các loại tài sản có giá trị.Có thể thấy ti vi màu là phương tiện thông tin đại chúng mang tính phổ biến, chính vì vậy có tới 96,7% số hộ sở hữu; xe máy 94,4%; tủ lạnh 76,1%; ô tô 2,4%. Tình trạng sở hữu đồ dùng của các hộ gia đình tại TP Cần Thơ được thể hiện chi tiết trong bảng dưới đây:

Bảng 2.7: Tỷ lệ hộ có đồ dùng phục vụ sinh hoạt lâu bền

Đơn vị tính - Unit: %

2006 2008 2010 2012 2014

TỔNG SỐ - TOTAL 99.8 99.61 100 100 100

Phân theo thành thị, nông thôn

By residence

Thành thị - Urban 99.58 99.58 100 100 99.76

Nông thôn - Rural 100 99.63 100 100 100

Phân theo loại đồ dùng

By type of goods

Ô tô - Car 0.2 0.39 0.89 1.16 1.57

Xe máy - Motobike 50.39 63.33 72.5 82.61 82.95

Máy điện thoại - Telephone 37.84 62.75 104.04 89.57 91.92

Tủ lạnh - Refrigerator 24.71 31.18 37.03 50.43 53.61

Đầu video - Video 43.33 54.71 62.75 68.99 66.16

Ti vi màu - Colour Tivi 76.08 86.86 83.71 93.33 92.89

Dàn nghe nhạc các loại - Stereo equipment 21.96 18.43 13.24 19.57 15.53

Máy vi tính - Computer 7.45 9.22 15.24 20.87 20.72

Máy điều hòa nhiệt độ - Aircodinioner 3.73 4.71 7.69 11.3 11.47

Máy giặt, máy sấy quần áo

Washing, drying machine 8.04 10.59 15.44 22.32 21.16

Bình tắm nước nóng - Water heater 4.12 4.12 8.21 9.42 9.74

Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các hộ khá và giàu, có nhu cầu sử dụng các loại vật dụng và thiết bị đắt tiền, sang trọng. Đây là những gia đình buôn bán, kinh doanh dịch vụ, và một số ít là các cán bộ công chức nhà nước. Đối với các vật dụng khác, ít có giá trị kinh tế hơn như: quạt điện, đài, tivi và đầu video không có sự chênh lệch lớn giữa các nhóm hộ chỉ có sự khác biệt về giá trị của các loại tài sản này giữa các nhóm hộ có mức sống khác nhau.

Nhà ở:

Trong các hộ gia đình là một phần phản ánh tình hình kinh tế của hộ gia đình đó khá giả, trung bình hay nghèo. Trong khảo sát 3425 hộ cho thấy, xu hướng chung nhà của các hộ gia đình tại một số quận tại TP là “ nhà bán kiên cố” chiếm 58%. Tiếp đến 36,7% hộ gia đình có nhà kiên cố. Trong khảo sát tỷ lệ (4,5%) có 153 hộ gia đình hiện đang ở trong các căn nhà “tạm”. Số hộ ở nhà 2 tầng và trên 2 tầng chiếm tỷ lệ khiêm tốn 3,4%. Cụ thể như sau:

Bảng 2.8. Nhà ở của gia đình

Nội dung Quận/huyện Tổng

BìnhThủy NinhKiều CáiRăng

Kiên cố Số lượng 175 961 121 1257 Tỷ lệ (%) 29.7% 46.8% 15.5% 36.7% Bán kiên cố Số lượng 370 1002 615 1987 Tỷ lệ (%) 62.8% 48.8% 78.6% 58.0% Số lượng 31 80 42 153 Nhà tạm/lều/lán Tỷ lệ (%) 5.3% 3.9% 5.4% 4.5% Số lượng 13 11 4 28

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Khi khảo sát tại các khu vực LIA của các quận trong dự án, chất lượng nhà ở trong các khu LIA của TP Cần Thơ như sau:

Bảng 2.9: Loại nhà trước khi có dự án (%)

Tiểu dự án Kiên cố Bán kiên cố Nhà tạm Tổng cộng

Cần Thơ 89.7 10.3 100

Số liệu khảo sát của dự án năm 2012

Qui mô hộ gia đình: Theo kết quả từ khảo sát 3425 hộ gia đình với 14830 nhân

khẩu, trung bình số nhân khẩu/hộ khoảng 4,3 người. Kết quả khảo sát cho thấy, quy mô hộ gia đình tại địa bàn dự án ở mức trung bình, trong đó số hộ có quy mô từ 3 – 4 người chiếm tỷ lệ cao nhất với 50,9%; số hộ từ 1 đến 2 người chiếm tỷ lệ 13,4% đây được coi là số hộ ít người/neo đơn dễ bị tổn thương chủ yếu là người già. Số hộ gia đình có 5 người trở lên chiếm khoảng 35,7%. Quy mô các hộ gia đình trong diện khảo sát được phân bố cụ thể như sau:

Hộ có quy mô nhân khẩu lớn nhất trong khu vực dự án là 12 người, đây là những hộ gia đình đông con hoặc có 2 - 3 thế hệ cùng sống chung dưới một mái nhà.

Số hộ sống trong cùng một ngôi nhà: Kết quả khảo sát của vài quận cho thấy, xu hướng gia đình hạt nhân, 1 thế hệ sống chủ yếu trong cùng một ngôi nhà chiếm tới 95,1%. Quận Bình Thủy có tỷ lệ cao nhất là 97,1%. Tỷ lệ 2 hộ gia đình sống trong cùng 1 nóc nhà chỉ chiếm 4% ( 137 hộ). Trong 1 nóc nhà có quy mô hộ lớn nhất trong khu vực dự án là 7 hộ ( 1 hộ ). Cụ thể số hộ sống chung trong một ngôi nhà tại các quận như sau:

Bảng 2. 10 . Số hộ sống chung cùng một nóc nhà

Số hộ Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

1 Số lượng 572 1939 746 3257 Tỷ lệ (%) 97.1 94.4 95.4 95.1 2 Số lượng 16 92 29 137 Tỷ lệ (%) 2.7 4.5 3.7 4.0 Số lượng 15 20 3 0 5 Tỷ lệ (%) 0.0 0.7 0.6 0.6 Số lượng 4 5 4 1 0 Tỷ lệ (%) 0.2 0.2 0.0 0.1 Số lượng 4 4 5 0 0 Tỷ lệ (%) 0.0 0.2 0.0 0.1 Số lượng 2 4 6 0 2 Tỷ lệ (%) 0.0 0.1 0.3 0.1 7 Số lượng 0 1 0 1 Tỷ lệ (%) 0.0 0.0 0.0 0.0 Tổng Số lượng 589 2054 782 3414 Tỷ lệ (%) 100 100 100 100

Hệ thống hạ tầng cấp 3 thuộc các khu vực thu nhập thấp hiện đang thiếu hoặc hư hỏng nặng. Các vấn đề nổi cộm nhất cần phải giải quyết về hạ tầng trong các khu LIA bao gồm:

- Giao thông: Các hẻm trong 31 khu vực LIA hầu hết đều là đường đất hoặc

đường có lớp mặt phủ nhưng đã xuống cấp. Tại quận Ô Môn thì tỉ lệ hẻm đất chiếm đa số (từ 70-100% các con hẻm trong khu LIA), 3 quận còn lại có ít hẻm đất hơn

tuy nhiên do mật độ dân cư đông nên phần lớn các hẻm có bề rộng nhỏ hơn 2,5 m và bề mặt đã bị hư hỏng (chiếm từ 60-100% các con hẻm trong khu LIA). Nguyên nhân chủ yếu là do: thiếu sự đầu tư của địa phương, các hộ dân có thu nhập thấp nên không có đủ điều kiện để cải tạo...

- Cấp nước: Các hộ chưa được sử dụng nước sạch tập trung tại các quận ở xa

nhưquận Ô Môn (tỉ lệ các hộ chưa có đồng hồ nước từ 30-100%). Đặc biệt tại khu LIA 1 và LIA 4 do chưa có đường ống cấp nước của nhà máy nên các hộ dân tại đây phần lớn chưa được sử dụng nước sạch (90-100% các hộ chưa có đồng hồ nước).

- Thoát nước: Tình trạng ngập úng, xả nước thải ra môi trường xung quanh đang

diễn ra thường xuyên tại các khu LIA. Nguyên nhân chủ yếu là do các tuyến hẻm có cao độ thấp, chưa được đầu tư hệ thống cống thoát nước và thu gom nước thải (100% các tuyến hẻm chưa có cống thoát nước). Việc nâng cấp, cải tạo các khu vực LIA sẽ tập trung phần lớn vào công tác chống ngập úng và đầu tư cống thoát nước cho các tuyến hẻm.

- Hệ thống đèn chiếu sáng: Phần lớn các tuyến hẻm trong 31 khu LIA chưa có hệ

thống chiếu sáng công cộng (chiếm khoảng 80% các tuyến hẻm). Các tuyến hẻm còn lại đã được đầu tư bòng đèn chiếu sáng do nguồn vốn của người dân tự đóng góp. Tuy nhiên, hầu hết hệ thống bóng đèn đều đã hỏng hoặc không đủ tiêu chuẩn để chiếu sáng.

- Thu gom rác thải và vệ sinh môi trường: Tỉ lệ các hộ chưa được thu gom rác tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hạ TẦNG kỹ THUẬT PHỤC vụ GIẢM NGHÈO bền VỮNG tại TP cần THƠ (Trang 49 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)