Hộ gia đình được đấu nối với hệ thốngthoát nước thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hạ TẦNG kỹ THUẬT PHỤC vụ GIẢM NGHÈO bền VỮNG tại TP cần THƠ (Trang 66 - 69)

(Số liệu Trước lấy từ 2012, số liệu Sau lấy từ kết quả khảo sát tháng 11/2018)

- Hệ thống thoát nước thải của hộ gia đình và thoát nước mưa trong khu dân cư

được đấu nối ra hệ thống thoát nước chung của thành phố, tăng từ 15,2% lên

95,9%. Trước khi chưa xây dựng hạ tầng, trong thành phố nhiều hẻm không có hệthống thoát nước, nước thải tự chảy thẳng vào kênh rạch hoặc tràn ra ngõ/hẻm gây ngập úng thường xuyên, làm ô nhiễm môi trường sống rất nghiêm trọng. Do hệ thống thoát nước không hoàn chỉnh hoặc do dân tự xây dựng nên ở nhiều khu dân cư, nước thải tràn cả vào nhà, có những khu vực nước sinh hoạt chủ yếulà tự thấm hoặc đổ thẳng ra đường, kênh. Vì thế, tình trạng thoát nước kém, hẻm ngập vào mùa mưa và tình trạng vệ sinh trở nên rất tồi tệ. Sau khi nâng cấp hệ thống thoát nước trong khu dân cư và kết nối hạ tầng kỹ thuật với các hạ tầng khác, tình trạng thoát nước thải và nước mưa đã được cải thiện hơn trước rõ rệt. Nhờ đó, tỷ lệ kết nối với hệ thống thoát nước công cộng đã tăng mạnh, từ 15,2% lên 95,9%. Có 97,9% hộ được khảo sát cho rằng các vấn đề ngập lụt đã được cải thiện. Thời gian ngập trung bình đã giảm khoảng 85% so với trước khi có sự can thiệp của phát triển hạ tầng.

- Các hoạt động đầu tư cho kênh, hệ thống thoát nước đã cải thiện tình trạng ngập lụt ở thành phố.Tính đến năm 2018, đã có 480,8 km cống, 248,9km đường và cống thuộc hạ tầng cấp 1 và

nước mưagiữa cơ sở hạ tầng cấp 1, 2 và 3 đã cải thiện rõ rệt. Và chính những can thiệp đó của việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đã góp phần làm giảm ngập lụt này.

- Thành phố cũng được cải thiện cống thoát nước, khả năng đấu nối thoát

nước của hộ gia đình với bể tự hoại và/hoặc cống thoát nước. Trước khi thực hiện

phát triển, dọc theo các kênh thoát nước là nơi chứa nhiều mầm bệnh liên quan đến nguồn nước và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng không đầy đủ, đường quá tải, hệ thống thoát nước xuống cấp nghiêm trọng hoặc không có hệ thống thoát nước, nước thải từ các hộ gia đình chảy tự do ra ngoài môi trường và ngập úng trong khu dân cư. Đây cũng là nguyên nhân của nhiều bệnh liên quan đến vệ sinh môi trường. Việc cải thiện cơ sở hạ tầng cấp 3 (hạ tầng kỹ thuật) và cơ sở hạ tầng cấp 1 và 2 đã góp phần quan trọng trong việc loại bỏ các "điểm đen" của ô nhiễm môi trường của thành phố. Những cản thiệp của dự án làm giảm ô nhiễm môi trường ở khu vực nêu trêncủa các thành phố là rất rõ ràng.

Bảng 2.12: Loại nhà vệ sinh và xả thải của nhà vệ sinh Trước và Sau dự án (%)

Nhà VS tự hoại có

Nhà vệ sinh xả Sử dụng nhà đấu nối với hệ

thải trực tiếp ra Vs của hàng thống thoát nước kênh/cống xóm TP So sánh chung Tổng Cần Thơ Trước 97 3 100 Sau 99.2 0.0 0.8 100

(Số liệu Trước lấy từ 2012, số liệu Sau lấy từ kết quả khảo sát tháng 11/2018)

* Dịch vụ thu gom rác thải và vệ sinh môi trường

- Việc nâng cấp hẻm và hệ thống thoát nước thải và kênh đã cải thiện dịch vụ

thu gom rác thải và cải thiện sức khỏe. Chất thải sinh hoạt được thu gom hàng ngày trong tất cả các khu vực trong thành phố đã được nâng cấp. Tình trạng này đã được cải thiện rất nhiều để so sánh trước đây.Trước đây, rác thải sinh hoạt là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới cuộc sống tại khu dân cư thu nhập thấp nói riêng và môi trường đô thị nói chung, đặc biệt là tại các khu dân cư sinh sống dọc kênh rạch. Tại các khu vực này, xả rác sinh hoạt xuống các con kênh này chính là một trong những nguyên nhân gây cản trở dòng chảy và tắc hệ thống thoát nước chung của khu vực cũng như gây ô nhiễm môi

thoát nước như: ý thức của người dân kém hoặc các xe thu gom rác khó tiếp cận đến những khu vực này vi đi lại khó khăn...Vì vậy, nhiều hộ gia đình thường vứt rác xuống các con kênh. Theo nghiên cứu từ năm 2012, có 23,9% hộ gia đình đã không được thu gom rác thải. Nhưng đến nay, tỷ lệ này giảm xuống còn 2,1% và có tới 97,9% hộ gia đình đã được thu gom chất thải.

- Tình hình thu gom rác thải hiện nay tại các khu dân cư được người dân đánh giá

hài lòng. Có tới 96,3% hộ được khảo sát cho biết việc thu gom chất thải tốt hơn trước. Và 96% người dân nói rằng rác thải được thu gom hàng ngày. Chỉ 1,3% cho rằng tình hình thu gom rác xấu hơn trước.

* Nước sạch:

- Năm 2012, nhiều hộ gia đình không sử dụng nước máy, và thường sử dụng nước

kênh hoặc nước dùng chung từ hàng xóm. Theo nghiên cứu khả thi của thành phố Cần Thơ, trung bình 40% hộ gia đình không kết nối với nước sạch có đồng hồ, trong đó có những khu vực lên tới 47%. Kể từ khi triển khai xây dựng hạ tầng, hơn khoảng gần 41

nghìn hộ gia đình được kết nối với hệ thống đồng hồ nước (đạt 104% kế hoạch). Đến

nay, 99,4% hộ gia đình được kết nối với hệ thống nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hạ TẦNG kỹ THUẬT PHỤC vụ GIẢM NGHÈO bền VỮNG tại TP cần THƠ (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)