Thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật tại TP Cần Thơ phục vụ giảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hạ TẦNG kỹ THUẬT PHỤC vụ GIẢM NGHÈO bền VỮNG tại TP cần THƠ (Trang 70 - 83)

nghèo bền vững tại TP Cần Thơ

2.4.1. Đánh giá về tính phù hợp của kết quả phát triển hạ tầng kỹ thuật tại TP Cần Thơ

Mục tiêu phát triển (PDO) hạ tầng kỹ thuật tại TP Cần Thơ rất phù hợp với Kế hoạch tổng thể về phát triển đô thị ở Việt Nam đến năm 2025 và Tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch tổng thể này nhấn mạnh vào quá trình chuyển đổi đô thị của Việt Nam, với sự hiểu biết rõ ràng về vai trò của các thành phố Việt Nam trong việc tích hợp nền kinh tế của đất nước vào hệ thống kinh tế quốc tế, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng ở quy mô khu vực tập trung hơn trong nước.

- PDO cũng hoàn toàn phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia về

giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016-2020, trong đó tập trung giải quyết tình trạng nghèo theo cách đánh giá mới của Chính phủ.

- Mục tiêu của dự án phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm

giai đoạn 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 (của 6 thành phố) trong đó tạo ra cơ hội bình đẳng cho các nguồn lực để phát triển, dịch vụ cơ bản và phúc lợi xã hội ở nông thôn và thành thị góp phần giảm nghèo bền vững, đặc biệt là ở các huyện nghèo nhất và trong các dân tộc thiểu số và để cải thiện chất lượng và tiếp cận các dịch vụ xã hội

- Mục tiêu phát triển dự án và thiết kế dự án phù hợp với các thành phố. Trong quá trình thực hiện dự án, mục tiêu không thay đổi. Các lãnh đạo thành phố cam kết phát triển các thành phố thành các trung tâm đô thị bền vững về thương mại, dịch vụ và công nghiệp – tập trung vào nâng cao tiếp cận các dịch vụ đô thị cho người nghèo. PDO và Dự án nhằm nâng cao các dịch vụ hạ tầng tại các khu thu nhập thấp của 6 thành phố tham gia dự án thông qua các hạng mục đầu tư vào hạ tầng cấp 3, cấp 2 và cấp 1, cũng như các khu tái định cư – phù hợp để đạt các mục đích này.

Thực hiện Phát triển hạ tầng kỹ thuật tại TP Cần Thơ trong giai đoạn 2012 – 2018 đã tác động tích cực và phục vụ trực tiếp cho giảm nghèo bền vững theo 3 trụ cột: tăng cường khả năng cạnh tranh, tăng cường tính bền vững và mở rộng điều kiện tiếp cận với các cơ hội kinh tế xã hội. Và các chỉ số mục tiêu phát triển dự án đều phù hợp với nhu cầu của người dân trong khu vực thu nhập thấp và phù hợp với các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương.

2.4.2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật đã có những tác động tích cực đến giảm nghèo bền vững tại TP Cần Thơ

Phát triển hạ tầng kỹ thuật (các dự án) đã cải thiện tiếp cận các dịch vụ hạ tầng cơ bản cho người dân nghèo sống trong khu vực LIA thu nhập thấp, đã tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế cải thiện đời sống cho người nghèo theo hướng giảm nghèo bền vững, ở các khía cạnh Kinh tế - Xã hội – Môi trường.

* Hiệu quả kinh tế-tài chính:

- Thu nhập tăng thêm do điều kiện chăm sóc sức khoẻ được cải thiện

- Hạn chế tổn thất do ngập lụt gây ra

- Hệ thống ngõ/hẻm được nâng cấp, giá đất tăng lên.

- Tiết kiệm chi phí vệ sinh phòng dịch.

- Tiết kiệm chi phí thu gom chất thải rắn.

- Tiết kiệm điện và nước.

- Lợi ích do tạo việc làm cho người lao động

- Tăng nguồn thu thuế thu nhập, VAT và các loại phí khác,…

- Giảm thiểu các chi phí hàng năm (xăng dầu, hao mòn,…) trong quá trình sử

dụng xe và các thiết bị giao thông do hệ thống đường yếu kém gây ra.

* Hiệu quả xã hội:

- Giảm thiểu tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, trộm cắp)

- Hạn chế tai nạn xã hội.

- Sức khỏe của người dân tăng cao

- Trình độ dân trí được cải thiện đáng kể.

- Sẽ có 45.673 người được hưởng lợi trực tiếp và 479.466 người được hưởng lợi

gián tiếp từ dự án.

- Nâng tầm vị thế cho một trung tâm lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

* Hiệu quả môi trường:

- Tác động của quá trình cải tạo, nâng cấp: Đào, đắp nền đường, đặt cống thoát

nước, cấp nước, làm mặt đường, nạo vét kênh rạch...sẽ sinh ra một lượng lớn bụi, tiếng ồn, phế thải xây dựng, điều này sẽ làm ảnh hưởng tức thời đến cuộc sống thường nhật của người dân trong khu vực.

- Hiệu quả tích cực của Dự án: Hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp và cải tạo sẽ cải

môi trường và không khí, giảm thiểu tác động xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, ngăn ngừa triệt tiêu các dịch bệnh phát sinh từ nguồn nước, môi trường.

+ Hệ thống kênh rạch được khơi thông, rác thải được thu gom không xả trực

tiếp xuống kênh rạch sẽ góp phần tạo ra một môi trường sống xanh sạch đẹp cho người dân toàn thành phố.

+ Việc cải tạo hệ thống hồ sẽ tạo ra một nơi lưu trữ, điều hòa về nước sạch,

giúp thành phố giảm thiểu tình trạng ngập úng và triều cường, tạo ra môi trường sống trong lành cho các loài thủy sinh vật.

+ Các biện pháp quản lý và giám sát môi trường trong quá trình thi công và sau

khi kết thúc dự án sẽ góp phần giảm thiểu tác động môi trường và giữ gìn vệ sinh môi trường, phát huy cao nhất hiệu quả của Dự án.

Các tác động tích vực cụ thể như sau:

1- Nâng cấp đường đã cải thiện đời sống người dân nghèo:

- Trước khi thực hiện dự án, hẻm trong khu dân cư thường hẹp, mùa mưa

thường bị ngập và ô nhiễm, thoát nước kém và gây khó khăn đi lại cho người dân.

Những con hẻm này có chấtượngl kém, được xây dựng không đồng bộ hoặc do dân tự cải tạo vì địa phương không có đủ khả năng tài chính để nâng cấp. Vào mùa ưma, những con đường này bị ngập lụt, bẩn thỉu, trơn trượt và ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của người dân. Sau nâng cấp, đường/hẻm trong khu LIA rộng hơn, sạch sẽ hơn, thoát nước tốt hơn so với trước khi có dự án, nhiều khu vực không còn tình trạng ngập. Tính đến tháng 12/2018, đã có nâng cấp 260 km hẻm, tương đương với 145% trong kế hoạch.

- Chất lượng của con đường đã thay đổi đáng kể khi so sánh trước và sau khi

dự án phát triển hạ tầng. Trước khi thực hiện dự án, có tới 22,4% hộ gia đình được hỏi cho rằng hẻm trước cửa là đường đất và khoảng 28,6% là đường đá/sỏi, sau dự án, không còn 2 loại đường trên. Thay vào đó là đường bê tông và đường nhựa. Cụ thể là đường bê tông chiếm 68,6% và đường nhựa chiếm 31,4%.

- Không chỉ cải tạo chất lượng đường, chiều rộng của hẻm cũng đã thay đổi

nhiều so với trước khi nâng cấp. Trước nâng cấp, tỷ lệ hẻm dưới 2 mét chiếm tới 45.7%, sau nâng cấp tỷ lệ này chỉ còn 1,7%, thay vào đó, tỷ lệ hẻm rộng từ 3-4 mét chiếm tỷ lệ nhiều nhất, khoảng 35%.

- Khoảng 98% người hưởng lợi từ đường đi đánh giá hài lòng về các con đường/hẻm này: Con hẻm được mở rộng, rộng rãi, sạch sẽ và đẹp. Trước khi thực hiện dự án, các con hẻm trong khu dân cư thường hẹp, mùa mưa thường bị ngập lụt và ô nhiễm, hệ thống thoát nước kém và khó đi lại cho người dân. Những con hẻm này có chất lượng kém, được xây dựng không đồng bộ hoặc tự phát triển lại do các địa phương không có đủ nguồn tài chính để nâng cấp. Sau khi nâng cấp, hẻm trong LIA rộng hơn, sạch hơn, thoát nước tốt hơn trước dự án, nhiều khu vực không còn ngập nước. Điều này làm cho những người thụ hưởng đánh giá hài lòng rất cao.

- Có 99,2% số người trong LIA nói rằng họ thường xuyên đi lại trên các con

hẻm được nâng cấp, chỉ có 0,7% thỉnh thoảng đi trên làn đường đó vì họ đi đường khác. Điều này có nghĩa là những con đường được nâng cấp được người dân trong LIA sử dụng đúng như thiết kế là phụ vụ cho người dân trong LIA. Sau khi nâng cấp, độ rộng của hẻm trong LIA đã thay đổi đáng kể, bề rộng hẻm được tăng lên.

2-

Mở rộng hẻm đã tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế :

- Khi các hẻm được nâng cấp, mở rộng đã tạo cơ hội thuận lợi cho hoạt động

kinh doanh buôn bán. Một số hẻm trước đây có một con rạch nhỏ để thoát nước cho khu dân cư. Từ khi có dự án, con rạchđãđược cải tạo thành cống hộp và trở thành con đường đi chính của người dân trong LIA. Như trước đây hẻm này là kênh, con đường này rất nhỏ, sau khi dự án nâng cấp kênh này thành cống hộp, hẻm rộng gấp 3 lần trước đây. Từ khi có hẻm mới, dân buôn bán về đây cũng nhiều hơn, sinh viên về đây trọ nhiều hơn trước. Các hộ dân sống dọc kênh đã xây kiot để cho thuê hoặc tự kinh doanh. Khi mở rộng hẻm, nhiều cửa hàng mới mọc lên. Kinh tế của người dân cũng nhờ đó mà phát triển hơn trước, thu nhập của gia đình cũng tăng lên đáng kể.

- Các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng cấp 1 và 2 (chủ yếu là đường) cũng đã

làm tăng giá trị nhà đất trong khu vực đầu tư. Giá trị nhà đất trong khu vực dự án cao hơn so với các khu vực tương tự ngoài vùng dự án. Giá thị trường tăng từ 5 đến 11 lần đối với đất thổ cư và phi nông nghiệp trong khu vực dự án. Sự gia tăng trong các khu vực ngoài dự án là từ 2 đến 3 lần. Giá thị trường tăng thậm chí còn tăng mạnh đối với đất nông nghiệp có thể chuyển đổi thành đất thổ cư hoặc phi nông nghiệp (khoảng 24 lần). Ở một số khu vực, chủ đất chưa muốn bán. Đất nông

nghiệp tại khu vực tham chiếu cũng tăng mạnh, tăng 14 lần (tại cầu Dau Sau, đường Nguyễn Văn Cừ, Cần Thơ).

3- Điều kiện nhà đã được cải thiện rất đáng kể sau thực hiện dự án phát triển hạ tầng:

- Tỷ lệ nhà tạm và nhà mái lá giảm từ 29,2% xuống còn 5,8%. Khi phát triển

hạ tầng, người đân cũng có các lý do để cải thiện nhà của họ như: i) sửa chữa, nâng cấp nhà và sàn cho phù hợp với độ cao của hẻm/đường; ii) đường/hẻmg mới và mở rộng, mọi người sửa chữa và nâng cấp nhà để phát triển kinh doanh buôn bán, iii) Mọi người yên tâm khi khu dân cư được nâng cấp đồng bộ, đường sạch sẽ nên sửa sang nhà cửa để cải thiện điều kiện sinh hoạt.

- Phát triển hạ tầng cũng góp phần thúc đẩy cải thiện điều kiện nhà ở, tăng diện tích nhà: Điều kiện nhà ở là một trong những chỉ số đánh giá nghèo đa chiều hiện nay. Chỉ số này thể hiện ở diện tích nhà ở trung bình/người. Theo kết quả Điều tra mức sống dân cư năm 2016, diện tích nhà ở trung bình của cả nước (cả thành thị và nông thôn) là 22,6m2 , của vùng đồng băng sông cửu long cũng là 22,62 ,của Cần Thơ trung bình là 21,6m2/người (bao gồm cả thành thị và nông thôn). Kết quả khảo sát cuối năm 2018 cho thấy, diện tích trung bình tại khu Thu nhập thấp LIA là 23,3m2.

- Hơn nữa, theo số liệu thống kê từ Điều tra mức sống dân cư năm 2016, diện

tích trung bình (tại cả thành thị và nông thôn) của các nhà tạm tại các thành phố dự án là 15.7m2; diện tích trung bình của nhà bán kiên cố tại 6 tỉnh dự án là 23 m2. Điều đó có nghĩa là nhà bán kiên cố có diện tích lớn hơn nhà tạm. Trong khi đó, theo khảo sát tháng 11/2018, từ khi có dự án, 42% hộ sửa/nâng cấp nhà và số nhà tạm tại LIA giảm từ 29.2% to 5,8%. Điều đó cho thấy việc phát triển hạ tầng kỹ thuậtđã góp phần tác động tới việc cải tạo sửa chữa nhà và cải thiện điều kiện nhà ở (diện tích bình quân) của người dân trong LIA.

4 - Cải thiện hệthống chiếu sáng công cộng:

- Trước khi nâng cấp, hệ thống chiếu sáng công cộng chỉ có dọc theo tuyến

đường giao thông đô thị. Trong khu thu nhập thấp LIA, một số hẻm cũng đã có bóng điện chiếu sáng nhưng vẫn còn nhiều hẻm chưa có hệ thống đèn chiếu sáng công cộng, hoặc nếu có cũng là do người dân tự câu điện ra lắp đèn trước nhà. Nhưng cũng chỉđủ phục vụ cho hộ giađình và một vài nhà xung quanh.

- Khi cải thiện hệ thống chiếu sáng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, đem lại cảm giác an toàn và giảm tệ nạn xã hội đáng kể. ...

5- Phát triển hạ tầng kỹ thuật đã cải thiện khả năng tiếp cận hệ thống cống thoát nước, nhà tiêu hợp vệ sinh:

- Hệ thống thoát nước thải của hộ gia đình và thoát nước mưa trong khu dân

cư đã được đấu nối ra hệ thống thoát nước chung của thành phố, tăng từ 15,2% lên 95,9%. Trước khi phát triển hạ tầng, trong các khu LIA nhiều hẻm không có hệ thống thoát nước, nước thải tự chảy thẳng vào kênh rạch hoặc tràn ra ngõ/hẻm gây ngập úng thường xuyên, làm ô nhiễm môi trường sống rất nghiêm trọng. Ở những khu LIA này, do hệ thống thoát nước không hoàn chỉnh hoặc do dân tự xây dựng nên ởnhiều khu dân cư, nước thải tràn cả vào nhà, có những khu vực nước sinh hoạt chủ yếu tlàựthấm hoặc đổ thẳng ường,rađ kênh. Vì thế, tình trạng thoát nước kém, hẻm ngập vào mùa mưa và tình trạng vệ sinh trở nên rất tồi tệ.

- Sau khi nâng cấp hệ thống thoát nước trong khu dân cư và kết nối hạ tầng

cấp 3 với cấp 1 và 2, tình trạng thoát nước thải và nước mưa đã được cải thiện hơn trước rõ rệt. Tuy nhiên, vẫn còn một số vị trí chưa cải thiện triệt để tình trạng ngập do triều cương hoặc mưa lớn kéo dài.

- Nhờ có việc phát triển hạ tầng kỹ thuật, tỷ lệ kết nối với hệ thống thoát nước

công cộng đã tăng mạnh, từ 15,2% lên 95,9%. Có 97,9% hộ được khảo sát cho rằng các vấn đề ngập lụt đã được cải thiện. Thời gian ngập trung bình đã giảm khoảng 85% so với trước khi có sự can thiệp của dự án.

- Các hoạt động đầu tư cho kênh, hệ thống thoát nước đã cải thiện tình trạng ngập lụt ở LIA và thành phố. Đến cuối dự án, có 480,8 km cống trong LIA, 248,9km đường và cống thuộc hạ tầng cấp 1 và 2, và 34,4km kè đã được cải tạo. Nhờ đó, việc kết nối hệ thống nước thải, nước mưa giữa cơ sở hạ tầng cấp 1, 2 và 3 đã cải thiện rõ rệt. Và chính những can thiệp đó của dự án đã góp phần làm giảm ngập lụt này.

- Dự án đã cải thiện cống thoát nước, khả năng đấu nối thoát nước của hộ gia

đình với bể tự hoại và/hoặc cống thoát nước. Trước khi thực hiện dự án, nhiều LIA, đặc biệt dọc theo các kênh thoát nước là nơi chứa nhiều mầm bệnh liên quan đến nguồn nước và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, các mô tả trong các tài liệu nghiên cứu khả thi cho thấy do cơ sở hạ tầng không đầy đủ, đường quá tải, hệ thống thoát nước xuống cấp nghiêm trọng hoặc không có hệ thống thoát nước, nước thải từ các

hộ gia đình chảy tự do ra ngoài môi trường và ngập úng trong khu dân cư. Đây cũng là nguyên nhân của nhiều bệnh liên quan đến vệ sinh môi trường. Việc cải thiện cơ sở hạ tầng cấp ba và cơ sở hạ tầng cấp 1 và 2 đã góp phần quan trọng trong việc loại bỏ các "điểm đen" của ô nhiễm môi trường của thành phố. Những cản thiệp của dự án làm giảm ô nhiễm môi trường ở khu vực nêu trên của các thành phố là rất rõ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hạ TẦNG kỹ THUẬT PHỤC vụ GIẢM NGHÈO bền VỮNG tại TP cần THƠ (Trang 70 - 83)