Nội dung của phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo bền vữn g…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hạ TẦNG kỹ THUẬT PHỤC vụ GIẢM NGHÈO bền VỮNG tại TP cần THƠ (Trang 26 - 29)

Phát triển hạ tầng kỹ thuật là tiến hành thực hiện các công trình hạ tầng kỹ thuật để nâng cấp và xây mới đưa vào vận hành các công trình hạ tầng dành cho

dịch vụ công cộng, ví dụ giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, xử lý rác... Các công trình này thường do các tập đoàn của chính phủ hoặc của tư nhân, thuộc sở hữu tư nhân hoặc sở hữu công thực hiện và bao gồm:Hệ thống điện chiếu sáng và sinh hoạt; Hệ thống lọc và phân phối nước sinh hoạt; Hệ thống xử lý nước thải; Hệ thống xử lý rác thải; Hệ thống phân phối khí đốt; Giao thông công cộng; Các hệ thống truyền thông, chẳng hạn truyền hình cáp và điện thoại; Hệ thống đường sá, bao gồm cả đường thu phí. Phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo bền vững chính là tiến hành thực hiện các công trình hạ tầng kỹ thuật để phục vụ cho các mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Chủ thể thực hiện phát triển:

1- Phân cấp thực hiện. Dự án Phát triển hạ tầng kỹ thuật cầnđược thực hiện theo cách phân cấp với các chính quyền thành phố đóng vai trò trung tâm dưới sự kiểm tra, giám sát của chính quyền cấp tỉnh và dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát của các Ban ngành TW. Thành phố chính là Chủ đầu tư.

2 - Ban Quản lý Dự án. Ở mỗi thành phố tham gia Dự án, Ủy ban nhân dân thành phố đã thành lập một Ban Quản lý Dự án (PMU) có nhân sự được tuyển dụng trong số các cán bộ của chính quyền thành phố. Nhiệm vụ của các PMU là quản lý việc thực hiện các Hợp phần trong thực hiện dự án.

3 - Ban Chỉ đạo Dự án. Ở mỗi thành phố tham gia Dự án, Ủy ban nhân dân Tỉnh đã thành lập một Ban Chỉ đạo Dự án (PSC) đa thành phần đến từ các sở để hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát PMU của thành phố.

4 - Ban Quản lý Dự án Trung ương. Ban Quản lý Dự án Phát triển Đô thị Bộ Xây dựng (MDUDP) đóng vai trò Ban Quản lý Dự án Trung ương (CPMU) (i.) có các chức năng điều phối, đảm bảo chất lượng, theo dõi giám sát và đào tạo cho Dự án, và (ii.) vận hành Chương trình Nâng cấp Đô thị Quốc gia (NUUP).

5- Cộng đồng địa phương. Tất cả các cộng đồng địa phương có liên quan đều đã tham gia vào mọi giai đoạn của dự án này. Giai đoạn chuẩn bị, người dân được tham vấn rộng rãi cho công tác chuẩn bị dự án.Giai đoạn này, người dân được tham gia góp ý vào việc đề xuất và chọn các khu vực được nâng cấp theo các tiêu chí do dự án xây dựng; tham gia thảo luận về phương án nâng cấp, quy mô nâng

cấp, hình thức đóng góp/tham gia của cộng đồng vào dự án.Trong giai đoạn thực hiện, cộng đồng địa phương được tiếp tục tham gia vào các hoạt động giám sát, hỗ trợ nhà thầu và góp ý, đề xuất những thay đổi cho phù hợp với thực tế nếu cần thiết. Giai đoạn vận hành, người dân được tham gia vào công tácbảo trì đường và cống trong các hẻm.

Thực hiện: Khung lý thuyết về chuỗi thay đổi của Phát triển hạ tầng phục vụ giảm nghèo bền vững” : Các hoạt động Xây dựng/nâng cấp hệ thống hạ tầng cở bản của hạ tầng Chương trình nâng cấp hạ tầng được quốc gia được chuẩn bị và phê duyệt

Đầu ra

Số km hẻm và cống thoát nước trong khu LIA được nâng cấp

Số km đường và hệ thống thoát nước, kè được nâng cấp hoặc xây

mới

Số hộ dân được đấu nối với hệ thống thoát nước và cấp nước

Kết quả/mục tiêu phát Mục tiêu

triển phát triển

tầm cao Người dân được tiếp cận với dịch vụ hơn

đóng góp

cơ sở hạ tầng cải thiện tại các Khu Thu

Nhập Thấp vào các

mục tiêu ở cấp cao hơn của

Sự hài lòng của người sử dụng

Việt Nam

đối với dịch vụ cơ sở hạ tầng do

trong lĩnh Dự án xây dựng vực đô thị và giảm nghèo. Các Khu Thu Nhập Thấp có Kế hoạch Nâng cấp Cộng đồng được chuẩn bị và triển khai theo

quy trình có sự tham gia của cộng đồng.

Vốn và nguồn lực:

- Đối với dòng vốn tài trợ ODA và vốn đối ứng: Cần theo dõi chặt chẽ kế hoạch

vốn và khả năng phân bổ vốn hàng năm để có kế hoạch thực hiện phù hợp, giảm rủi ro: Sự thay đổi về chính sách quản lý và sử dụng vốn ODA đã khiến các thành phố khó chủ động về vốn. Do vậy, thành phố đặc biệt chú trọng tới việc lập kế hoạch vốn hàng năm, đồng thời phải theo dõi chặt chẽ kế hoạch vốn trung hạn để sớm có biện pháp xử lý.

- Đối với dòng vốn kinh tế tư nhân PPP vào thực hiện: Cần phải có các giải pháp

để huy động thành phần kinh tế tư nhân PPP vào đầu tư thực hiện phát triển hạ tầng kỹ thuật giảm nghèo. Cần cải cách thể chế, thủ tục hành chính để cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hạ TẦNG kỹ THUẬT PHỤC vụ GIẢM NGHÈO bền VỮNG tại TP cần THƠ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)