Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng kỹ thuật ở đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hạ TẦNG kỹ THUẬT PHỤC vụ GIẢM NGHÈO bền VỮNG tại TP cần THƠ (Trang 31 - 32)

- Qui hoạch: Qui hoạch là một là công cụ phục vụ các kế hoạch và chương

trình, dự án phát triển của một tổ chức. Các qui hoạch dựa trên các mô hình đánh giá và dự báo. Do đó, qui hoạch có tính định hướng lâu dài cho phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật của đô thị.Quy hoạch đô thị hay được dùng để chỉ các hoạt động kiểm soát hay tổ chức môi trường sống đô thị. Các hoạt động này có thể bao gồm: ban hành pháp luật, quy định kiểm soát phát triển; xây dựng và vận hành các bộ máy quản lý đô thị; đề ra các tiêu chí, lập và phê duyệt quy hoạch; tổ chức thực hiện các chương trình đầu tư phát triển đô thị; nghiên cứu đô thị; đào tạo bộ máy nhân lực; trao đổi, tranh luận về các vấn đề đô thị...Qui hoạch có ảnh hưởng quyết định đến việc phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật có đúng định hướng hay không.

- Tốc độ đô thị hóa: Các thành phố ngày nay đang ở trong quá trình đô thị

hóa nhanh chóng. Không gian đô thị và dân số tại các đô thị mở rộng nhanh. Sự gia tăng dân số nhanh làm cho sức ép lên các công trình hạ tầng kỹ thuật của các thành phố cũng tăng lên tương ứng. Tình trạng kẹt xe, quá tải trong các dịch vụ y tế và

giáo dục ở các đô thị lớn đang rất phổ biến. Trong khi đó các dịch vụ công về giao thông, cấp thoát nước, năng lượng, viễn thông thì lại chưa phát triển nhanh phù hợp. Vì vậy, đô thị hóa đang tạo ra sức ép lớn cho phát triển kết cấu hạt tầng kỹ thuật ở các thành phố. Ví dụ về mở rộng đô thị tại Việt Nam có thể thấy, tốc độ đô thị tăng nhanh tại hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tốc độ mở rộng của Hà Nội là 3,8% và TP. Hồ Chí Minh là 4%. Tốc độ này lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng các đô thị của các nước khác trong khu vực, trừ Trung Quốc. Nếu cứ tiếp tục tăng với tốc độ hiện nay, đến năm 2020 cả hai thành phố sẽ lớn gấp đôi so với năm 2000 về diện tích. Hai đô thị này cũng tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với các đô thị khác của Việt Nam.

- Quản trị phát triển đô thị: Quản trị theo James Stoner và Stephen Robins là

tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Thiếu năng lực quản trị trong tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát có ảnh hưởng lớn đến số lượng và chất lượng của các công trình hạ tầng kỹ thuật của các thành phố, đặc biệt là ở các đô thị hiện đại: Đặc điểm của các đô thị lớn và hiện đại là không gian rộng, dân số đông, mật độ cư trú rất cao, dân cư đa nguồn gốc, đa tầng lớp, đa văn hóa, đa tôn giáo, tín ngưỡng, đa trình độ dân trí... và là nền kinh tế phi nông nghiệp. Nếu không có năng lực quản trị tốt thì sẽ khó có thể phát triển hạ tầng kỹ thuật tốt ở các đô thị.

1.6. Kinh nghiệm về phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo bền vữngcủa một số địa phương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hạ TẦNG kỹ THUẬT PHỤC vụ GIẢM NGHÈO bền VỮNG tại TP cần THƠ (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)