CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. PHÂN TÍCH THÔNG TIN THỨ CẤP
4.1.5. Đánh giá thực trạng hoạt động khai thác cảng TCIT
Thành phần về nguồn lực:
Hiện cảng TCIT có 02 cầu tàu với tổng chiều dài 590km và 40 hecta bãi. Để tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu về cầu bến và năng suất xếp dỡ. Đầu năm 2014 cảng đã thuê thêm 300m cầu tàu tại cảng Tân Cảng – Cái Mép, nâng tổng chiều dài cầu bến lên 890m và 60 hecta bãi.
Kết hợp với việc ngày 30/12/2013, Tổng Công Ty TCSG đã ký hợp đồng thuê cảng ODA trong vòng 30 năm với Cục Hàng Hải Việt Nam, sau quá trình tham gia đấu thầu với các nhà đầu tư trong và ngoài nước từ tháng 9/2013. Cảng Tân Cảng – Cái Mép ODA (TCOT) đã là một cảng thành viên của Tổng Công Ty TCSG, tọa lạc tại xã Phước Hòa, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, với tổng diện tích 48ha, chiều dài cầu tàu 600m (02 bến), độ sâu trước bến 15m, có khả năng tiếp nhận tàu container có trọng tải lên đến 160.000 DWT, cảng được trang bị 04 cẩu bờ Post- panamax và 15 RTG chuyên dụng, năng lực thông qua hàng năm đạt 1.000.000 teu. Nhờ lợi thế đó, TCT TCSG đã nâng tổng chiều dài cầu bến ở khu vực Cái Mép – Thị Vải lên mức 1490m (890 + 600) cầu tàu, 108ha (60 + 48) bãi.
Với những lợi thế như trên về hệ thống kết nối cầu bến, hệ thống logistics, thị phần, những kế hoạch và chiến lược đồng loạt được triển khai và đã đi vào hoạt động nhằm thực hiện những cam kết và để đáp lại sự tin tưởng ủng hộ hợp tác của các Hãng tàu và khách hàng dành cho TCIT trong thời gian qua.
Với cơ sở hạ tầng hiện đại như trên, cảng TCIT sẽ có thể đón thêm 02 tuyến dịch vụ mới từ đầu năm 2014, nâng tổng số chuyến từ 07 lên 09 tàu/tuần, cũng như đáp ứng nhu cầu các hãng tàu muốn triển khai tàu có tổng trọng tải tấn lớn hơn vào cảng TCIT trong tháng 05/2014.
Đặc biệt, gần đây, Công ty bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế. Đây là hoạt động dịch vụ vận tải liên vận chuyển hàng hóa Việt - Lào, Campuchia. Công ty đang nắm bắt cơ hội đầu tư và phát triển dịch vụ này cả về chất và lượng.
Thành phần về năng lực phục vụ:
Thời gian giao nhận hàng hóa vẫn gặp một số trường hợp trễ do phương tiện hư hỏng hoặc đảo chuyển container trên bãi quá nhiều lần hoặc do xe vào bãi trong lúc cẩu RTG đang làm hàng xuất tàu gấp. Ví dụ điển hình có nhiều container chờ lấy container đến 60 phút lâu hơn rất nhiều so với quy định là trong vòng 30 phút.
Tình hình an ninh trật tự tại cảng: hiện tượng mất cắp hàng hóa đã được khắc phục. Lỗi phát sinh có thể từ nhân viên bảo vệ trong cảng hoặc từ tài xế hạ container tại cảng. Mặc dù trong quá trình kiểm tra container tại bãi thì seal vẫn còn nguyên, thế nhưng khi hàng hóa chuyển đến khách hàng ở đầu nước ngòai thì phát hiện mất cắp hàng hóa. Điển hình hàng hóa của Nike & Gap.
Các thủ tục hải quan tại cảng đã được cải thiện. Hải Quan đã phối hợp tốt với cảng và hãng tàu để hỗ trợ cho khách hàng.
Các dịch vụ cảng cung cấp đa dạng và đồng nhất giữa các khách hàng. Hầu hết các khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn các dịch vụ tại cảng như xếp dỡ, lưu kho lưu bãi, logistics, vận tải thủy bộ, v.v.
Giá dịch vụ của cảng chưa thực sự cạnh tranh dù đang khai thác với sản lượng lớn. Thế nhưng một phần do khách hàng chú trọng đến chất lượng dịch vụ, nên nếu xét trên phương diện giá thì giá của TCIT đang nằm ở mức giá mặt bằng chung.
Nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ container rỗng cho các hãng tàu, TCIT đã dành riêng khu vực kiểm tra, phân loại, sửa chữa container rỗng khô sau khi hạ vào cảng bằng đường bộ hoặc nhập từ tàu.
Việc đưa vào sử dụng dịch vụ M & R đem lại rất nhiều lợi ích cho Hãng tàu cũng như khách hàng, cụ thể: container rỗng được phân loại trước khi hạ vào bãi, những container hư hỏng nhỏ được sửa chữa nhanh chóng, container sạch tốt được sẵn sàng để cấp cho khách hàng, container hư hỏng nặng được phân loại chờ sửa chữa, trùng tu. Dịch vụ M&R này vừa giúp hãng tàu vệ sinh, sửa chữa container tại chỗ, có container sạch tốt để cấp cho khách hàng, vừa giúp cảng mở rộng thêm loại hình dịch vụ, và thu hút khách hàng hạ ctr tại bãi, giúp tăng sản lượng thông qua cổng.
Đó là hành động không chỉ cam kết đảm bảo chính xác trong việc xác định tình trạng container, mà còn là một lời cam kết không ngừng mở rộng các loại hình dịch vụ, cải tiến chất lượng dịch vụ, đem lại nhiều lợi ích và tiết kiệm chi phí cho Hãng tàu, khách hàng.
Thành phần về Quá trình phục vụ, Thái độ và Cung cách phục vụ của nhân viên:
Với định hướng “Chất lượng dịch vụ hàng đầu, hướng tới khách hàng; Quản trị tiên tiến, nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao; Kỷ luật quân đội, văn hóa
doanh nghiệp, trách nhiệm với cộng đồng”, TCIT đã đào tạo lực lượng cán bộ công
nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt. Ngoài ra Cảng thường mở các khóa học “Chăm sóc khách hàng” để hướng dẫn nhân viên các ứng xử và thái độ phục vụ khách hàng sao cho phù hợp nhất. Nhờ đó, phần lớn các khách hàng thực
hiện tại cảng đều hài lòng với phong cách phục vụ và thái độ làm việc của nhân viên.
Với đội ngũ nhân viên dồi dào, các thủ tục giấy tờ được tiến hành một cách nhanh chóng với độ chính xác cao. Cảng kết hợp với việc khoán lương theo năng suất và công tác quản lý đơn vị nên chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện.
Thành phần về năng lực quản lý:
Với phương châm “Hãy để chúng tôi đáp ứng tiêu chuẩn của bạn”, TCIT luôn hướng đến khách hàng và cung cấp chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn của khách hàng. Bằng việc xây dựng các kế hoạch nâng cao chất lượng dịch vụ với các tiêu chí về năng suất xếp dỡ cao, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng. Cụ thể: năng suất giải phóng tàu tăng 30% và duy trì ở mức cao trên 100 container/giờ. . Thời gian giao nhận hàng hóa tại các cảng rút ngắn từ 45 phút xuống còn 30 phút.
Hiện việc bố trí sắp xếp vị trí hàng hóa cảng phù hợp giúp giảm từ 5 – 10% sản lượng và chi phí đảo chuyển container, xoay đầu container tại bãi.
Hàng tháng, Cảng tổ chức các buổi đối thoại với từng đối tượng khách hàng, forwarder nhằm tháo gỡ các khó khăn, tạo sự thông cảm và thấu hiểu lẫn nhau. Cụ thể việc khách hàng yêu cầu giảm thời gian cắt máng (closing time) tại các ICDs từ 30 tiếng xuống còn 24 tiếng. Cảng đã tổ chức họp với hãng tàu và yêu cầu công ty Vận tải thủy (đơn vị thành viên của TCT TCSG chuyên về vận chuyển hàng hóa bằng sà lan) cung cấp số lượng sà lan phù hợp và sắp xếp bố trí thời gian vận chuyển hàng hóa chính xác để đưa hàng hóa từ khu vực Cái Mép về Hồ Chí Minh theo đúng thời gian cam kết với hãng tàu. Bước đầu, Tân Cảng – Cái Mép đã phối hợp với công ty Vận tải thủy và trung tâm điều hành sản xuất tại các đầu Cát Lái, Tân Cảng gửi thư điện tử thông báo tình hình luân chuyển hàng hóa, và luôn cập nhật mới tại các khu vực trong vòng 4 tiếng một lần. Nhờ đó, lượng hàng nhập đã được vận chuyển đến các cảng đích theo đúng như yêu cầu của khách hàng.
Thế nhưng, vẫn còn tồn tại một số các sự vụ thông tin chậm cho hãng tàu liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa chậm, các tai nạn xảy ra hoặc trường hợp hư hỏng container phát sinh trong quá trình làm tàu.
Thành phần về Thông tin liên lạc, Ứng dụng CNTT và EDI trong dịch vụ khách hàng:
TCIT đã chú trọng đầu tư hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin một cách đồng bộ, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của cảng. Hiện có có hệ thống máy chủ phục vụ công tác quản lý, điều hành và khai thác cảng biển hoạt động ổn định, tất các các máy tính đều được kết nối mạng LAN và Internet. Đây là điều kiện cần thiết để có thể triển khai một hệ thống quản lý trực tuyến thông suốt đồng bộ giữa các bộ phận trong cảng, nhằm phục vụ tốt hơn yêu cầu của hãng tàu.
Hiện nay, TCIT cũng đang sử dụng các phần mềm nghiệp vụ phục vụ cho công việc và quản lý điều hành tại cảng như TOPO, TOPX. Các hệ thống phần mềm này đáp ứng được nhu cầu quản lý tại cảng biển với các công cụ lập kế hoạch, giám sát, điều hành, quản lý theo thời gian thực, báo cáo thống kê phân tích, giúp cảng nắm bắt tổng quan tình hình hoạt động của cảng.
Với việc ứng dụng thành công hệ thống TOP-X, TCT TCSG là cảng đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng thành công công nghệ vi tính hóa trong điều hành sản xuất ở quy mô lớn. Tuy nhiên, hoạt động trao đổi thông tin giữa Cảng và khách hàng vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân chính là do các phần mềm chưa được chuẩn hóa nên chưa đáp ứng được yêu cầu về trao đổi dữ liệu điệu tử EDI. Do vậy dẫn đến công tác chia sẻ thông tin, quản lý thông tin giữa Cảng và hãng tàu còn chậm.
Công ty triển khai áp dụng hệ thống quản lý phần mềm kho bãi tiên tiến, quản lý toàn diện các container ra vào bãi; hệ thống màn hình xe nâng có thiết bị kết nối đầu cuối không dây đảm bảo tính chính xác cho các container nhập vào và xuất ra khỏi bãi một cách an toàn, nhanh chóng, thuận tiện, giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ. Ngoài ra giữa cảng và hãng tàu còn sử dụng chương trình trao đổi dữ liệu EDI cung cấp kịp thời và chính xác trạng thái quản lý container.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại tình trạng hệ thống Internet bị nghẽn mạng nên việc truyền EDI đến khách hàng chậm trễ và làm khách hàng không cập nhật thông tin kịp thời.
Hiện tại, TCIT đang tiếp tục triển khai hệ thống định vị vệ tinh DGPS - xác định và tự động cập nhật vị trí trên các cẩu RTG 6+1, hệ thống nhận dạng container tại các cổng cảng và phát triển các ứng dụng này tại các ICD Sóng Thần, ICD Tân Cảng - Long Bình.
Cảng cũng đã thiết kế, kết nối mạng máy tính với cơ quan Hải quan, các hãng tàu, khách hàng nhằm trao đổi dữ liệu nhanh chóng, chính xác và từng bước triển khai hình thức làm thủ tục giao nhận từ xa, thanh toán qua hệ thống ngân hàng, phát huy phương án khai báo điện tử và sử dụng hệ thống máy soi của hải quan.
Thành phần về hình ảnh và Trách nhiệm xã hội:
Ngày 07/01/2012 Tổng Công Ty TCSG đã vinh dự nhận giải thưởng “Thương Hiệu Quốc Gia 2012” do hội đồng thương hiệu quốc gia công bố và trao tặng. Đây là chương trình duy nhất do Chính phủ Việt Nam phê duyệt, các tiêu chí đánh giá và quy trình lựa chọn nghiêm ngặt các sản phẩm – dịch vụ mà Việt Nam hướng tới trong quá trình hội nhập hiện nay: “Chất lượng đổi mới – Sáng tạo – Năng lực tiên phong”.
Việc lựa chọn các thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia (THQG) được tiến hành 2 năm một lần, lần lựa chọn thứ nhất vào năm 2008 dựa trên những tiêu chí được xây dựng công phu khoa học, chương trình đã lựa chọn được 30 DN có thương hiệu sản phẩm hàng đầu thỏa mãn được giá trị hướng đến của chương trình. Lần lựa chọn thứ 2 vào năm 2010, có 43 doanh nghiệp đạt THQG. Giải thưởng năm 2012 trao cho 54 doanh nghiệp có thương hiệu hàng đầu Việt Nam, đại diện cho các nhóm ngành hàng, dịch vụ dựa trên tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ tin cậy của thương hiệu, các hoạt động có ích cho công đồng - xã hội, và đặc biệt là phát triển bền vững và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Vượt qua hàng ngàn hồ sơ tham dự, Tổng Công ty TCSG đã vinh dự được bình chọn trao giải thưởng Thương Hiệu Quốc gia 2012 và là Doanh nghiệp duy nhất trong lĩnh vực khai thác Cảng và cung cấp dịch vụ Logistics được nhận giải thưởng cao quý này. Đây là lần thứ 2 liên tiếp TCSG đạt giải thưởng thương hiệu Quốc gia. (Lần đầu TCSG nhận giải thưởng vào năm 2010).
Giải thưởng là sự ghi nhận cho những nỗ lực xây dựng, đầu tư và phát triển hệ thống kết nối Logistics, những kết quả kinh doanh ổn định bền vững và phát triển hình ảnh thương hiệu của TCT TCSG trong thời gian qua, đồng thời, góp phần khẳng định vị thế của TCT TCSG với vai trò là nhà khai thác Cảng hàng đầu Việt Nam.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động của các tàu thuyền, bến cảng đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới với mức độ ngày càng trầm
trọng. Trước thực tế này, ngay từ đầu, trong kế hoạch áp dụng sản xuất xanh, Cảng đã đầu tư các trang thiết bị làm hàng hạn chế sử dụng nhiên liệu dầu diesel, hạn chế lượng khí thải CO2 ra môi trường. Chi phí đầu tư cho các thiết bị công nghệ hiện đại này không phải nhỏ, nhưng Cảng nhận thấy về lâu dài, kết quả đạt được sẽ rất lớn.
TCIT đã đầu tư những máy móc và trang thiết bị sử dụng điện thay thế cho việc sử dụng dầu để giảm việc thải khí CO2 ra môi trường.
Bên cạnh đó, Cảng đã chú trọng việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và thu gom rác thải được thải ra trong quá trình vận hành cảng cũng như từ các tàu cập cảng nhằm góp phần giảm thiểu lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường.
Hiện Cảng đang nắm giữ thị phần lớn nhất khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu. Cụ thể, tại khu vực Cái Mép – Thị Vải, Cảng Quốc tế Tân Cảng – Cái Mép tiếp nhận khai thác 09 chuyến tàu container quốc tế hàng tuần vận chuyển hàng hóa đến các nước thuộc bờ Đông, bờ Tây nước Mỹ, châu Âu và châu Á. Thêm vào đó, Cảng còn tiếp nhận các tàu nội địa vận chuyển hàng hóa từ Cái Mép đến Hồ Chí Minh và các cảng thuộc Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn và trung chuyển hàng hóa đi Campuchia; tiếp nhận các sà lan vận chuyển hàng hóa đi các ICDs tại các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương v.v. Do vậy lượng khí thải ghi ô nhiễm môi trường không phải là nhỏ. Nhưng nhờ vào hệ thống trang thiết bị được vận hành bằng điện nên không phát sinh lượng nhiên liệu bị đốt cháy và giúp làm giảm lượng khí thải ra môi trường một cách đáng kể trong hoạt động kinh doanh nhộn nhịp tại cảng.