MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƢỢC CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH cảng quốc tế tân cảng cái mép ( TCIT) (Trang 59 - 63)

CHƢƠNG 5 : ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP

5.1. MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƢỢC CỦA CÔNG TY

Định hƣớng phát triển tại cảng biển Việt Nam

Để đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải biển và phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cần được rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung với tầm nhìn xa hơn.

Nội dung định hướng quy hoạch phát triển cảng trong giai đoạn tới, ngoài việc nâng cấp, đầu tư chiều sâu, phát huy hết công suất, hiệu quả của các cảng hiện hữu, cần tập trung vào việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm, một số cảng nước sâu chuyên dụng xếp dỡ container, than quặng và dầu quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại… để có thể từng bước đưa nước ta hội nhập và đủ sức cạnh tranh trong hoạt động đầu tư, khai thác cảng biển với các nước trong khu vực và trên thế giới:

- Tập trung cải tạo, duy tu luồng tàu đảm bảo điều kiện khai thác đồng bộ và hiệu quả cùng các cảng biển;

- Phát triển đồng bộ mạng giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa để đảm bảo kết nối cảng với các cảng cạn, trung tâm phân phối hàng hóa, khu kinh tế, khu công nghiệp, các cảng, bến thủy nội địa…, tạo điều kiện hàng đi/đến cảng thuận lợi, nâng cao hiệu quả khai thác cảng;

- Phát triển bến cảng tại các huyện đảo với quy mô phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để vận tải hàng hóa, hàng khách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng;

Phát triển dịch vụ hỗ trợ vận tải biển và Logistic:

- Phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, dịch vụ logistic và dịch vụ vận tải đa phương thức, đặc biệt tại nhóm cảng phía Bắc, nhóm cảng thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu, nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long. Coi trọng việc nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, dịch vụ logistic, dịch vụ vận tải đa phương thức;

- Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và các hoạt động của các dịch vụ một cách có hiệu quả;

- Phát triển các trung tâm phân phối hàng hóa gắn liền với các bến cảng container, đặc biệt là ở các cảng cửa ngõ, cảng trung chuyển quốc tế;

- Phát triển dịch vụ hỗ trợ vận tải biển theo hướng hội nhập quốc tế; tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc quản lý chất lượng dịch vụ, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh của thị trường.

Định hƣớng phát triển của TCIT trong những năm tới

Với định hướng phát triển kinh doanh của TCT TCSG trong các năm tới dựa trên 03 trụ cột là : “Khai thác cảng biển; Dịch vụ logistics; Vận tải bộ” và 03 nền tảng: “Chất lượng dịch vụ hàng đầu hướng tới khách hàng; Quản trị tiên tiến, nhân lực chuyên nghiệp chất lượng cao; Kỷ luật quân đội trong DN, trách nhiệm với cộng đồng”.

TCIT luôn không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ tạo sự hài lòng cho khách hàng, đối tác, đảm bảo an toàn sản xuất, đặc biệt là an toàn giao thông, an toàn hàng hải trong quá trình vận chuyển. Và đồng thời kết hợp với TCT TCSG triển khai mạnh mẽ dịch vụ logistics trọn gói cho hàng hóa nhập – xuất tàu từ Cái Mép đến Tp.HCM và ngược lại.

Bộ 03 TCIT – TCCT - TCOT quyết tâm xây dựng công ty phát triển với mục tiêu là đơn vị xếp dỡ container giữ vị trí đứng đầu khu vực Cái Mép – Thị Vải, phấn đấu đến năm 2015 chiếm 80% thị phần.

Tạo được thương hiệu riêng, trên nền thương hiệu chung của Tổng công ty TCSG, tạo sự khác biệt trong cung cấp dịch vụ đến mọi khách hàng, đối tác, kinh doanh đạt hiệu quả, phát triển bền vững và có trách nhiệm cao với cộng đồng, đặc biệt ở địa bàn Cái Mép – Thị Vải.

Mục tiêu và Chiến lƣợc của TCIT trong giai đoạn 2013 đến 2018

Mục tiêu

- Nhằm từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ cảng biển theo định hướng chiến lược phát triển chung của cụm cảng số 05 và của TCT TCSG.

- Nhằm tạo cơ sở để cán bộ, nhân viên TCIT có nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ SXKD của công ty, bên cạnh đó là căn cứ đánh giá kết quả bình xét thi đua khen thưởng từng đơn vị, cá nhân người lao động.

TCIT phấn đấu tăng trưởng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng hàng năm từ 9 – 10% nhằm đến 2018 tổng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng đạt 1 triệu TEUs tương đương với 12 triệu tấn.

Trong giai đoạn 5 năm tiếp theo, Cảng sẽ chú trọng phát triển các dịch vụ và phát triển thị trường bằng việc mở rộng thị trường nhằm tăng sản lượng hàng hóa. Đặc biệt, tăng sản lượng hàng hóa từ khu vực Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chiến lược kinh doanh

Trong chiến lược phát triển kinh doanh, TCIT sẽ trở thành một trung tâm cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hoá (logistics) cảng biển kiểu mẫu, hiện đại của Việt Nam với đầy đủ các dịch vụ kho hàng, bãi container và các dịch vụ giá trị gia tăng cùng với sự cung ứng các giải pháp kinh doanh toàn diện phù hợp với định hướng phát triển cụm khu vực Cảng Cái Mép và hệ thống cảng biển của Tổng Công ty TCSG. Theo dự báo, trong tương lai, dịch vụ giao nhận hàng hoá trong đó có dịch vụ cảng biển sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng tại Việt Nam, đóng góp tới 15% GDP cả nước.

Bằng cách sử dụng cơ sở so sánh và phân tích SWOT giữa TCIT và đối thủ cạnh tranh, ta có thể phác thảo một chiến lược mà giúp Cty phân biệt với đối thủ, vì thế mà giúp TCIT cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.

Chiến lược phát triển thị trường:

Các cảng và trung tâm logistic cần được đặt ở các vị trí chiến lược với điều kiện tự nhiên thuận lợi và được kết nối với hậu phương bằng hệ thống giao thông thuận tiện. TCIT với vị trí nằm ở vùng kinh tế tiềm năng khu vực Cái Mép – Thị Vải, gần kề các khu công nghiệp và trung tâm lớn, được nối với hậu phương bằng hệ thống đường bộ và đường thủy. TCIT vẫn đang tiếp tục tìm kiếm các cơ hội để phát triển kinh doanh tại các vị trí chiến lược trên cả trong và ngoài nước.

Chiến lược hiện đại hóa:

Khách hàng có nhu cầu ngày càng cao về năng lực, hiệu suất xếp dỡ của cảng, các cảng có hạ tầng và trang thiết bị lạc hậu rất khó có được hàng hoá thông qua. TCIT đã có chiến lược đi tắt đón đầu trong việc đầu tư hạ tầng, trang thiết bị xếp dỡ và hệ thống quản lý cảng hiện đại. Tại TCIT – TCCT hệ thống trang thiết bị bao gồm 09 cẩu Post- Panamax, 3 cẩu Kock của CHLB Đức và 6 cẩu ZPMC của Trung Hoa với sức nâng 65 tấn dưới khung chụp, có thể nâng cùng lúc 2 container 20’ có hàng, 20 RTG 6+1 của ZPMC. Công ty đã chi gần 3 triệu USD để mua hệ thống phần mềm quản lý cảng của Công ty RBS (Úc).

Chiến lược xây dựng và phát triển theo định hướng khách hàng:

Với phương châm: “Hãy để chúng tôi đáp ứng tiêu chuẩn của bạn”, việc hiểu và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng có vai trò quyết định đối với việc tồn tại và phát triển kinh doanh. Những ngày đầu mới khai thác cảng container, TCIT chưa nhiều kinh nghiệm về tổ chức, quy hoạch, khai thác, marketing cảng và chăm sóc khách hàng. Qua quá trình lắng nghe và học hỏi từ khách hàng và các đối tác, bằng cách cố gắng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng, TCIT đã có được sự phát triển nhanh và bền vững. TCIT không chỉ có cơ sở khách hàng là các hãng tàu mà còn có quan hệ và chăm sóc trực tiếp các Forwarders, các công ty logistics, các hiệp hội, các nhà đầu tư và các chủ hàng xuất nhập khẩu. Công ty hiện có mối quan hệ chặt chẽ với trên 100 khách hàng XNK, 11 hãng tàu, 50 công ty Logistics và Forwarder.

Chiến lược quản trị nguồn nhân lực:

Với việc hàng loạt cảng mới ra đời trong thời gian qua thì thị trường cảng không chỉ có cạnh tranh khai thác cảng mà còn có cạnh tranh nguồn nhân lực cảng. Quản trị nguồn nhân lực phải luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà khai thác cảng. TCIT cùng với việc xây dựng Văn hóa Công ty đang tạo ra môi trường làm việc tốt cho hơn 200 cán bộ, công nhân viên và 500 công nhân của các nhà thầu phụ, nơi người lao động được tôn trọng, được tạo điều kiện để phát triển toàn diện. Công ty đã cử nhiều cán bộ đi học tập về khai thác và kỹ thuật cảng tại Hà Lan, Đài Loan và Hàn Quốc, mở nhiều lớp khai thác cảng, tin học, ngoại ngữ và marketing cho CB, CNV tại TCT TCSG, người lao động được hỗ trợ học tập, nâng cao kiến thức.

Chiến lượng mở rộng ngành nghề kinh doanh:

Bên cạnh việc kinh doanh khai thác cảng, TCIT còn mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực vận tải đa phương thức, dịch vụ hàng hải, đại lý vận tải, giao nhận v.v... Cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng bằng việc xây dựng và mở rộng hệ thống dịch vụ Logistics tại Tân Cảng (TPHCM), ICD Tân Cảng-Sóng Thần (Bình Dương), ICD Tân Cảng-Long Bình và Depot Tân Cảng - Nhơn Trạch tại Đồng Nai, ICD Tân Cảng - Cái Mép tại Bà Rịa- Vũng Tàu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH cảng quốc tế tân cảng cái mép ( TCIT) (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)