Khái quát về nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27 - 31)

Chương 1 : LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

2.1. Khái quát về nền kinh tế Việt Nam

Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa: “Tại Đại hội IX (năm 2001), Đảng ta chính thức đưa ra khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đó là mô hình tổng quát, là đường lối chiến lược nhất quán của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội. Đến nay, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định ngày càng sâu sắc.”5

Đặc trưng về cơ cấu kinh tế: là nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế bao gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vôn đầu tư nước ngoài. Trong đó kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác là bộ phận hợp thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Bảng 2.1 : Cơ cấu đóng góp GDP của các thành phần kinh tế từ năm 2016 - 2018

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không phải thị trường điều tiết hoàn toàn mà còn có sự điều chỉnh, quản lý của Nhà nước để đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, khắc phục những bất cập, khuyết tật của cơ chế thị trường. Về phương tiện công cụ, động lực của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kinh tế thị trường được Đảng, Nhà nước sử dụng như một công cụ, phương tiện, một động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dẫn đến Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình. “Liên tiếp trong 4 năm, từ năm 2016 -

5PGS, TS. Đặng Quang Định (18-07-2021), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

2019, Việt Nam đứng trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất.”6

“Đặc biệt, trong năm 2020, trong khi phần lớn các nước có mức tăng trưởng âm hoặc đi vào trạng thái suy thoái do tác động của đại dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,91%, góp phần làm cho GDP trong 5 năm (2016 - 2020) tăng trung bình 5,9%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Và vào năm 2021 GDP của Việt Nam ước tính tăng 2,58% so với năm 2020. Trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đây là một thành công lớn của Việt Nam.” 7

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tăng trưởng GDP qua các năm

Nguồn: Báo điện tử Quảng Ninh

Không những thế, kinh tế phát triển cũng góp phần giúp cho đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Nếu như năm 1985 bình quân thu nhập 6 Nguyễn Minh Phong & Nguyễn Trần Minh Trí, (10/01/2021), Vị thế và cơ đồ kinh tế Việt Nam, Truy cập từ https://nhandan.vn

7 Thông tin điện tử Tổng cục Thống kê, (2020), Kinh tế Việt Nam 2020: Một năm tăng trưởng đầy bản lĩnh, Truy cập từ http:/ww.gso.gov.vn

đầu người đạt được 159 USD/năm thì năm 2020 “GDP bình quân đầu người (GDP/người)

của Việt Nam là 2.786 USD/người vào năm 2020”8. Các cân đối lớn của nền kinh tế về

tích luỹ - tiêu dùng, tiết kiê Ÿm - đầu tư, năng lượng, lương thực, lao đô Ÿng - viê Ÿc làm… tiếp tục được bảo đảm.

Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém:

Thứ nhất hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam vẫn tồn tại nhiều yếu kém, bất cập,

và vẫn chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể là:

- Hệ thống pháp luật còn thiếu toàn diện, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý đất nước bằng pháp luật. Nhiều nội dung quan trọng liên quan tới vấn đề đổi mới kinh tế – xã hội chậm được thể chế hoá như: vấn đề quản lý nhà nước đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước; về đăng ký kinh doanh bất động sản; cạnh tranh trung thực; kiểm soát độc quyền,..

- Một số văn bản pháp luật quan trọng đã ban hành song hiệu lực thực thi chưa cao.

- Tính cụ thể, minh bạch, rõ ràng của nhiều luật còn thấp: Những sai phạm về hình thức văn bản vẫn xảy ra

- Các chủ trương, chính sách kinh tế và tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nước cần thiết kế để phù hợp với cơ chế thị trường, mang lại lợi ích và công bằng xã hội, ổn định và tăng trưởng kinh tế hợp lý, ngăn ngừa tình trạng độc quyền, lạm dụng làm méo mó thị trường, lệch lạc các nguồn lực và tổn hại lợi ích cộng đồng, hạn chế các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh.

- Do khối lượng công việc rất lớn, lĩnh vực đa dạng, tính chất phức tạp, một số công việc tồn đọng kéo dài qua nhiều đời chính sách, quy định. Trong khi đó, số lượng cán bộ còn hạn chế, chưa đủ theo định biên. Một số tập đoàn, tổng công ty cũng chưa thực hiện chế độ báo cáo theo đúng hạn định, đặc biệt là với các báo cáo tài chính và giám sát tài chính.

Thứ hai việc tăng trưởng kinh tế còn chậm, chưa bền vững dưới mức tiềm năng (biểu,

đồ 2.2), lực lượng sản xuất chưa được giải phóng triệt để, năng suất lao động thấp. “Theo tính toán của nhóm nghiên cứu và tham khảo từ Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì năng suất lao động của Việt Nam chỉ tăng 5,4% (năm 2019 là 6,2%) và ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Cụ thể, năng suất lao động bình quân đạt mức 117,94 triệu đồng, tương đương khoảng 5.081 USD/lao động.” . Khả năng cạnh tranh với quốc tế còn kém.9

“Nếu so với các nước trong khu vực ASEAN, năng lực cạnh tranh của Việt Nam vẫn chỉ

đứng thứ 7, trên Lào, Campuchia và Myanmar. Điều này cho thấy sự cần thiết phải có các chính sách toàn diện hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tận dụng các cơ hội hiện nay từ nội tại và quốc tế để phấn đấu thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.”10

Thứ ba, việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển còn dàn trải, lãng phí, chưa công

bằng, chưa đem lại hiệu quả cao; vấn đề phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phân dân cư, nhất là nông dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa chậm được cải thiện, ít được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)