2.3 .Khái quát sơ lược thành phần kinh tế ở Việt Nam
2.4. Vận dụng vào phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nước ta
2.4.2.1 Những thành tựu đạt được
Nhìn lại chặng đường hơn 30 năm đổi mới, từ tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước và tập thể, tất cả các tầng lớp nhân dân đã chuyển sang ý thức chủ động và tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội.
Những thay đổi về tư duy và nhận thức quan trọng đó đã tạo điều kiện giúp khu vực KTTN ở nước ta từng bước phát triển cả về lượng và chất. Từ chỗ chủ yếu chỉ có các hộ kinh doanh cá thể, nước ta đã có những tập đoàn kinh tế lớn. Từ chỗ chủ yếu hoạt động trong khu vực phi chính thức, KTTN đã chuyển đổi mạnh mẽ sang hoạt động trong khu vực chính thức của nền kinh tế, phạm vi kinh doanh đã rộng khắp ở những ngành mà pháp luật không cấm. Đặc biệt, trong những năm qua một làn sóng khởi nghiệp đã và đang diễn ra, đem lại một sức sống mới cho nền kinh tế. Có thể thấy, khu vực KTTN đang đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước.
Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân ngày càng sáng tỏ, cùng các chính sách chung và các chính sách đặc thù được ban hành trong thời gian qua đã có tác động tích cực đến sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trong giai đoạn 2001 - 2016, kinh tế tư nhân không ngừng phát triển, đóng góp ngày càng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Doanh nghiệp tư nhân phát triển ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và các vùng, miền, số lượng doanh nghiệp của tư nhân tăng nhanh, từ 55.236 doanh nghiệp năm 2002 thì đến năm 2016 đã có khoảng 500.000 doanh nghiệp với nhiều loại hình đa dạng.
Hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế tư nhân dần được nâng lên, có tỷ trọng đóng góp GDP khoảng 39 - 40%. Khu vực kinh tế tư nhân cũng chiếm trên 85% lao động đang làm việc của nền kinh tế; thu hút khối lượng vốn khá lớn từ nền kinh tế để đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh (năm 2002, tổng nguồn vốn đăng ký hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân khoảng 3,842 triệu tỷ đồng, năm 2015 là 11,469 triệu tỷ đồng, tỷ trọng trong vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên lần lượt là 25,3% và 38,7%). Đội ngũ doanh nhân ngày càng
lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đạo đức, văn hoá kinh doanh của doanh nhân dần được nâng lên.23