Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 49 - 55)

2.3 .Khái quát sơ lược thành phần kinh tế ở Việt Nam

2.4.3.6Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của

2.4. Vận dụng vào phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nước ta

2.4.3.6Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của

Đảng cần phải nâng cao năng lực hoạch định đường lối, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội.

Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong Đảng và trong xã hội để thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng

Tăng cường lãnh đạo việc thể chế hóa, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực kinh tế

26 https://moet.gov.vn/content/vanban/Lists/VBDH/Attachments/2729/GT học phần Kinh tế chính trị MNL (K) Tr101- Tr182.pdf 48

Kiên quyết đấu tranh đẩy lùi tham nhũng, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, công chức.

Nhà nước cần phải thể chế hóa và thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng.

Nâng cao chất lượng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế.

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế của Nhà nước.

Đổi mới phương thức quản lý của Nhà nước phù hợp với nền kinh tế thị trường. Đổi mới, cơ cấu lại tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương.

Đẩy mạnh cải cách tư pháp. Nâng cao năng lực, hiệu quả giải quyết tranh chấp dân sự, kinh doanh, đầu tư, thương mại.

Xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về kinh tế.

Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Mặc dù không đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của đất nước, được thừa nhận và phát triển sau, nhưng thành phần kinh tế tư nhân đã đóng góp nhiều thành quả rất quan trọng trong nền kinh tế trên tất cả các mặt: GDP, thu ngân sách, nguồn vốn đầu tư… Vì vậy, việc nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân phù hợp với điều kiện của nước ta là hết sức cần thiết. Đến nay, Đảng ta đã khẳng định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập quốc tế, nước ta đã hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Từ kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của một số nước phát triển

và thực tiễn của nước ta trong những năm qua. Để phát triển kinh tế tư nhân có hiệu quả, thực sự là động lực quan trọng của nền kinh tế, giữ đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, Chính phủ cần có những chủ trương, chính sách đột phá, phát huy nội lực, tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát triển kinh tế tư nhân theo đúng chủ trương, mục tiêu mà Đảng đã xác định.

KẾT LUẬN

Kinh tế thị trường là thành quả của văn minh nhân loại, được Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng một cách đúng đắn, khách quan, khoa học, sáng tạo, trở thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó nhấn mạnh vị trí, vai trò của con người chính là động lực và cũng là mục tiêu cao nhất của sự phát triển.

Quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa hay quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề rất mới mẻ về lý luận và thực tiễn. Phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là chúng ta chưa thể có ngay chủ nghĩa xã hội theo đúng nghĩa của nó, mà đó là một quá trình, là mục tiêu mà chúng ta phải đạt tới. Trong quá trình đó, phải từng bước xác lập chủ nghĩa xã hội, phải tạo ra những điều kiện, những tiền đề để phát triển theo đúng quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội, tránh nguy cơ chệch hướng. Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải kết hợp mục tiêu tăng trưởng kinh tế với mục tiêu xã hội và mục tiêu bảo vệ môi trường nhằm thực hiện “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Từ quá trình phát triển kinh tế trong lịch sử của nhiều nước phát triển trên thế giới, chúng ta có thể thấy rằng cho dù ở nước nào thì kinh tế tư nhân cũng đóng một vai trò cực kì quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Có thể nói kinh tế tư nhân đã là một phần không thể tách rời cùng với tiến trình lịch sử của sự phát triển loài người.

Xuất phát từ lý luận về kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ, Đại hội Đảng VI đã mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển của kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Những quan điểm đổi mới kinh tế đã thúc đẩy và khơi dậy mọi tiềm năng sẵn có trong dân. Các chính sách, cơ chế quản lí đã từng bước được hoàn thiện và đồng bộ.

Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội to lớn trong hơn 30 năm đổi mới của

đất nước ta có một phần đóng góp không nhỏ của khu vực kinh tế tư nhân. Song để hoàn thành chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đặt Việt Nam sánh ngang với các cường quốc như Bác Hồ hằng mong muốn thì đóng góp của kinh tế tư nhân còn chưa đáp ứng được sự mong đợi đó.

Như vậy muốn nâng cao vai trò và vị trí của kinh tế tư nhân đòi hỏi Đảng, Nhà nước và bản thân kinh tế tư nhân phải cùng nỗ lực phấn đấu. Trước mắt chúng ta nên phát huy những mặt tích cực đã đạt dược trong lịch sử và vận dụng các giải pháp cấp bách để giải quyết những khó khăn, từng bước mở đường cho kinh tế tư nhân đóng góp sức mình trong công cuộc ổn định, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, đặt Việt Nam thành quốc gia phát triển trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, trong tư tưởng, phải dành cho kinh tế tư nhân một vị trí thích đáng kể cả trong đầu tư, trong phân vai, ... từ đó tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho kinh tế tư nhân để thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, xứng đáng với tiềm năng của mình.

Từ cơ sở phân tích trên chúng ta thấy được sở hữu tư nhân nói chung cũng như sự phát triển kinh tế tư nhân nói riêng có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên nó vẫn còn khá nhiều hạn chế cần khắc phục và quan tâm hơn nữa. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã có những định hướng và chính sách nhằm phát triển kinh tế tư nhân song hành cùng các hình thức sở hữu khác, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khẳng định chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước là đúng đắn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. An Nhiên, (12/06/2021), Quỹ ngoại lãi "khủng" với những khoản đầu tư tỷ đô trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sàn chứng khoán Việt, Truy cập từ: https://vneconomy.vn/quy-ngoai-lai-khung-voi-

nhung-khoan-dau-tu-ty-do-tren-san-chung-khoan-viet.htm

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 49 - 55)