.Từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 31 - 35)

Từ nằm 1986 – 2000, Nhà nước thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế cụ thể là trong thời kỳ này, nước ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhờ đường lối đổi mới của đảng đã góp phần làm khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của các loại hình kinh tế phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân lao động, tăng sản phẩm cho xã hội. “giai đoạn 1986-2000, tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm tăng 6,51%; trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,72%;

9 Phan hậu (31/03/2021), Năng suất lao động của Việt Nam tụt hậu 60 năm so với Nhật Bản, truy cập từ: thanhnien.vn

10 http://hdll.vn/vi/chuong-trinh---de-tai/kien-nghi-cua-de-tai-nang-luc-canh-tranh-cua-nen-kinh-te-nuoc-ta-thuc-trang-van-de-dat- ra-va-giai-phap.html

khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,06%; khu vực dịch vụ tăng 6,66%.”11. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong đó: tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 24,53% GDP, giảm 13,53% so với năm 1986; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,73%, tăng 7,85%; khu vực dịch vụ chiếm 38,74%, tăng 5,68%.

Một trong những thành tựu kinh tế to lớn của thời kỳ đổi mới là phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngành nông nghiệp đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đưa Việt Nam từ nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới.

Cũng trong giai đoạn này việc tăng trưởng kinh tế đã cơ bản gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xây dựng con người. “có 90% số trẻ em 14 tuổi tốt nghiệp tiểu học; 94% dân số trong độ tuổi 15-35 biết chữ. Sau 10 năm nỗ lực phấn đấu, đến giữa năm 2000, cả nước hoàn thành chương trình mục tiêu chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Chính sách cải cách tiền lương trong thời kỳ này đã thúc đẩy phát triển sản xuất làm cho đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.” 12. Thu nhập bình quân tăng nhanh cũng góp phần làm cho tỉ lệ nghèo của Việt Nam được giảm đi rõ rệt. “Nếu như năm 1993, tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam tính theo phương pháp của Ngân hàng Thế giới là 58,1%, thì đến năm 1998 tỷ lệ nghèo này giảm xuống còn 37,4%”13

2.2.2. Nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng (2001 đến nay)

Trong thời kì này, nhờ nắm bắt được thời cơ, thuận lợi, vượt qua những khó khăn và thách thức, nền kinh tế nước ta đã có những biến đổi quan trọng và đạt dược nhiều thành tựu to lớn. Kinh tế liên tục tăng trưởng đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp. “Từ đầu nhiệm kỳ Đại 11 TS. Nguyễn Thị Hương (3/9/2020), Những dấu ấn quan trọng về kinh tế – xã hội trong hành trình 75 năm thành lập và phát triển đất nước qua số liệu thống kê, truy cập từ: gso.gov.vn

12,13 TS. Nguyễn Thị Hương (3/9/2020), Những dấu ấn quan trọng về kinh tế – xã hội trong hành trình 75 năm thành lập và phát triển đất nước qua số liệu thống kê, truy cập từ: gso.gov.vn

hội XII đến nay, với sự điều hành quyết liệt và quyết tâm cao của Chính phủ, Việt Nam đã từng bước đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, biểu hiện ở việc tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức 6,8%, đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5% đến 7% của kế hoạch 5 năm 2016 - 2020.”14

Không những thế, quy mô của nền kinh tế cũng được mở rộng hơn đáng kể góp phần làm tăng thu nhập bình quân của người dân GDP bình quân đầu người năm 2019 đạt 2.715 USD, gấp 15 lần năm 1990; thu nhập bình quân đầu người 1 tháng đạt 4.294,5 nghìn đồng, gấp 12 lần năm 2002. “Năng suất lao động (NSLĐ) tăng từ 4,3% /năm trong giai đoạn 2011 – 2015 lên 5,8%/năm trong giai đoạn từ 2016 – 2020, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) bình quân 5 năm 2016 – 2020 đạt khoảng 45,2% vượt qua so với mục tiêu được đề ra” . NSLĐ được cải thiện đáng kể đã góp phần15

làm tăng chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển toàn diện và sâu rộng, đưa nước ta hội nhập ngày càng đầy đủ với kinh tế khu vực và thế giới. “Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2018 ước đạt 475 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 239 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2017. Hàng hóa Việt Nam đã tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mo rộng tìm kiếm, phát triển nhiều thị trường mới. Đặc biệt, xuất khẩu sang thị trường các nước có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam có tốc độ tăng cao so với năm 2017” .16 Điều này cho thấy nền kinh tế nước ta có độ mở ngày càng cao và tăng lên tương đối nhanh, nước ta đã khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước và tranh thủ được thị trường thế giới.

Những nỗ lực đổi mới trong những năm qua đã giúp cho môi trường đầu tư liên tục được cải thiện nhờ đó đã thu hút được ngày càng nhiều hơn cho vốn đầu tư phát triển “sau hơn 30 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hiện cả nước có khoảng 334 tỷ USD vốn đăng ký với hơn 26.600 dự án còn hiệu lực. Theo đó, khu vực FDI ngày càng phát triển, trở thành một trong những khu vực năng động nhất của nền kinh tế” . Đầu tư17

14 Mai Trung Dũng (31/01/2021), Một số thành tựu nổi bật sau 35 năm đổi mới đất nước, truy cập từ: phutho.gov.vn

15 Nguyễn Đức Kiên, Kinh tế Việt Nam – nhìn lại sau 35 năm đổi mới, truy cập từ: bqllang.gov.vn

16 https://www.vass.gov.vn/tap-chi-vien-han-lam/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-cua-viet-nam-trong-boi-canh-cuc-dien-kinh-te-the- gioi-moi-20

17 https://www.vass.gov.vn/tap-chi-vien-han-lam/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-cua-viet-nam-trong-boi-canh-cuc-dien-kinh-te-the- gioi-moi-20

trực tiếp nước ngoài trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế- xã hội, có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ cho nền kinh tế cụ thể là: “đến nay, khu vực FDI chiểm khoảng 25% vốn đầu tư toàn xã hội, trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Khu vực FDI đã góp phần tăng thu ngân sách, tạo việc làm cho người dân, ổn định tình hình xã hội.” . Đặc12

biệt, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thúc đẩy việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Những dấu ấn trong sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, chính sách, đường lối nhất quán của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội. Vị thế của Việt Nam thay đổi đáng kể trên thế giới và trong khu vực ASEAN “Năm 2019, trong tổng số 129 nền kinh tế được đánh giá, Việt Nam nổi lên là một quốc gia đặc biệt khi tăng từ vị trí 52 lên 42 trong tổng số 129 quốc gia. Năm 2020, mặc dù trải qua một năm kinh tế đầy biến động, nhưng chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn duy trì được thứ hạng khi xếp thứ 42/131 nền kinh tế và xếp thứ 3 trong ASEAN… Năm 2020, kinh tế Việt Nam có quy mô thứ 40 trên thế giới, thứ 4 trong ASEAN và bình quân GDP/người đứng thứ 6 trong ASEAN.”18. Không những thế Việt Nam đã vượt trên các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, xếp hạng thứ 25 thế giới về hấp dẫn vốn FDI. Mặt khác, về mặt ngoại giao kinh tế tính đến nay đã có trên 70 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Nhờ việc nước ta tích cực tham gia vào việc đàm phán cũng như ký kết, phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do đã góp phần thúc đẩy thương mại và đầu tư cho nền kinh tế Việt Nam đồng thời thể hiện sự chủ động của Việt Nam trong việc hình thành hệ thống thương mại quốc tế.

Do hội nhập kinh tế sâu rộng, kinh tế – xã hội của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 trong năm 2020. Tuy nhiên, nhờ có các biện pháp đối phó chủ động từ Trung ương tới địa phương, tác động y tế của dịch bệnh không nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)