2.3 .Khái quát sơ lược thành phần kinh tế ở Việt Nam
2.4. Vận dụng vào phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nước ta
2.4.3.4 Hội nhập kinh tế quốc tế
Bản chất của kinh tế thị trường là mở cửa hội nhập. Khi mở cửa hội nhập, các quốc gia có thể gia tăng lợi ích kinh tế từ thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế nên cần tích cực hội nhập thông qua một số biện pháp:
- Đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và ký kết các hiệp định thương mại, đầu tư song phương, đa phương tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế.
- Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác cụ thể.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tiềm lực của các doanh nghiệp trong nước. - Gắn hội nhập quốc tế với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
- Hệ thống luật pháp, chính sách được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với đòi hỏi và thực thi có hiệu quả các cam kết quốc tế, tận dụng các cơ hội, phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ bên ngoài, xử lý các tranh chấp quốc tế về thương mại, đầu tư.
Đồng thời tích cực tham gia vào xây dựng các quy tắc thương mại, đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất hàng hóa tiêu thụ trên trường nội địa có thể bị ảnh hưởng bởi canh tranh hàng hóa nước ngoài. Đất nước có thể phát triển nhanh hơn nhưng đối mặt với các nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường nên cần có những giải pháp khắc phục:
- Quy định về giới hạn khai thác tài nguyên, xử lý chất thải ra môi trường
- Xử lý nghiêm khác các cơ quan, doanh nghiệp vi phạm