2.3 .Khái quát sơ lược thành phần kinh tế ở Việt Nam
2.3.2. Kinh tế tập thể, hợp tác
Là hình thức liên kết tự nguyện của những người lao động nhằm kết hợp sức mạnh của từng thành viên với sức mạnh tập thể để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề của sản xuất, kinh doanh và đời sống. Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng từ thấp đến cao từ tổ nhóm hợp tác đến hợp tác xã theo tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, quản lý dân chủ thực hiện đúng luật hợp tác xã.
Kinh tế tập thể được phát triển, rộng rãi và đa dạng trong các ngành nghề ở nông thôn và thành thị, nó giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
2.3.3 Kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển
kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh tế tư nhân ở đây bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Xét về mặt quan hệ sở hữu, kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đều thuộc cùng loại hình sở hữu tư nhân, khác với sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể. Mặc dù về mặt lý luận, quan điểm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân là hai thành phần kinh tế khác nhau, khác nhau về trình độ phát triển lực lượng sản xuất và bản chất quan hệ sản xuất
Vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng được nhận thức rõ hơn và đánh giá đúng hơn. Kinh tế tư nhân ngày càng đóng góp lớn hơn trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội.
2.3.4 Kinh tế có vố đầu tư nước ngoài
Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là thuật ngữ chỉ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ở Việt Nam thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới được xác định từ văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là thành phần kinh tế bao gồm:
+ Các doanh nghiệp, công ty 100% vốn nước ngoài. + Các doanh nghiệp, công ty liên doanh
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, có vai trò lớn trong việc huy động vốn đầu tư, công nghệ, phương thức quản lý hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
2.4. Vận dụng vào phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nước ta
2.4.1 Khái niệm kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Thành phần kinh tế tư nhân:
- Kinh tế cá thể, tiểu chủ: Kinh tế cá thể, tiểu chủ dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất. Sự khác nhau giữa kinh tế cá thể và kinh tế tiểu chủ ở chỗ: trong kinh tế cá thể nguồn thu nhập hoàn toàn dựa vào lao động và vốn của bản thân và gia đình, còn trong kinh tế tiểu chủ, tuy nguồn thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào lao động và vốn của bản thân và gia đình, nhưng có thuê lao động.
- Kinh tế tư bản tư nhân: Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê. Kinh tế tư bản tư nhân rất năng động, nhạy bén với kinh tế thị trường, do đó sẽ có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước, tuy nhiên, kinh tế tư bản tư nhân có tính tự phát rất cao.
2.4.1.1 Khái niệm sở hữu tư nhân
Sở hữu tư nhân là hình thức sở hữu riêng của từng cá nhân hay từng pháp nhân kinh tế về tư liệu sinh hoạt, tiêu dùng và những tư liệu sản xuất nhằm đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần của cá nhân. Quyền sở hữu của cá nhân đối với tài sản được phát sinh dựa trên những căn cứ pháp lý do pháp luật quy định. Pháp luật không hạn chế về căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu tư nhân, không hạn chế về số lượng và giá trị của tài sản thuộc sở hữu tư nhân.
Mặc dù là sở hữu riêng đối với tài sản nhưng dựa trên tính chất về vốn, cách thức tổ chức sản xuất và sử dụng lao động mà sở hữu tư nhân chia thành sở hữu cá thể (phần vốn còn ít, tổ chức sản xuất theo kiểu tự cung, tự cấp); sở hữu tiểu chủ (cá nhân đã bắt đầu biết cách tổ chức sản xuất, sản xuất sản phẩm phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của xã hội, đã biết thuê nhân công lao động…); sở hữu tư bản tư nhân (vốn lớn, tổ chức sản xuất ở trình độ cao…).
2.4.1.2 Vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chủ nghĩa ở nước ta
Kinh tế tư nhân đã phát triển trên nhiều phương diện, được tự do kinh doanh và đối xử bình đẳng hơn với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các yếu tố sản xuất và các loại thị trường; hiệu quả, sức cạnh tranh dần được nâng lên; hoạt động đa dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và các vùng, miền; bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 39 - 40% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.
Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp, đạo đức, văn hoá kinh doanh của doanh nhân dần được nâng lên.
Mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng trong khu vực kinh tế tư nhân được các cấp uỷ đảng quan tâm đổi mới, hoàn thiện; đảng viên được làm kinh tế tư nhân và chủ doanh nghiệp của tư nhân được thí điểm kết nạp vào Đảng.
Hoạt động giám sát, phản biện chính sách, vai trò tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động và người sử dụng lao động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp được quan tâm đổi mới; nâng cao hiệu quả.
Qua các kỳ Đại hội Đảng, vị trí và vai trò của khu vực kinh tế tư nhân dần được khẳng định và nhấn mạnh. Điển hình như: Văn kiện Đại hội X của Đảng năm 2006 với nhận định: Kinh tế tư nhân là khu vực “có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế” ; Nghị quyết Đại hội XI của Đảng năm 2011 cho rằng: “Hoàn thiện cơ19
chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế” ;20
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng năm 2016 cũng chỉ rõ: “Hoàn thiện cơ chế chính sách để tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa, DN khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế” .21
Gần đây nhất, Hội nghị Trung ương 5 khóa XII (tháng 5/2017) đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, với mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, 19,20 https://dangcongsan.vn/kinh-te/kinh-te-tu-nhan-la-dong-luc-quan-trong-cua-nen-kinh-te-436696.html
20 21
quy mô, chất lượng và tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa (GDP). Nghị quyết được đánh giá là một bước tiến mới, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho khu vực kinh tế tư nhân và toàn bộ nền kinh tế.
Điều này khẳng định, quan điểm của Đảng ta về kinh tế tư nhân là quá trình phát triển liên tục. Báo cáo tổng kết 15 năm (2002 - 2017) thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân” cũng cho thấy: Trong 15 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp quan trọng về khuyến khích và tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển.
Vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng được nhận thức rõ hơn và đánh giá đúng hơn. Kinh tế tư nhân ngày càng đóng góp lớn hơn trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội.22
Tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm cả kinh tế cá thể luôn duy trì ổn định trong khoảng 39-40%. Bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường trong nước và quốc tế; đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh. Số lượng DN của tư nhân tăng nhanh với nhiều loại hình đa dạng; phong trào khởi nghiệp được đẩy mạnh…
Mức độ đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước của kinh tế tư nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng liên tục trong những năm qua. Tính đến nay, cả nước có khoảng trên 500.000 DN tư nhân đang hoạt động và mỗi năm có thêm hàng vạn DN được thành lập mới; Thu hút khoảng 51% lực lượng lao động cả nước và tạo khoảng 1,2 triệu việc làm cho người lao động mỗi năm, góp phần quan trọng vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, tăng thu nhập cho người dân…
22 Tiếp tục khẳng định mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Bài 2: Tạo không gian phát triển của kinh tế tư nhân (dcs.vn)
2.4.2 Thực trạng phát tiển của sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong quá trình xây dựngnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
2.4.2.1 Những thành tựu đạt được
Nhìn lại chặng đường hơn 30 năm đổi mới, từ tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước và tập thể, tất cả các tầng lớp nhân dân đã chuyển sang ý thức chủ động và tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội.
Những thay đổi về tư duy và nhận thức quan trọng đó đã tạo điều kiện giúp khu vực KTTN ở nước ta từng bước phát triển cả về lượng và chất. Từ chỗ chủ yếu chỉ có các hộ kinh doanh cá thể, nước ta đã có những tập đoàn kinh tế lớn. Từ chỗ chủ yếu hoạt động trong khu vực phi chính thức, KTTN đã chuyển đổi mạnh mẽ sang hoạt động trong khu vực chính thức của nền kinh tế, phạm vi kinh doanh đã rộng khắp ở những ngành mà pháp luật không cấm. Đặc biệt, trong những năm qua một làn sóng khởi nghiệp đã và đang diễn ra, đem lại một sức sống mới cho nền kinh tế. Có thể thấy, khu vực KTTN đang đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước.
Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân ngày càng sáng tỏ, cùng các chính sách chung và các chính sách đặc thù được ban hành trong thời gian qua đã có tác động tích cực đến sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trong giai đoạn 2001 - 2016, kinh tế tư nhân không ngừng phát triển, đóng góp ngày càng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Doanh nghiệp tư nhân phát triển ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và các vùng, miền, số lượng doanh nghiệp của tư nhân tăng nhanh, từ 55.236 doanh nghiệp năm 2002 thì đến năm 2016 đã có khoảng 500.000 doanh nghiệp với nhiều loại hình đa dạng.
Hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế tư nhân dần được nâng lên, có tỷ trọng đóng góp GDP khoảng 39 - 40%. Khu vực kinh tế tư nhân cũng chiếm trên 85% lao động đang làm việc của nền kinh tế; thu hút khối lượng vốn khá lớn từ nền kinh tế để đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh (năm 2002, tổng nguồn vốn đăng ký hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân khoảng 3,842 triệu tỷ đồng, năm 2015 là 11,469 triệu tỷ đồng, tỷ trọng trong vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên lần lượt là 25,3% và 38,7%). Đội ngũ doanh nhân ngày càng
lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đạo đức, văn hoá kinh doanh của doanh nhân dần được nâng lên.23
2.4.2.2 Những hạn chế còn tồn tại
Tuy đạt nhiều thành tựu, song, nhìn chung, khu vực kinh tế tư nhân còn tồn tại, hạn chế. Cơ chế, chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế, có quy mô nhỏ, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ. Trình độ công nghệ, quản trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp. Cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý, thiếu liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác. Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu tham gia các chuỗi giá trị sản xuất khu vực và