Vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế thị trường định

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 38 - 42)

2.3 .Khái quát sơ lược thành phần kinh tế ở Việt Nam

2.4. Vận dụng vào phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nước ta

2.4.1.2 Vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế thị trường định

chủ nghĩa ở nước ta

Kinh tế tư nhân đã phát triển trên nhiều phương diện, được tự do kinh doanh và đối xử bình đẳng hơn với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các yếu tố sản xuất và các loại thị trường; hiệu quả, sức cạnh tranh dần được nâng lên; hoạt động đa dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và các vùng, miền; bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 39 - 40% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.

Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp, đạo đức, văn hoá kinh doanh của doanh nhân dần được nâng lên.

Mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng trong khu vực kinh tế tư nhân được các cấp uỷ đảng quan tâm đổi mới, hoàn thiện; đảng viên được làm kinh tế tư nhân và chủ doanh nghiệp của tư nhân được thí điểm kết nạp vào Đảng.

Hoạt động giám sát, phản biện chính sách, vai trò tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động và người sử dụng lao động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp được quan tâm đổi mới; nâng cao hiệu quả.

Qua các kỳ Đại hội Đảng, vị trí và vai trò của khu vực kinh tế tư nhân dần được khẳng định và nhấn mạnh. Điển hình như: Văn kiện Đại hội X của Đảng năm 2006 với nhận định: Kinh tế tư nhân là khu vực “có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế” ; Nghị quyết Đại hội XI của Đảng năm 2011 cho rằng: “Hoàn thiện cơ19

chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế” ;20

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng năm 2016 cũng chỉ rõ: “Hoàn thiện cơ chế chính sách để tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa, DN khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế” .21

Gần đây nhất, Hội nghị Trung ương 5 khóa XII (tháng 5/2017) đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, với mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, 19,20 https://dangcongsan.vn/kinh-te/kinh-te-tu-nhan-la-dong-luc-quan-trong-cua-nen-kinh-te-436696.html

20 21

quy mô, chất lượng và tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa (GDP). Nghị quyết được đánh giá là một bước tiến mới, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho khu vực kinh tế tư nhân và toàn bộ nền kinh tế.

Điều này khẳng định, quan điểm của Đảng ta về kinh tế tư nhân là quá trình phát triển liên tục. Báo cáo tổng kết 15 năm (2002 - 2017) thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân” cũng cho thấy: Trong 15 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp quan trọng về khuyến khích và tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển.

Vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng được nhận thức rõ hơn và đánh giá đúng hơn. Kinh tế tư nhân ngày càng đóng góp lớn hơn trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội.22

Tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm cả kinh tế cá thể luôn duy trì ổn định trong khoảng 39-40%. Bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường trong nước và quốc tế; đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh. Số lượng DN của tư nhân tăng nhanh với nhiều loại hình đa dạng; phong trào khởi nghiệp được đẩy mạnh…

Mức độ đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước của kinh tế tư nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng liên tục trong những năm qua. Tính đến nay, cả nước có khoảng trên 500.000 DN tư nhân đang hoạt động và mỗi năm có thêm hàng vạn DN được thành lập mới; Thu hút khoảng 51% lực lượng lao động cả nước và tạo khoảng 1,2 triệu việc làm cho người lao động mỗi năm, góp phần quan trọng vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, tăng thu nhập cho người dân…

22 Tiếp tục khẳng định mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Bài 2: Tạo không gian phát triển của kinh tế tư nhân (dcs.vn)

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)