Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 90 - 95)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chung về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

3.4.2.1. Hạn chế

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách phát triển du lịch: Huyện Đồng Văn không xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triến du lịch của huyện mà chỉ thực hiện theo quy hoạch đã được Chính phù phê duyệt và theo Quy hoạch tổng thể của tỉnh Hà Giang. Kế hoạch phát triển du lịch của Huyện cũng chưa được xây dựng riêng biệt mà nằm trong kế hoạch chung cùa Phòng Vãn hóa thông tin. Một số chỉ tiêu về phát triển du lịch chưa được xây dựng như: sự hài lòng của khách du lịch hay chỉ tiêu thu NSNN,.... Ngoài ra, việc xây dựng mục tiêu của kế hoạch cũng bộc lộ vấn đề cần phải xem xét là nhiều chỉ tiêu dự báo không còn phù họp. về định hướng giải pháp và dự kiến nguồn lực để thực hiện kế hoạch phát triển du lịch huyện Đồng Văn chưa cụ thể hóa giải pháp, nguồn lực của địa phương. Địa phương cũng chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể về phát triển du lịch cho lao động ngành du lịch hay cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ

du lịch đêu mới chỉ nhận các chính sách hô trợ của tỉnh với sô hộ được hô trợ còn chưa nhiều.

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách:

+ Bộ máy quản lý hoạt động du lịch của huyện Đồng Văn chưa được thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm.

+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch: kế hoạch phát triển du lịch (mục tiêu, giải pháp thực hiện) còn chưa được truyền thông rộng rãi tới toàn thể người dân trên địa bàn. Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của người dân trong phát triển du lịch của Huyện còn chưa sâu rộng nên hiệu quả chưa thực sự cao. Do đó, mức độ tham gia của cộng đồng vào phát triến du lịch chưa cao.

+ Phát triển sản phẩm du lịch: Các lễ hội hiện đại tuy được tổ chức nhưng còn lúng túng, vẫn chưa đủ tiềm lực để có thể thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Phát triển làng nghề, sản phẩm địa phương đã thực hiện nhưng hiệu quả chưa thực sự cao, vẫn cần nhiều giải pháp thúc đấy trong thời gian tới.

+ Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch: chưa khai thác hết các kênh truyền thông hiệu quả như Facebook, zalo, diễn đàn, website,....

+ Đầu tư cho phát triển du lịch: kinh phí dành cho đầu tư du lịch, dịch vụ còn rất hạn chế. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đều tới từ NSNN, chưa thực hiện xã hội hóa được vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, chưa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, số lượng cơ sở kinh doanh du lịch tăng trưởng nhưng Huyện chưa có

doanh nghiệp nào có quy mô lớn đầu tư.

+ Đào tạo, phát triền nguồn nhân lực ngành du lịch: tỷ lệ lao động ngành du lịch đã qua đào tạo của Huyện ở mức khá thấp, chỉ đạt khoảng 28%. Nhân lực ngành du lịch chủ yếu chỉ được đào tạo thông qua các khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngán hạn tập trung theo chương trình của Sở Văn hóa, thế thao và du lịch của Tỉnh với số lượng nhân lực được đào tạo còn hạn chế.

+ Giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường trong quá trình phát triển du lịch: việc đầu tư trùng tu, tôn tạo, giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái tại các điểm di tích văn hóa, lịch sử, danh thắng còn hạn chế.

- Kiêm tra, thanh tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch: địa phương vân chưa xây dụng kênh thông tin tương tác giữa chính quyền và du khách bằng cách lập đường dây nóng tiếp nhận ý kiến đóng góp của người dân, du khách. Hoạt động kiểm tra đôi khi mang tính hình thức. Hầu như chưa tiến hành kiểm tra trong nội bộ bộ máy quản lý du lịch.

về kết quả phát triển du lịch cùa huyện: Nàm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh covidl9 nên số lượt khách du lịch tới Đồng Văn giảm sút. Điều này đã làm sụt giảm doanh thu, nộp NSNN và giải quyết công ăn việc làm cho lao động trong lĩnh vực du lịch. Cùng với sự phát triển của du lịch nhanh chóng trong những năm trở lại đây, cảnh qua môi trường tại phố cổ Đồng Văn đang có dấu hiệu bị ảnh hưởng lớn.

3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế a. Nguyên nhân khách quan

- Chính sách của Nhà nước: Trong bối cảnh Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp, với gần 65,6% dân số sống ở nông thôn, phát triển kinh tế du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM sẽ là xu thế tất yếu, trong mối quan hệ hữu cơ, có tác động tương hỗ lẫn nhau. Trong khi đó, Nhà nước chưa có các chính sách đặc thù cho phát triến du lịch nông thôn. Đại dịch Covid-19 đà làm thay đổi hoàn toàn từ nhận thức, cơ cấu thị trường, hệ thống dịch vụ, sản phẩm... của ngành Du lịch, đòi hỏi phải có những cơ chế, chính sách đủ mạnh thúc đẩy du lịch phát triển phù hợp với tinh hình mới. Là ngành đầu tiên bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ ngành du lịch phục hồi sau khó khãn.

- Đồng Văn vẫn là một huyện nghèo, do địa hình miền núi hiềm trở nên giao thông đi lại không thuận lợi. Từ đó làm cho khả năng đầu tư cho nền kinh tế trong đó có du lịch còn thấp, chưa có tính đột phá. Trong khi đó, kinh tế cùa huyện Đồng Văn còn gặp nhiều khó khàn. Người dân trên địa bàn có mức thu nhập thấp, trình độ dân trí chưa cao, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số,.... Điều này đà ảnh hưởng tới khả năng phát triển du lịch của huyện.

- Tình hình dịch bệnh trong năm 2020 đà tác động và ảnh hưởng lớn tới phát triển hoạt động du lịch. Đặc biệt, do tình hình vận chuyến hành khách gián đoạn và

đóng cửa biên giới đã làm lượng khách quôc tê giảm mạnh.

- Tính mùa vụ du lịch khá cao. Vào mùa du lịch, cơ sở hạ tầng, nhân lực và các loại hình dịch vụ khác đều thiếu, không đáp ứng nhu cầu. Nhưng khi hết mùa du lịch thì cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch dư thừa, lãng phí, không có việc làm cho nguồn nhân

lực nhàn rỗi. Vì lẽ đó, đầu tư cho du lịch còn cầm chừng do tính hiệu quả cả chu kỳ nàm không cao và ảnh hưởng đến việc kêu gọi, khuyển khích thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài, các địa phương khác trong nước vào phát triển du lịch.

- Ý thức của khách du lịch: Ý thức khách du lịch hiện nay tới Đồng Văn còn chưa đồng đều. Hầu hết khách du lịch đã có ý thức đảm bảo an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường nhưng vẫn còn nhiều du khách chưa có ý thức cao. Tình trạng xả rác, túi

nilong bừa bãi còn diễn ra phổ biến.

b. Nguyên nhãn chủ quan

- Nhân sự trong bộ máy quản lý nhà nước về phát triển du lịch của Huyện còn có chất lượng chưa cao. số nhân sự có trình độ đào tạo đại học và sau đại học còn• • • • • • • • thấp. Việc phối hợp quản lý hoạt động du lịch chưa thực sự hiệu quả. Đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch còn thiếu và yếu, cán bộ chuyên trách làm công tác du lịch không nhiều. Cán bộ quản lý đã qua đại học hầu hết được đào tạo các chuyên ngành không liên quan trực tiếp đến du lịch. Hiện tại, huyện chỉ có 1 cán bộ quản lý có trình độ đào tạo sau đại học, 25 cán bộ đào tạo đại học và• ỉ •/ • • • • 2 • •••

còn lại 11 cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng.

- Nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch theo hướng bền vững còn hạn chế. Vấn đề xã hội hóa du lịch và du lịch cộng đồng chưa được khai thác. Mặt khác, nhận thức của cộng đồng về việc phát triển mô hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng, xã hội hóa du lịch gặp nhiều khó khăn. Hầu hết người dân làm việc trong ngành du lịch mới chỉ quan tâm tới gia tăng lượt du khách, gia tăng doanh thu và lợi nhuận mà chưa chú trọng tới gìn giữ môi trường, bản sắc vàn hóa, phát triển du lịch bền vững một cách đầy đủ.

- Nguồn nhân lực du lịch là một thách thức lớn với du lịch Đồng Vàn. Phần lớn những người làm du lịch có trình độ học vấn ớ một số ngành cơ bản nhưng chưa được đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành du lịch. Hiện nay, huyện Đồng Văn có 150

lao động trong ngành du lịch, dịch vụ. Trình độ đại học và trên đại học là 14, cao đẳng và trung cấp là 28 còn lại là sơ cấp và chua qua đào tạo. Do đó, tỷ lệ lao động ngành du lịch, dịch vụ đã qua đào tạo ở mức khá thấp, chỉ đạt khoảng 28%.

- Đa số các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn huyện có quy mô vừa và nhỏ, nãng lực cạnh tranh yếu, thiếu tính liên kết vùng, chưa đủ sức vươn ra thị trường ngoài tình và quốc tế. Phần lớn các doanh nghiệp tập trung kinh doanh đơn thuần, chưa chú trọng đến công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, tiềm năng du lịch cùa huyện. 100% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch của huyện Đồng văn đều chỉ có quy mô nhở.

- Vốn đầu tư cho phát triển du lịch: Trước khó khăn về chính sách thắt chặt đầu tư công của Chính phủ, huyện đã dành vốn ngân sách đầu tư các chương trinh, dự án có tính cấp bách, phục vụ trực tiếp người dân; tận dụng, khai thác tối đa nguồn vốn xà hội hóa để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vục phát triển KT - XH. Cùng với đó, huyện có cơ chế khuyến khích, ưu đãi thu hút đầu tư như giải quyết thủ tục cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế thuê đất xây dựng cơ sở cơ sở hạ tầng; áp dụng cơ chế ưu đãi về phát triển du lịch, dịch vụ miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiếu số. Tuy nhiên, hiện nay, các dự án đầu tư và vốn đầu tư thu hút vào lĩnh vực du lịch của địa phương vẫn còn hạn chế. Đồng Văn mới thu hút được 16 dự án với tồng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng. Trong đó có các dự án lớn, như: Dự án đầu tư hang Mây, xã Tả Lủng; Khu du lịch tâm linh xã Lũng Cú; khách sạn Hoa Cương; Khu sinh thái Khánh Sơn, Trường Xuân.... Tuy nhiên, các dự án này vẫn đang trong giai đoạn triển khai.

- Cơ sở vật chất cho phát triền du lịch: Toàn huyện hiện có 50 khách sạn, nhà nghỉ, 194 nhà khách và nhà lưu trú homestay với tổng số trên 1.100 phòng ngủ và trên 2.300 giường ngủ; 72 nhà hàng ăn uống phục vụ khách du lịch. Có thể thấy, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động du lịch của Huyện nhìn chung còn hạn chế, chưa thể đáp ứng hết yêu cầu trong các dịp cao điểm khách du lịch. Đồng thời, các khách

sạn này đều mới chỉ có chất lượng 2 sao hoặc 3 sao. Chưa có các cơ sở lưu trú có quy mô lớn.

CHƯƠNG 4

ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÒNG VÀN, TỈNH HÀ GIANG

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)