Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội và tài nguyên du lịch của huyện Đồng

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội

Huyện Đồng Văn là huyện miền núi biên giới của tỉnh Hà Giang nằm ở điểm cực Bắc của Tổ quốc, đây là điểm nhô ra cao nhất trên bản đồ Việt Nam. Đồng Văn cách thành phố Hà Giang 155km, nơi đây có cột cờ Lũng Cú là biểu trưng cho chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc. Đồng Văn là huyện nằm trong vùng lõi của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Phía Bắc và Tây giáp Trung Quốc; phía Nam giáp huyện Yên Minh, phía Đông giáp huyện Mèo Vạc với chiều dài đường biên giới Việt-Trung trên 54,6 km. Huyện Đồng Văn bao gồm 17 xã và 2 thị trấn là: Thị trấn Phó Bảng, thị trấn Đồng Vãn và các xã: Lũng Cú, Ma Lé, Lũng Táo, Phố Là, Thài Phin Tủng, Sủng Là, Sà Phin, Tả Phin, Tả Lủng, Phố Cáo, Sính Lủng, Sảng Tủng, Lũng Thầu, Hố Quáng Phin, vần Chải, Lũng Phin, Sùng Trái. Toàn huyện có 225 thôn, tổ dân phố, diện tích tự nhiên 47.171 ha, trong đó có 35,08% là đất sản xuất nông nghiệp, diện tích núi đá chiến 73,49%. Địa hình phức tạp, có nhiều núi cao, vực sâu chia cắt. Nhiều ngọn núi cao như Lũng Táo 1.91 lm. Độ cao trung bình 1.200m so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Dân số toàn huyện có 15.780 hộ với trên 77.170 người, toàn huyện có 17 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 88,4%, còn lại là các dân tộc khác như Tày, Giấy, Lô Lô, Pu Péo, Hoa.

Đồng Văn là huyện vùng cao, địa hình chủ yếu là núi đá; có 9 xã, thị trấn biên giới với nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống,... đã tạo nên sự đa dạng trong văn hóa. Tuy nhiên, đây cũng là khó khăn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế đồng bộ giữa các vùng, các dân tộc. Để tạo ra sự phát triển đồng đều giữa vùng biên giới với các xã nội địa, nhiều nãm qua, cấp ủy, chính quyền huyện đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực, trong đó, dồn lực phát triển kinh tế vùng khó khăn là một

trong những cách làm mang lại hiệu quả thiêt thực; từng bước kéo gân khoảng cách giữa các địa phương trong huyện. Năm 2021, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một số nhiệm vụ phát triển du lịch không thể thực hiện được. Huyện đã dồn mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị tập trung phát triển kinh tế với việc nhân rộng các mô hình chăn nuôi có hiệu quả, tìm ra các cây, con giống mới phù hợp, năng suất cao cho người dân. Trong đó, chú trọng tới việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Một số địa phương như thị trấn Đồng Văn, xã Lũng Táo, Má Lé,...đã đi đầu trong chuyển đồi diện tích trồng ngô sang trồng rau chuyên canh, cây gừng, cây dược liệu,... mang lại thu nhập cao.

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội của huyện Đồng Vãn, Hà Giang, giai đoạn 2018 - 2020

Chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 2020

Nông, lâm nghiệp % 40,50 39,71 39,60

Công nghiệp - xây dựng % 21,50 22,05 22,31

Thương mại dịch vụ % 38,00 38,24 38,09

Dân số trung bình Người 79.150 82.409 83.998

Thu ngân sách nhà nước Triệu đôngr-|-' • /\ 4. A 799.761 963.579 1.027.844

Tỷ lệ hộ nghèo % 54,25 48,26 41,9

X--- >

Nguỏn: UBND huyện Đông Văn

Đến nay, thu nhập bình quân của người dân huyện Đồng Văn đạt trên 20 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao chiếm 42%. Một số xã đặc biệt khó khăn như Hố Quáng Phin, Sủng Trái, vần Chải từng bước được đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông; những thôn, bản xa đều có đường bê tông nông thôn đến từng nhóm hộ. Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia, nước sạch ngày càng tăng....

Năm 2020, huyện Đồng Văn đã đối mặt với nhiều khó khàn, thách thức, đặc biệt là đại dịch Covid -19. Vượt qua khó khăn, thách thức của thiên tai và dịch bệnh, năm 2020, huyện Đồng Văn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Trong đó, có nhiều chỉ tiêu quan trọng như: Thu ngân sách từ thuế và phí đạt 22,14 tỷ đồng, đạt 106 kế hoạch giao; tỷ lệ cư dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 87%; giảm tỷ lệ hộ nghèo 6,27%. Đặc biệt, công tác sản xuất nông, lâm nghiệp được thực hiện có hiệu quả: Năng suất, sản lượng các cây trồng chính

tăng mạnh, đạt 28,816 tân; thụ tinh nhân tạo cho 1.172 con bò; sản phâm OCOP phát triển mạnh đã tạo giá trị, thương hiệu riêng cho các sản phẩm nông sản. Du

lịch phát triển mạnh mẽ gắn với bảo tồn vãn hóa các dân tộc. Nhờ đó, mặc dù chịu ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, Đồng Văn vẫn trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, là “địa chỉ đỏ” cho du khách trong nước và quốc tế...

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)