Bối cảnh mới và quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển du lịch trên

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 95 - 100)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Bối cảnh mới và quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển du lịch trên

trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

4.1.1. hội và thách thức với sự phát triến du lịch trên địa bàn huyện Đồng

Văn, tình Giang

(i) Cơ hội

- Đồng Văn nằm trong Công viên địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn, đây là điều kiện, là lợi thế quan trọng trong công tác xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch của huyện.

- Theo báo cáo của Virtuoso Luxe và Euromonitor, số lượng khách du lịch sẽ tăng trưởng ốn định ở mức 5% đến 6% trong trung hạn. Du khách ngày càng có xu hướng du lịch xa hơn, đồng thời tìm kiếm những giá trị du lịch tại nhừng nơi còn hoang sơ, nguyên bản. Xu hướng này phù hợp với giá trị nổi trội về du lịch của huyện Đồng Văn.

+ Đồng Văn cũng có cơ hội tăng mạnh mức doanh thu từ thấp, trung bình lên trung bình cao và cao bằng việc nâng cấp các sản phẩm và dịch vụ du lịch.

- Đồng Văn nằm trong vùng Công viên địa chất, do vậy nhận được sự quan tâm của các Bộ, ngành Trung ương và các tổ chức trong và ngoài nước trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tài nguyên, xóa đói giảm nghèo, bình dửng giới, xây dựng nông thôn mới...; Sự quyết tâm, mong muốn của các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh trong việc đẩy mạnh phát triển du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn.

- Dịch bệnh Covidl9 từ năm 2020 tới nay vẫn chưa được kiểm soát. Mặc dù ảnh hưởng lớn tới ngành du lịch của huyện nhà nhưng cũng là cơ hội để ngành du lịch có phương hướng giảm sự phụ thuộc vào khách du lịch quốc tế, tập trung hơn vào khách du lịch nội địa. Thời kỳ hậu covid, Chính phủ sè có nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển du lịch nội địa.

(ii) Thách thức

- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn khó khăn, dịch vụ du lịch còn đơn điệu.. huyện Đồng Văn cần một nguồn vốn đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch nhưng địa phương vẫn còn là huyện có kinh tế chưa phát triển mạnh mẽ.

- Việc hội nhập phát triển kinh tế - xã hội đã dẫn tới nhừng thay đổi trong tập quán, lối sống, bản sắc của người dân địa phương. Một số giá trị văn hóa phi vật thế cũng đã bị mai một trong cuộc sống cộng đồng các dân tộc ở Đồng Văn nói riêng, Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung. Điều này đặt ra yêu cầu cho các cơ quan quản lý trong bảo tồn văn hóa của địa phương.

- Ngoài ra, trong quá trình phát triển du lịch, về khách quan Đồng Văn cũng phải đối diện với sự cạnh tranh từ các điểm đến trong vùng Công viên, trong khu vực và trong nước. Khách du lịch có thể lựa chọn nhiều phương án du lịch khác nhau, ngay cả thị trường khách du lịch muốn khám phá, trải nghiệm tại vùng núi cũng có nhiều lựa chọn tại Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh, Hoàng Su Phì hay xa hơn như Sa Pa, Cao Bằng, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan.

- Dịch Covid-19 diễn ra năm 2020 đã tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó, ngành Du lịch bị ảnh hưởng rất nặng nề. Các lệnh cấm bay, hạn chế đi lại và sự e ngại của du khách do lo sợ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đà khiến nhiều khách sạn, nhà hàng và chuỗi bán lẻ tại các điềm du lịch trở nên vắng khách, doanh thu ngành du lịch sụt giảm mạnh. Lượng khách quốc tể chỉ có vào thời điểm tháng 1 và 2, từ tháng 3 hầu như không có khách. Khách du lịch nội địa cũng giảm mạnh do diễn biến phức tạp của dịch bệnh và Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội. Doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn khiến không ít nhân viên ngành Du lịch mất việc làm giảm, thậm chí không có thu nhập... Trong thời gian tới, dịch bệnh tiếp tục

diễn biến bất lợi cho ngành du lịch cả nước nói chung và của địa phương nói riêng.

4.1.2. Quan điểm phát triển du lịch huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

- Phù họp với phù họp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, với chiến lược phát triển du lịch Việt Nam ở khu vực Trung du Miền núi Bắc Bộ; định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Các chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang.

- Phát huy các giá trị tông thê các loại di sản, khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch trở thành sản phấm có tính cạnh tranh cao. Đua du lịch Đồng Văn trở thành trung tâm du lịch văn hóa lịch sử trong Cồng viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.

- Phát triển du lịch một cách bền vững, chuyên nghiệp, đảm bảo lợi ích cộng đồng dân cu, góp phần xóa đói giảm nghèo và chuyến dịch cơ cấu kinh tế địa phuơng. Phát triền du lịch trên cơ sở toàn diện về du lịch quốc tế và du lịch nội địa, trong đó chú trọng khai thác nguồn khách nội địa và lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng chiến lược phát triển lâu dài.

- Phát triển du lịch theo hướng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư. Với định hướng dài hạn là thu hút các nhà đầu tư vào phân khúc khách hạng sang và siêu sang, trong ngắn hạn tập trung vào du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị tài nguyên thiên nhiên và vàn hóa.

- Phát triển du lịch có trọng tâm trọng điểm và bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị tự nhiên; giừ vững quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự an toàn xã hội; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường.

4.1.3. Mục tiêu

4.1.3.7. Mục tiêu chung

- Xác định nhiệm vụ bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên cùa cả hệ thống chính trị, là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý; phát triển văn hóa nhất thiết phải gắn với du lịch, lấy văn hóa để phát triển du lịch và lấy du lịch để bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa; làm cho văn hóa trở thành nguồn động lực, tài nguyên nhân văn đề thúc đấy du lịch phát triển, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

- Xây dựng và phát huy các giá trị Công viên địa chất toàn cầu Ưnesco Cao nguyên đá Đồng Văn tạo nên thương hiệu đề phát triển du lịch là nhiệm vụ quan trọng để góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh; giữ gìn và phát huy các giá trị di sản địa chất, di sản vãn hóa, đa dạng sinh học, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và bảo

vệ môi trường sinh thái, góp phân nâng cao đời sông vật chât tinh thân của nhân dân lên một bước cao mới.

- Phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu của cả nhiệm kỳ theo hướng bền vững, có trọng tâm, trọng điểm; tập trung xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật du lịch, sản phẩm du lịch, từng bước đưa huyện Đồng Văn trở thành khu du lịch - văn hóa lịch sử và trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của Tỉnh, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch, các khách sạn, nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, các làng văn hóa du lịch, các sản phấm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, dưới sự lành đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước.

- Tập trung xây dựng du lịch huyện Đồng Văn đến năm 2025, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch đồng bộ, bảo đảm môi trường du lịch an toàn, văn minh, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, mua sắm, trải nghiệm của khách tham quan du lịch. Đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, đưa Đồng Văn từ một huyện nghèo trở thành huyện có kinh tế phát triển, góp phần đáng kể cho kinh tế của tỉnh Hà Giang.

4.1.3.2. Mục tiêu cụ thê

Xây dựng 04 hồ sơ, trình Ưỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét, quyết định công nhận thêm 04 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thăng cảnh câp Tỉnh (Di sản địa chât Hang Rồng xã Sàng Tủng; thung lũng Karst Cây thiêng xã Thài Phin Tủng năm 2022; Chùa Quan Âm thị trấn Phố Bảng; chùa Quan Ảm xà Phổ Là năm 2023), đưa số di tích danh lam thắng cảnh cùa huyện Đồng Văn lên 12 di tích câp Tỉnh vào năm 2025; giữ vững danh hiệu 04 di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

Xây dựng 01 hồ sơ trình Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vât thể cấp Quốc gia (Lễ cúng Thần rừng dân tộc Cờ Lao xã Sính Lủng năm 2024), đến năm 2025 có 04 di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Xây dựng 03 hồ sơ, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định công nhận 03 điểm du lịch cấp Tỉnh, đưa tổng số các điểm du lịch của huyện Đồng Văn lên 10 điểm vào năm 2025

(Chợ Sà Phin năm 2022, Hang Mây, xã Tả Lủng năm 2023, làng Thiên Hương, thị tran Đồng Văn năm 2024).

Huy động các nguồn lực đầu tư nâng cấp các tuyến đường giao thông, phấn đấu 100% các điểm di sản có đường ô tô; 100% các điểm di sản được gắn biển bảng chỉ dẫn biến thông tin và được bảo vệ nghiêm ngặt; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị của Công viên địa chất Ưnesco Cao nguyên đá Đồng Văn đến 100% thôn bản, trường học; 100% người dân địa phương hiếu và năm được các nội dung cơ bản của Công viên địa chất, để người dân tham gia quản lý, bảo vệ và gìn giữ các giá trị của di sản; hoàn thành các tiêu chí khuyến nghị của Chuyên gia mạng lưới Công viên địa chất toàn Cầu đáp ứng các yêu cầu của Unesco vê tái công nhận danh hiệu Công viên địa chât toàn câu Ưnesco lân thứ 3 vào năm 2022.

Tập trung xây dựng thị trấn Đồng Vãn, xã Lũng Cú trở thành khu du lịch cấp Tỉnh gắn với bảo tồn lịch sử - văn hóa; phấn đấu đến năm 2025 trên địa bàn huyện có 260 cơ sờ lưu trú du lịch, tăng 57 cơ sờ so với năm 2020, phát triên trên 90 nhà hàng, tăng 30 nhà hàng so với năm 2020, hơn 70 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua săm và các dịch vụ khác tăng 30 cơ sở so với năm 2020; 2025 tô chức đón trên 2,6 triệu

lượt khách du lịch đến với huyện, trong đó khách quốc tế là hơn 600 lượt; doanh thu từ du lịch, dịch vụ đến năm 2025 ước đạt trên 2.600 tỷ đồng.

4.1.4 Phương hướng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Giang

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triền du lịch của chính quyền huyện Đồng Văn, quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, định hướng đối với cơ quan quản lý trong thời gian tới như sau:

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách phát triển du lịch: Huyện cần thực hiện xây dựng quy hoạch, chiến lược, kế hoạch hằng năm về phát triển du lịch của huyện cụ thể. Ke hoạch phát triển du lịch của Huyện cần chi tiết, cụ thể, rõ ràng và sát thực tiễn. Tăng cường các chính sách hỗ trợ cụ thể về phát triển du lịch cho lao động ngành du lịch hay cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kể hoạch và cơ chế, chính sách:

4- Nâng cao chất lượng nhân sự trong bộ máy quản lý hoạt động du lịch của huyện Đồng Văn để đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh mới.

4- Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch cho cộng đồng, từ đó huy động sự tham gia tối đa của cộng đồng người dân địa phương trong phát triển du lịch.

+ Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để tạo ra dấu ấn đặc trưng cho du khách.

4- Tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch trên cơ sở khai thác các kênh truyền thông hiệu quả.

4- Tăng cường huy động kinh phí từ nhiều nguồn để đầu tư có trọng điểm cho cơ sở hạ tầng phát triển du lịch và cá cơ sở kinh doanh du lịch có tầm cỡ, quy mô và chất lượng tốt.

4- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

4- Giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường, gìn giữ bản sác văn hóa trong phát triển du lịch để đảm bảo du lịch phát triển bền vừng.

- Kiềm tra, thanh tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch: tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, đồng thời sử dụng các công cụ khác trong kiểm tra thanh tra như tiếp nhận ý kiến đóng góp của người dân, du khách.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)