Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 52 - 54)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội và tài nguyên du lịch của huyện Đồng

3.1.2. Tài nguyên du lịch

ĩ. 1.2.1. Tài nguyên du lịch nhãn vãn

- Văn hóa dân tộc: Nhân dân các dân tộc huyện Đồng Văn có đời sống văn

hóa, tinh thần khá phong phú, đa dạng. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa truyền thống riêng biệt, khẳng định sự trường tồn trong quá trình hình thành phát triển của mình như: Trống đồng Lô Lô, trống đồng Pu Péo, múa khèn của dân tộc Mông, các làn điệu dân ca của dân tộc Tày, Nùng, Dao, Giấy... cùng tồn tại và phát triển trong nền văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam. Bên cạnh những nét riêng biệt mang tính bản địa, trong quá trinh giao tiếp văn hóa các dân tộc có sự đan xen, cộng

sinh càng tăng thêm vẻ đẹp phong phú, đa dạng cùa văn hóa các dân tộc.

Một số tập quán, tín ngưỡng và sự kiện mang giá trị văn hóa ờ Đồng Văn: + Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô (di sản vãn hóa phi vật thể quốc gia); + Lễ cúng thần rừng dân tộc Pu Péo (di sản văn hóa phi vật thể quốc gia); + Lễ hội Gầu Tào (di sản văn hóa phi vật thể quốc gia);

+ Tri thức canh tác hốc đá của người dân Cao nguyên đá Đồng Văn (di sản văn hóa phi vật thể quốc gia);

+ Lễ hội Khèn Mông (được tổ chức hàng năm tại trung tâm huyện)

Đồng Văn nổi tiếng với Cột cờ Lũng Cú, phố cổ Đồng Văn, làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Lô Lô, thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Lũng cẩm Trên, xà Sủng Là, di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Vương ... Ngoài ra, Đồng Văn còn nổi tiếng với văn hóa chợ phiên Đồng Văn họp vào sáng chủ nhật hàng tuần tại trung tâm huyện, cùng nhiều chợ phiên khác (chợ Phố Cáo, chợ Sà Phin, chợ Lũng Phin...).

Bên cạnh đó, văn hóa ẩm thực của đồng bào nơi đây cũng đã được nhiều du

khách biêt tới, với các món đặc sản như: Mèn mén, cháo Au Tâu, âu trùng ong, mật ong hoa bạc hà, chè Lũng Phin, Thắng cố, bánh Tam giác mạch... Tuy nhiên, cho đến nay các giá trị này vẫn chưa được khai thác một cách hiệu quả.

- Văn hóa lịch sử: Lịch sử Hà Giang và Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung huyện Đồng Văn hóa riêng đã trải qua nhiều biến cố, để lại kho tàng khá phong phú như những chứng tích hiện vật của lịch sử còn lại, như:

+ Nhóm di tích tín ngưỡng của các dân tộc bản địa như Di tích kiến trúc nghệ thuật đền Quan Công thị trấn Đồng Văn, Di tích lịch sừ - văn hóa đền Quan Hoàng thị trấn Đồng Văn, Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Quan Âm xã Lũng Phin, huyện Đồng Văn.

+ Nhóm di tích, phế tích mang dấu ấn cai trị của người Pháp như Đồn Cao, khu kiến trúc chợ cũ Đồng Văn, quán cà phê phố cổ.

4- Nhóm di tích kiến trúc nghệ thuật như di tích kiến trúc nghệ thuật dòng họ Vương, xã Sà Phin; ngôi nhà cổ hơn 700 năm tuổi dòng họ Vừ, xã Lũng Táo, phố cổ Đồng Văn.

+ Di tích lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc Cột cờ Lũng Cú, xã Lũng Cú.

3.1.2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Giá trị về di sản địa chất: Nằm trên độ cao trung binh 1.000 m so với mực nước biển, huyện Đồng Văn được đánh giá là vùng lõi của Công viên địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn với trùng điệp giá giăng mắc xây thành trên diện tích tự nhiên 47.171 ha, với các di sản kiến tạo và địa mạo, các di sản cồ sinh, địa tầng và cồ môi trường. Tiêu biểu như, hóa thạch Bọ Ba Thùy tại xã Lũng Cú, hóa thạch Tay Cuộn, Bọ Ba Thùy tại xà Ma Lé, cụm hóa thạch Cá cổ Xín Mần Kha tại thôn Xín Mần Kha, xã Lũng Cú, rừng đá Lũng Táo, mặt cắt ranh giới (Permi - Trias) tại xã Lũng cẩm và Sủng Là. Ngoài ra, với kiến tạo địa hình núi đá vôi, nơi đây cũng là nơi tập trung nhiều hang động được các chuyên gia đánh giá có giá trị phát triển khai thác du lịch, như: Động Nguyệt, xã Phố Bảng, cụm hang động giữa xã Ma Lé và xã Lũng Táo gồm hang Tia Sáng, hang Ma Lé 1 và 2, hang Lùng Lú, hang Mây.

- Giá trị về hệ sinh thái, động, thực vật: Khí hậu Đồng Văn mang tính ôn đới,

thích họp trông các loại cây ăn quả như; Lê, đào, mận... và các loại cây dược liệu quý như: Đỗ trọng, huyền xâm, xuyên khung, ý dĩ, thảo quả...Đồng Văn có giống chè ngon nối tiếng phù họp với vùng đất Lũng Phin. Rừng Đồng Văn có thảm thực vật phong phú, thích họp cho sự phát triểu nhiều loài như: cây dẻ, sồi, thông đá, pơ mu... Động vật gồm các loài như: sóc, gà lôi, nhím, trăn, rắn, tê tê... Cây trồng nông nghiệp chủ yếu là ngô, một số vùng trồng lúa và các loài cây họ đậu. Chăn nuôi của Đồng Văn phát triển, người dân nuôi các loại gia súc như: bò, dê, ngựa để

lấy thịt, dùng sức kéo và vận chuyển hàng hóa.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 52 - 54)