Phương pháp xử lý thông tin, tài liệu, số liệu

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 46)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp xử lý thông tin, tài liệu, số liệu

2.2.1. Phương pháp thống mô tả

Là phương pháp dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động của các dữ liệu, giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu được thực hiện một cách đúng đắn, khách quan, có tính suy rộng cho nội dung nhiên cứu.

Thống kê là một hệ thống các phương pháp gồm: thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

Thống kê mô tả là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau đế phản ánh một cách tống quát đối tượng nghiên cứu, ở đây là phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Phương pháp thống kê mô tả được dùng trong quá trình nghiên cứu luận văn để làm có sở phân tích thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang nhằm phản ánh chân thực, chính xác đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này giúp cho việc tổng họp tài liệu, tính toán các số liệu được chính xác, phân tích tài liệu khoa học, phù họp, khách quan, phản ánh được đúng nội dung cần phân tích.

Sau khi đã thu thập tài liệu, số liệu và chọn lọc ra được những đặc trưng chủ yếu, tác giả tiến hành trên các bảng biểu. Các số liệu thu thập được tóm tát, trình bày và biếu

thị theo hệ thông so sánh theo hàng năm như: sô lượng khách du lịch, sô liệu doanh thu từ du lịch... và theo các tiêu chí phân nhóm khác nhau. Từ đó có cái nhìn tống quát về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, làm cơ sở để áp dụng phương pháp tiếp theo.

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để phục vụ cho Chương 3 với vai trò là cơ sở dữ liệu cho phân tích thực trạng và đánh giá phát triền du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phân tích là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cúu, phát hiện ta từng thuộc tính và bản chất của các yếu tố đó, từ đó giúp ta hiểu được đối tuông nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những bộ phận ấy.

Nhiệm vụ của phân tích là đi tù’ cái riêng đế tìm ra cái chung, đi từ hiện tượng để tìm bản chất, đi từ cái đặc thù để tìm cái phổ biến. Khi phân tích chia đối tượng nghiên cứu cần xác định tiêu thức để phân chia, chọn điểm xuất phát để nghiên cứu, xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tim thuộc tính riêng và thuộc tính chung.

Ngược với phân tích là tổng hợp, quá trình tổng hợp hỗ trợ cho quá trình phân tích đế tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng yếu tố, cần phải tổng hợp lại để có những nhận thức đầy đù, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, xu hướng vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp gắn bó chặt chẽ, quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu tính quy luật của bản chất sự vật, hiện tượng. Trong phân tích, việc xây dựng đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong tổng hợp, vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thề từ sự phân tích, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Ớ chương 1 luận văn sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ nội dung của mỗi công trình nghiên cún khoa học có liên quan đến đề tài. Bằng phương pháp tổng hợp, luận văn đưa ra những nhận xét chung về những kết quả chủ yếu và

khoảng trông nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đã được tông quan.

về lý luận, thông qua việc phân tích những vấn đề lý luận chung về phát triển du lịch trên địa bàn cấp huyện và tống hợp lại thì đó là khung phân tích của luận văn.

về kinh nghiệm thực tiễn, thông qua việc phân tích kinh nghiệm về phát triển du lịch của một số huyện, luận văn dùng phương pháp tồng hợp để rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho huyện Đồng Văn trong phát triển du lịch.

Ớ chương 3 luận văn, trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang theo các nội dung của công tác này, luận văn sử dụng phương pháp tống họp để đưa ra những nhận xét, đánh giá chung về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn trong giai đoạn 2018-2020.

Ớ chương 4, trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn ở chương 1; phân tích, đánh giá thực trạng ở chương 3, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn.

2.2.3. Phương pháp so sánh

Thông qua thu thập và phân tích các thông tin, số liệu, luận văn so sáng diễn biến các thời điểm để thấy được những ưu điểm, cũng như những tồn tại của phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn giai đoạn 2018-2020, để đề ra giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn.

Việc sử dụng bảng biểu đế đánh giá tình hình tăng giảm các chỉ tiêu liên quan qua các năm dựa trên thông tin được cung cấp từ ƯBND huyện Đồng Văn, từ thông tin báo cáo của các cơ quan, đơn vị liên quan đề so sánh, từ đó thấy được những ưu điểm, nhược điểm. Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng chủ yếu ở chương 3 của luận văn khi nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn.

So sánh các tài liệu, số liệu về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn thu thập được, so sánh số liệu qua từng năm, đánh giá sự phát triển du lịch trên địa bàn huyện theo thời gian, so sánh số liệu phản ánh thực hiện, triển khai các biện pháp phát triển du lịch trên đại bàn huyện Đồng vãn mà chính quyền huyện đã thực

hiện như đầu tư xây dựng cơ bản cho phát triển hạ tầng du lịch, khuyến khích, hỗ trợ hộ kinh doanh du lịch,...• • • 7

Từ các tài liệu, số liệu tác giả thu thập được tiến hành so sánh, đối chiếu tài liệu, số liệu với nhau để tìm ra những điểm giống và điểm khác nhau. Phương pháp này giúp ta tìm ra những ưu điểm, nhược điểm trong công tác quản lý nhà nước đối với phát triến du lịch trên địa bàn huyện Đồng Vãn.

CHƯƠNG 3: THựC TRẠNG PHÁT TRIỀN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG VÀN, TỈNH HÀ GIANG

3.1. Đặc điêm tự nhiên, kinh tê - xã hội và tài nguyên du lịch ciía huyện Đông Văn

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - hội

Huyện Đồng Văn là huyện miền núi biên giới của tỉnh Hà Giang nằm ở điểm cực Bắc của Tổ quốc, đây là điểm nhô ra cao nhất trên bản đồ Việt Nam. Đồng Văn cách thành phố Hà Giang 155km, nơi đây có cột cờ Lũng Cú là biểu trưng cho chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc. Đồng Văn là huyện nằm trong vùng lõi của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Phía Bắc và Tây giáp Trung Quốc; phía Nam giáp huyện Yên Minh, phía Đông giáp huyện Mèo Vạc với chiều dài đường biên giới Việt-Trung trên 54,6 km. Huyện Đồng Văn bao gồm 17 xã và 2 thị trấn là: Thị trấn Phó Bảng, thị trấn Đồng Vãn và các xã: Lũng Cú, Ma Lé, Lũng Táo, Phố Là, Thài Phin Tủng, Sủng Là, Sà Phin, Tả Phin, Tả Lủng, Phố Cáo, Sính Lủng, Sảng Tủng, Lũng Thầu, Hố Quáng Phin, vần Chải, Lũng Phin, Sùng Trái. Toàn huyện có 225 thôn, tổ dân phố, diện tích tự nhiên 47.171 ha, trong đó có 35,08% là đất sản xuất nông nghiệp, diện tích núi đá chiến 73,49%. Địa hình phức tạp, có nhiều núi cao, vực sâu chia cắt. Nhiều ngọn núi cao như Lũng Táo 1.91 lm. Độ cao trung bình 1.200m so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Dân số toàn huyện có 15.780 hộ với trên 77.170 người, toàn huyện có 17 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 88,4%, còn lại là các dân tộc khác như Tày, Giấy, Lô Lô, Pu Péo, Hoa.

Đồng Văn là huyện vùng cao, địa hình chủ yếu là núi đá; có 9 xã, thị trấn biên giới với nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống,... đã tạo nên sự đa dạng trong văn hóa. Tuy nhiên, đây cũng là khó khăn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế đồng bộ giữa các vùng, các dân tộc. Để tạo ra sự phát triển đồng đều giữa vùng biên giới với các xã nội địa, nhiều nãm qua, cấp ủy, chính quyền huyện đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực, trong đó, dồn lực phát triển kinh tế vùng khó khăn là một

trong những cách làm mang lại hiệu quả thiêt thực; từng bước kéo gân khoảng cách giữa các địa phương trong huyện. Năm 2021, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một số nhiệm vụ phát triển du lịch không thể thực hiện được. Huyện đã dồn mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị tập trung phát triển kinh tế với việc nhân rộng các mô hình chăn nuôi có hiệu quả, tìm ra các cây, con giống mới phù hợp, năng suất cao cho người dân. Trong đó, chú trọng tới việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Một số địa phương như thị trấn Đồng Văn, xã Lũng Táo, Má Lé,...đã đi đầu trong chuyển đồi diện tích trồng ngô sang trồng rau chuyên canh, cây gừng, cây dược liệu,... mang lại thu nhập cao.

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội của huyện Đồng Vãn, Hà Giang, giai đoạn 2018 - 2020

Chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 2020

Nông, lâm nghiệp % 40,50 39,71 39,60

Công nghiệp - xây dựng % 21,50 22,05 22,31

Thương mại dịch vụ % 38,00 38,24 38,09

Dân số trung bình Người 79.150 82.409 83.998

Thu ngân sách nhà nước Triệu đôngr-|-' • /\ 4. A 799.761 963.579 1.027.844

Tỷ lệ hộ nghèo % 54,25 48,26 41,9

X--- >

Nguỏn: UBND huyện Đông Văn

Đến nay, thu nhập bình quân của người dân huyện Đồng Văn đạt trên 20 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao chiếm 42%. Một số xã đặc biệt khó khăn như Hố Quáng Phin, Sủng Trái, vần Chải từng bước được đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông; những thôn, bản xa đều có đường bê tông nông thôn đến từng nhóm hộ. Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia, nước sạch ngày càng tăng....

Năm 2020, huyện Đồng Văn đã đối mặt với nhiều khó khàn, thách thức, đặc biệt là đại dịch Covid -19. Vượt qua khó khăn, thách thức của thiên tai và dịch bệnh, năm 2020, huyện Đồng Văn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Trong đó, có nhiều chỉ tiêu quan trọng như: Thu ngân sách từ thuế và phí đạt 22,14 tỷ đồng, đạt 106 kế hoạch giao; tỷ lệ cư dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 87%; giảm tỷ lệ hộ nghèo 6,27%. Đặc biệt, công tác sản xuất nông, lâm nghiệp được thực hiện có hiệu quả: Năng suất, sản lượng các cây trồng chính

tăng mạnh, đạt 28,816 tân; thụ tinh nhân tạo cho 1.172 con bò; sản phâm OCOP phát triển mạnh đã tạo giá trị, thương hiệu riêng cho các sản phẩm nông sản. Du

lịch phát triển mạnh mẽ gắn với bảo tồn vãn hóa các dân tộc. Nhờ đó, mặc dù chịu ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, Đồng Văn vẫn trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, là “địa chỉ đỏ” cho du khách trong nước và quốc tế...

3.1.2. Tài nguyên du lịch

ĩ. 1.2.1. Tài nguyên du lịch nhãn vãn

- Văn hóa dân tộc: Nhân dân các dân tộc huyện Đồng Văn có đời sống văn

hóa, tinh thần khá phong phú, đa dạng. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa truyền thống riêng biệt, khẳng định sự trường tồn trong quá trình hình thành phát triển của mình như: Trống đồng Lô Lô, trống đồng Pu Péo, múa khèn của dân tộc Mông, các làn điệu dân ca của dân tộc Tày, Nùng, Dao, Giấy... cùng tồn tại và phát triển trong nền văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam. Bên cạnh những nét riêng biệt mang tính bản địa, trong quá trinh giao tiếp văn hóa các dân tộc có sự đan xen, cộng

sinh càng tăng thêm vẻ đẹp phong phú, đa dạng cùa văn hóa các dân tộc.

Một số tập quán, tín ngưỡng và sự kiện mang giá trị văn hóa ờ Đồng Văn: + Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô (di sản vãn hóa phi vật thể quốc gia); + Lễ cúng thần rừng dân tộc Pu Péo (di sản văn hóa phi vật thể quốc gia); + Lễ hội Gầu Tào (di sản văn hóa phi vật thể quốc gia);

+ Tri thức canh tác hốc đá của người dân Cao nguyên đá Đồng Văn (di sản văn hóa phi vật thể quốc gia);

+ Lễ hội Khèn Mông (được tổ chức hàng năm tại trung tâm huyện)

Đồng Văn nổi tiếng với Cột cờ Lũng Cú, phố cổ Đồng Văn, làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Lô Lô, thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Lũng cẩm Trên, xà Sủng Là, di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Vương ... Ngoài ra, Đồng Văn còn nổi tiếng với văn hóa chợ phiên Đồng Văn họp vào sáng chủ nhật hàng tuần tại trung tâm huyện, cùng nhiều chợ phiên khác (chợ Phố Cáo, chợ Sà Phin, chợ Lũng Phin...).

Bên cạnh đó, văn hóa ẩm thực của đồng bào nơi đây cũng đã được nhiều du

khách biêt tới, với các món đặc sản như: Mèn mén, cháo Au Tâu, âu trùng ong, mật ong hoa bạc hà, chè Lũng Phin, Thắng cố, bánh Tam giác mạch... Tuy nhiên, cho đến nay các giá trị này vẫn chưa được khai thác một cách hiệu quả.

- Văn hóa lịch sử: Lịch sử Hà Giang và Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung huyện Đồng Văn hóa riêng đã trải qua nhiều biến cố, để lại kho tàng khá phong phú như những chứng tích hiện vật của lịch sử còn lại, như:

+ Nhóm di tích tín ngưỡng của các dân tộc bản địa như Di tích kiến trúc nghệ thuật đền Quan Công thị trấn Đồng Văn, Di tích lịch sừ - văn hóa đền Quan Hoàng thị trấn Đồng Văn, Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Quan Âm xã Lũng Phin, huyện Đồng Văn.

+ Nhóm di tích, phế tích mang dấu ấn cai trị của người Pháp như Đồn Cao, khu kiến trúc chợ cũ Đồng Văn, quán cà phê phố cổ.

4- Nhóm di tích kiến trúc nghệ thuật như di tích kiến trúc nghệ thuật dòng họ Vương, xã Sà Phin; ngôi nhà cổ hơn 700 năm tuổi dòng họ Vừ, xã Lũng Táo, phố cổ Đồng Văn.

+ Di tích lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc Cột cờ Lũng Cú, xã Lũng Cú.

3.1.2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Giá trị về di sản địa chất: Nằm trên độ cao trung binh 1.000 m so với mực nước biển, huyện Đồng Văn được đánh giá là vùng lõi của Công viên địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn với trùng điệp giá giăng mắc xây thành trên diện tích tự nhiên 47.171 ha, với các di sản kiến tạo và địa mạo, các di sản cồ sinh, địa tầng và cồ môi trường. Tiêu biểu như, hóa thạch Bọ Ba Thùy tại xã Lũng Cú,

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 46)