Một số kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 116 - 125)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3 Một số kiến nghị với Nhà nước

Cần có chủ trương, cơ chế và chính sách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương đề phát triền du lịch nông thôn, đặc biệt là các chính sách về quản lý đất đai, hạ tầng, về quản lý du lịch nông thôn, hỗ trợ du lịch nông thôn, quản lý lưu trú,

liên kết chuỗi giá trị du lịch nông thôn, về vấn đề tổ chức không gian du lịch nông thôn, cần xây dựng và triển khai thực hiện đồng bộ các quy hoạch về không gian du lịch, trong đó chú trọng tới phát triển các điểm du lịch cộng đồng có tiềm năng. Xây dựng bản đồ du lịch nông thôn, trong đó chỉ ra các khu vực có khả năng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của tòng vùng miền, tòng địa phương trên cơ sở liên kết hình thành thành các tuyến. Ngoài ra, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí, định

mức kỹ thuật vê điêm du lịch cộng đông, trang trại du lịch, du lịch nông nghiệp và tiêu chuẩn dịch vụ du lịch nông thôn; vận hành hệ thống công cụ đánh giá, kiểm

soát chất lượng dịch vụ du lịch nông thôn.

về nội tại, ngành Du lịch cần đánh giá và định vị lại chính sách thị trường du lịch nội địa trong 5 năm tới và chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030, trong đó cần làm rõ vai trò và tầm quan trọng của thị trường khách du lịch trong nước đối với sự phát triển của Du lịch. Chính phủ, Tổng cục Du lịch và các địa phương cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kiến tạo các sản phẩm mới, dịch vụ mới, phù hợp với xu thế, nhất là sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của gần 100 triệu dân trong nước. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy các kết nối vùng liên kết du lịch; thành lập các Cơ quan quản lý điểm đến để quản lý phát triển sản phẩm, xúc tiến du lịch cho vùng; đẩy mạnh công tác quảng bá trong nước. Quảng bá chung Năm Du lịch quốc gia cho vùng thay vì từng địa phương như hiện nay để tạo hiệu ứng lan tởa lớn kích Cầu cho thị trường nội địa.

KẾT LUẬN

Hiện nay, du lịch đà và đang trở thành một ngành kinh tế lớn chiếm vị trí quan trọng ở nhiều quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Du lịch Việt Nam luôn cố gắng khai thác các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, luôn luôn tìm kiếm những điểm du lịch mới lạ, hấp dẫn, hội tụ đầy đủ những yếu tố để có thể đầu tư cho phát triển du lịch. Một trong những điểm du lịch đó chính là cao nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang, mà “lõi” và huyện Đồng Vãn. Nằm trong vùng lõi của cao nguyên đá Đồng Văn, những năm trở lại đây, huyện Đồng Văn đã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên, du lịch Đồng Văn trong những năm qua còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Chỉ mới khai thác được phần nhở nguồn tài nguyên du lịch với các loại hình tham quan chưa hấp dẫn, các chưong trình, sản phẩm còn khá khiêm tốn; chất lượng phục vụ chỉ ở mức trung bình; cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng còn nhiều hạn chế và bất cập.

Đe góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra, luận án đã đi sâu nghiên cứu và đạt được một số kết quả sau:

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển du lịch trên địa bàn cấp huyện. Theo đó, luận văm đã làm rõ khái niệm phát triển du lịch trên địa bàn cấp huyện. Nội dung phát triển du lịch trên địa bàn cấp huyện bao gồm: Lập kế hoạch, chính sách phát triển du lịch trên địa bàn cấp huyện, triển khai kế hoạch, chính sách phát triển du lịch trên địa bàn cấp huyện; thanh tra, giám sát phát triển du lịch trên địa bàn cấp huyện.

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thời gian qua; từ đó khái quát được những vấn đề đặt ra đối với phát triển

du lịch trên địa bàn huyện, chỉ ra nhũng hạn chế và nguyên nhân của hạn chế;

- Đề xuất hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2025. Các giải pháp bao gồm: Xây dựng quy hoạch và hoàn thiện kế hoạch, chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn; Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện quy hoạch, kể hoạch và cơ chế, chính sách phát triển du lịch của Huyện; Tăng cường công tác kiếm tra, thanh tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nông Thị Anh, 2016. Phát triên du lịch tỉnh Cao Băng trong xu thê hội nhập,

luận văn thạc sỹ, Đại học Thái Nguyên.

2. Trần Thị Thùy Anh, 2014, Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Đồng Văn, tỉnh

Hà Giang, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.

3. Đặng Văn Bào và các cộng sự, 2010. Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng

Văn — khả năng khai thảc cho phát triển kỉnh tế và bảo tồn, Kỷ yếu Hội thảo khoa

học và diễn đàn đầu tư "Vì Hà Giang phát triển".

4. Ban Thường vụ tỉnh ủy Hà Giang, 2013. Chương trình số 62 - CTr/TƯ ngày 29/3/2013 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về phát triển văn hóa gắn với du lịch giai đoạn 2013 - 2020.

5. Nguyên Bình, Nguyền Bắc Quang, 2010. Tìm hiểu về Di tích nghệ thuật kiến

trúc nhà Vương, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

6. Đàm Văn Bông, 2010. Thực trạng và định hướng phát triển kỉnh tế - xã hội tỉnh

Hà Giang, Hội thảo khoa học và diễn đàn đầu tư "Vi Hà Giang phát triển".

7. Lê Trần Chấn, và các cộng sự, 2010. Đa dạng sinh học và giải pháp bảo tồn,

phát triển bền vững vùng núi đá vôi ớ tỉnh Hà Giang, Kỉ yếu Hội thảo khoa học và

diễn đàn đầu tư "Vỉ Hà Giang phát triển".

8. Chính phủ, 2017. Nghị định số 168/2017/NĐ - CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch.

9. Đảng bộ tỉnh Hà Giang, 2015. Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh Hà Giang (nhiệm kỳ 2015 - 2020).

10. Tỉnh ủy tỉnh Hà Giang, 2016. Nghị quyết số 05 - NQ/TU ngày 15/4/2016 của Tỉnh ủy về bảo tồn, phát huy các giá trị các giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020, định hướng 2025.

11. Tỉnh ủy tỉnh Hà Giang, 2017. Đề án số 09 -ĐA/TU ngày 21/4/2017 của Tỉnh ủy về bảo tồn, khôi phục, phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030.

12. Huyện ủy huyện Đông Văn, 2016. Nghị quyêt sô 05 -NQ/HU ngày 8/4/2016 cùa Huyện ủy về bảo tồn, phát huy các giá trị vàn hóa truyền thống gán với phát triến du lịch giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.

13. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2008. Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

14. Đào Trần Lâm, 2020. Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cô và Vẫn miếu

Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, luận văn thạc sỹ, Học viện Khoa học và xà hội.

15. Võ Thị Kim Liên, 2021. Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại huyện đảo Phú Quý, tinh Bình Thuận, Tạp chỉ Công thương.

16. Lâm Bá Nam, 2010. Di tích lịch sử - văn hóa với phát triển du lịch Hà Giang -

nhận thức và vấn đề, Kỷ yếu Hội thảo khoa học và diễn đàn đầu tư "Vì Hà Giang

phát triển".

17. Nguyễn Cát Phương Nhi, 2019. Phát triển du lịch huyện Tư Nghía, tỉnh Quảng

Ngãi, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Đà Nang.

18. La Thế Phúc và các cộng sự, 2011. Cao nguyên đá Đồng Văn - Công viên địa chất toàn cầu đầu tiên của Việt Nam và vấn đề bảo tồn di sản địa chất., Tạp chí các

khoa học về Trái đất 3/2011.

19. Nguyễn Hoàng Phương, 2017. Phát triển du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long trong

hội nhập quốc tế, luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

20. Tạ Hòa Phương, 2011. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên vùng cao nguyên đá Đồng

Vãn - Mèo Vạc phục vụ xây dựng công viên địa chất, đề tài Nghiên cứu khoa học.

21. Tạ Hòa Phương và các cộng sự, 2010. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên vùng cao

nguyên đả Đồng Văn — Mèo Vạc phục vụ xây dựng Công viên địa chất (Geopark),

Báo cáo tổng kết đề tài đặc biệt Đại học Quốc gia Hà Nội mã số QG.08.12 . Lưu trữ, ĐHQGHN.

22. Tạ Hòa Phương và các cộng sự, 2008. Một số giá trị địa chất - cảnh quan vùng cao nguyên đá Đồng Vãn - Mèo Vạc đáp ứng xây dựng Công viên địa chất

(Geopark). Tc. Các khoa học về Trái Đất, No 30(2), 105 - 112. Hà Nội.

23. Phòng Văn hóa và thông tin huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, 2021. Báo cáo tổng kết công tác năm 2018.2019.2020.

24. Nguyễn Văn Quang, 2010. Du lịch Hà Giang - tiềm năng, cơ hội trong tiến trình

hội nhập và phát triển. Kỉ yếu Hội thảo khoa học và diền đàn đầu tư "Vì Hà Giang

phát triển".

25. Quốc hội, 2017. Luật Du lịch.

26. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, 2008. Xây dựng mô hình làng du lịch cộng đồng ở Hà Giang

27. Nguyễn Hồng Sơn, Phạm Sỹ An, 2010. Thu hút các nguồn vốn đê phát triền tỉnh

Hà Giang, Hội thảo khoa học và diễn đàn đầu tư "Vì Hà Giang phát triển".

28. Thủ tướng Chính phủ, 2013. Quyết định 310/QĐ - TTg ngày 07/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012- 2020, tầm nhìn 2030.

29. Thủ tướng Chính phủ, 2017. Quyết định 2057/QĐ - TTg ngày 21/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khu du lịch quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

30. Thủ tướng Chính phủ, 2017. Quyết định 438/QĐ - TTg ngày 07/4/2017 của Thủ tướng Chính phù phê duyệt Quy hoạch xây dựng công viên địa chất toàn Cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2030.

31 .Nguyễn Trùng Thương, (2010), Sự đa dạng và nét độc đáo về văn hóa tộc người trên cao nguyên đá Đồng Văn - tiềm năng phát triển du lịch, Kỉ yếu Hội thảo khoa học và diễn đàn đầu tư "Vì Hà Giang phát triển".

32. ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, 2014. Quyết định số 1646/QĐ - ƯBND ngày 20/ 8 /2014 của ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2020, định hướng đến năm 2030.

PHỤ LỤC

PHIẾU PHỎNG VẤN

Xin chào Ông/Bà!

Hiện tôi đang nghiên cứu đề tài liên quan tới phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu của Òng/Bà trong các câu hởi dưới đây.

Tôi xin cam đoan các thông tin hoàn toàn chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu 1: Ông/Bà đánh giá như thế nào về việc xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển du lịch của Đồng Văn thời gian qua?

Câu 2: Ong/Bà đánh giá như thê nào vê việc triên khai kê hoạch, chính sách phát triển du lịch của Đồng Văn thời gian qua?

Câu 3: Ong/Bà đánh giá như thê nào vê công tác kiêm tra, thanh tra trong phát triên du lịch cúa Đồng Văn thời gian qua?

VĂN BẢN PHÁP TRONG XÂY DựNGHOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN ĐÒNG VÀN

- Quyết định 310/QĐ - TTg ngày 07/02/2013 của Thủ tướng Chính phù phê duyệt Quy hoạch tồng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012- 2020, tầm nhìn 2030. Quy hoạch đặt mục tiêu bảo tồn, tôn tạo, giữ gìn các giá trị di sản trong Công viên Địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn như bảo tàng thiên nhiên về địa chất, sinh học và lịch sử văn hóa dân tộc bản địa dưới dạng các công viên chuyên đề bao gồm: Công viên địa văn hóa, Công viên địa sinh học, Công viên khoa học địa chất; 15 làng vãn hóa du lịch ở bốn huyện được bảo tồn và tôn tạo; 100% khu vực bảo tồn thiên nhiên, khu vực sinh thái núi cao được bảo vệ nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, khai thác các giá trị di sản trong Công viên Địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn thông qua quy hoạch đầu tư để phát triển dưới dạng mô hình kinh tế du lịch, qua đó thu hút người dân tham gia trực tiếp làm du lịch cộng đồng. Thông qua quy hoạch đầu tư biến công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành khu du lịch quốc gia.

- Quyết định 438/QĐ - TTg ngày 07 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đến năm 2030.

- Quyết định 2057/QĐ - TTg ngày 21/12/2017 của Thủ tướng Chính phũ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khu du lịch quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Văn bản số 4786/VPCP-CN ngày 04 tháng 6 năm 2019 của Văn phòng Chỉnh phủ vê chủ trương lập điều chỉnh quy hoạch chung bốn đô thị thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tinh Hà Giang.

- Quyết định số 1646/QĐ - UBND ngày 20/ 8 /2014 của ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2020, định hướng đến năm 2030 (trong đó có đề cập đến quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn);

- Quyết định số 1460/QĐ- UBND ngày 21/8/2020 cùa ủy ban nhân dân tỉnh

Hà Giang phê duyệt đô án Điêu chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trân Đông Văn - Trung tâm du lịch văn hóa lịch sử thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đến năm 2030.

- Nghị quyết số 05 - NQ/TƯ ngày 15/4/2016 của Tỉnh ủy về bảo tồn, phát huy các giá trị các giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020, định hướng 2025;

- Nghị quyết 2490/QĐ-ƯBND ngày 25/10/2016 của ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp và làng nghề phục vụ Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2016-2020. Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 đã đề cập ở mức độ nhất định quy hoạch phát triển du lịch huyện Đồng Văn.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 116 - 125)