Sửdụng phim tài liệu kết hợp với bản đồ

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử DỤNG PHIM tài LIỆU NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH TRONG dạy HỌCCHƯƠNG IV LỊCH sử VIỆT NAM từ năm 1954 đến năm 1975 lớp 12 THPT (Trang 30 - 32)

III. PHƯƠNG PHÁP SỬDỤNG CÁC ĐOẠN PHIM TÀI LIỆU THEO HƯỚNG PHÁT

3.2. Biện pháp sửdụng phim tài liệu nhằm phát triển năng lực học sinh trong

3.2.2. Sửdụng phim tài liệu kết hợp với bản đồ

Bản đồ được coi là một phương tiện trực quan có ý nghĩa quan trọng trong việc dạy học môn Lịch sử. Bản đồ thể hiện những yếu tố về vị trí địa lí, những đặc điểm về xã hội, địa điểm dân cư, sự phát triển của các hiện tượng kinh tế - xã hội. Đặc biệt, đối với bản đồ giáo khoa LS, phản ánh những địa điểm xảy ra những biến cố LS quan trọng như các cuộc khởi nghĩa, chiến dịch cách mạng, những sự kiện LS tiêu biểu,… có tính khái quát cao, với hệ thống kí hiệu về biên giới quốc gia, sự phân bố dân cư, thành phố, các vùng kinh tế. Trong DHLS ở trường PT có thể sử dụng nhiều loại bản đồ như bản đồ treo tường, bản đồ trong sách giáo khoa LS, bản đồ câm, bản đồ giáo khoa điện tử,… Bản đồ LS nhằm xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và không gian nhất định. Đồng thời bản đồ LS còn giúp HS suy nghĩ và giải thích các hiện tượng LS giúp các em củng cố, ghi nhớ những kiến thức đã học.

Kết hợp sử dụng PTL với bản đồ, bên cạnh minh họa LS còn cụ thể hóa kiến thức LS, HS xem phim sau đó quan sát trên bản đồ giúp các em xác định được vị trí, địa điểm diễn ra sự kiện LS một cách chính xác nhất, hiểu được nội dung bài học được truyền tải trong đoạn phim. Khai thác kiến thức bản đồ trên cơ sở nội dung của đoạn phim được xem, giúp củng cố cho các em về kiến thức địa lí, giải thích các sự kiện, hiện tượng LS. GV nên lựa chọn những bản đồ chứa đựng nội dung liên quan trực tiếp đến bài học đặc biệt cụ thể hóa được nội dung đoạn PTL đó.

Ví dụ. Trong bài 23“Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc,

giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975)” (lớp 12 - chương trình chuẩn).

Khi dạy mục III.2.a. Chiến dịch Tây Nguyên, GV cho HS xem đoạn PTL

“Quân giải phóng đánh chiếm Buôn Mê Thuột (3-1975)” , “Địch tháo chạy trên đường số 7(3-1975)” trong chiến dịch Tây Nguyên kết hợp với bản đồ điện tử

“Chiến dịch Tây Nguyên”.

GV tạo liên kết giữa các đoạn PTL với bản đồ để trình chiếu lên màn hình, yêu cầu HS theo dõi, quan sát để giải quyết các yêu cầu của bài học. Sử dụng bản đồ điện tử “Chiến dịch Tây Nguyên” khi dạy đến nội dung hướng tiến công chủ yếu của ta trong năm 1975 để nêu câu hỏi nhận thức : Vì sao ta chọn Tây

Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?, GV có thể gợi ý cho

HS về vị trí Tây Nguyên, về lực lượng địch bố trí tại đây, về lực lượng của ta…để từ đó HS chiếu vào bản đồ trả lời câu hỏi.

GV tiếp tục sử dụng bản đồ để nêu câu hỏi : Tại sao ta quyết định đánh

vào Buôn Mê Thuột và vì sao lấy nơi đây làm điểm tiến công chủ yếu?. Trên

Thuột và giải quyết được câu hỏi. GV cho HS xem đoạn PTL “Quân giải phóng

đánh chiếm Buôn Mê Thuột (3-1975)” sau đó nêu lên câu hỏi: Tinh thần chiến

đấu của quân giải phóng và địch ở mặt trận Buôn Mê Thuột như thế nào?

Để tiếp tục nội dung, GV kết hợp đoạn PTL “Địch tháo chạy trên đường số

7 (3-1975)” với bản đồ. Sau khi xem đoạn phim, GV có thể đặt câu hỏi: Em có

nhận xét gì về cuộc rút quân chiến lược của quân địch trên đường số 7?

Tiếp sau đó, GV cho HS quan sát trên bản đồ để có biểu tượng chính xác về vị trí đường số 7. Điều này giúp HS nhận thấy được sự thất bại, bế tắc của quân đội Sài Gòn lúc này như thế nào. Đồng thời nhìn nhận về sự tài tình của Đảng trong chỉ đạo và sự chiến đấu anh dũng của quân dân ta.

Hình 3.1. Hình ảnh minh họa sử dụng phim PTL kết hợp với bản đồ trong chiến dịch Tây Nguyên

Như vậy, qua hoạt động trên, giúp HS nắm được diễn biến của chiến dịch Tây Nguyên một cách sâu sắc nhất, biết được vị trí chiến lược của Tây Nguyên, từ đó hiểu được lí do ta chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yểu trong năm 1975. Trên cơ sở này đánh giá được sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Bộ chính trị Trung ương Đảng. Ngoài ra, chứng kiến được sự chiến đấu vô cùng anh dũng và quyết liệt của quân dân ta, sự thất bại của quân địch trên chiến trường. Cùng kết hợp với PTL là bản đồ “Chiến dịch Tây Nguyên”, góp phần giúp cho HS xác định đúng vị trí diễn ra sự kiện LS. Phát triển năng lực quan sát và nâng cao hơn nữa kiến thức địa lí cho các em. Trả lời các câu hỏi được nêu ra giúp phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, rèn luyện khả năng phân tích, khai thác nội dung từ bản đồ.

Vận dụng kiến thức được tiếp nhận thông qua xem phim để cụ thể hóa kiến thức đó trên bản đồ, phát triển năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng LS, tập dược cho HS nền tảng để khai thác, minh họa nội dung kiến thức lên bản đồ góp phần phát triển năng lực thực hành cho HS giúp cho các em nắm chắc được kiến thức

hơn. Đúng như M. A. Đannhilốp khẳng định : “Kiến thức sẽ được nắm vững thực sự, nếu học sinh có thể vận dụng một cách thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lí thuyết và thực hành” [13; tr.28].

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử DỤNG PHIM tài LIỆU NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH TRONG dạy HỌCCHƯƠNG IV LỊCH sử VIỆT NAM từ năm 1954 đến năm 1975 lớp 12 THPT (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)