Sửdụng phim tài liệu kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin trong

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử DỤNG PHIM tài LIỆU NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH TRONG dạy HỌCCHƯƠNG IV LỊCH sử VIỆT NAM từ năm 1954 đến năm 1975 lớp 12 THPT (Trang 36 - 39)

III. PHƯƠNG PHÁP SỬDỤNG CÁC ĐOẠN PHIM TÀI LIỆU THEO HƯỚNG PHÁT

3.2. Biện pháp sửdụng phim tài liệu nhằm phát triển năng lực học sinh trong

3.2.5. Sửdụng phim tài liệu kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin trong

Ứng dụng CNTT trong DHLS có thể nói là một tiến bộ trong thay đổi phương pháp dạy học, hiệu quả của nó được thể hiện qua kết quả học tập của HS và điều đó một phần phụ thuộc vào ý tưởng sư phạm cũng như khả năng khai thác, ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng của GV. Ngoài khai thác và sử dụng các đoạn PTL giáo viên cần biết sử dụng các phần mềm cắt, xén, tự thiết kế các đoạn phim để phục vụ cho công tác dạy học. Đặc biệt sử dụng PTL kết hợp với ứng dụng CNTT trong việc tổ chức trò chơi LS là biện pháp sư phạm có khả năng cao để giúp HS hứng thú, tích cực học tập bộ môn. Tùy vào từng thời điểm mà được GV thiết kế, sử dụng cho phù hợp, trên cơ sở đó hiệu quả DHLS và chất lượng giáo dục bộ môn sẽ được nâng cao.

Tổ chức trò chơi LS một mặt giúp thay đổi không khí trong học tập, hạn chế những giờ học nhàm chán, “ru ngủ” đối với HS, mặt khác đó là cơ sở để củng cố tri thức cho các em. Thông qua đó phát triển toàn diện năng lực người học dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV, rèn luyện các kỹ năng như quan sát, nghe-nhìn, diễn đạt,…, phát triển năng lực tư duy, năng lực thực hành, năng lực tái hiện LS,… qua đó khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách trực quan sinh động, khắc họa sâu hình ảnh LS, trên cơ sở biết HS sẽ tiến tới hiểu và cao hơn là vận dụng những kiến thức LS tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống. Tổ chức trò chơi LS thường được thực hiện trong các buổi ngoại khóa, ôn tập chương, sơ kết, tổng kết, hoặc được tổ chức ngay trong tiết học .

Ví dụ: Trong bài 22 “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống Đế

quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)” (lớp 12 - chương trình chuẩn). Khi dạy mục V.Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Sau khi dạy xong nội

dung của mục V. GV cho HS chơi một trò chơi ngắn để củng cố toàn bài học. Mục tiêu trò chơi: Nhận thức được sự lãnh đạo tài tình của Đảng, sự chiến đấu quyết liệt, anh dũng của quân dân ta để chống sự xâm lược và kết quả ta đã đạt được thắng lợi to lớn cả trên chiến trường lẫn trên bàn đàm phán với sự kiện Hiệp định Pari được kí kết ngày 27 - 1 - 1973. Giúp HS càng khắc sâu, củng cố lại những kiến thức đã được học trước đó, nắm được quá trình chiến đấu của ta như thế nào để Hiệp định Pari được kí kết. Qua đó, thể hiện lòng tự hào dân tộc, sự tin tưởng vào lãnh đạo của Đảng cho tới ngày nay. Ngoài ra, thực hiện trò chơi này, HS được rèn luyện những kỹ năng quan sát, phân tích, liên hệ…, hướng đến phát triển năng lực tư duy, năng lực thực hành bộ môn,…

GV biên tập và tổ chức trò chơi mang tên “GIẢI ĐỐ Ô CHỮ”

Luật chơi: + Có 4 hàng ngang tương ứng với 4 gợi ý để đi tìm từ khóa. Mỗi tổ cử 1 đại diện chọn bất kì 1 ngôi sao để giải mã hàng ngang đó. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Trả lời sai các tổ khác có quyền trả lời, trả lời đúng được 5 điểm.

Hình 3.5. Trò chơi “GIẢI ĐỐ Ô CHỮ”

+ Các tổ có thể phát biểu trả lời hàng ngang chìa khóa bất cứ lúc nào. Trả lời đúng ở gợi ý đầu tiên được 50 điểm, trả lời đúng ở gợi ý thứ 2 được 40 điểm, ở gợi ý thứ 3 được 30 điểm và sau 4 gợi ý trả lời đúng được 20 điểm. Sau khi 4 hàng ngang được mở, nhưng vẫn không trả lời được hàng từ khóa, sẽ xuất hiện một đoạn video gợi ý, trả lời đúng được 10 điểm. Nếu trả lời sai hàng ngang từ khóa sẽ bị loại khỏi trò chơi.

1. Trong bài thơ Chúc Tết của Bác: “Xuân này” được Bác nhắc đến đó là Xuân nào?

“Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua Thắng trận tin vui khắp nước nhà Nam - Bắc thi đua đánh giặc Mĩ Tiến lên - toàn thắng ắt về ta!”

Đáp án: Xuân Mậu Thân.

2. Ngày 13 - 5 - 1968 Đàm phán chinh thức giữa VNDCCH và đại diện chính phủ Hoa Kì được diễn ra ở đâu?

3. Cho học sinh quan sát đoạn phim tài liệu, nhận diện đoạn phim và trả lời câu hỏi: Thắng lợi đó buộc Mĩ phải làm gì đối với cuộc chiến tranh xâm lược?

Đáp án: “Mĩ hóa”

Hình 3.6. Hình ảnh trích trong đoạn phim tài liệu “Cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị năm (1972)”

4. Quan sát hình ảnh kết hợp với đoạn phim tài liệu và cho biết, đó là nhân vật nào?

Đáp án: Phạm Tuân

Hình 3.7. Hình ảnh trích trong đoạn phim tài liệu

“Trận Điện Biên Phủ trên không (12/1972)” và hình ảnh anh hùng Phạm Tuân

Hình 3.8. Hình ảnh trích trong đoạn phim tài liệu “Lễ kí kết Hiệp định Pari (01/1973)”

Sử dụng PTL kết hợp với ứng dụng CNTT trong việc tổ chức trò chơi LS được xem là một hình thức học tập gọn nhẹ, dễ tổ chức mà hấp dẫn HS có tính chất “vui chơi giải trí”, nhưng cũng đòi hỏi HS phải “phát huy năng lực tư duy”, “trí thông minh”. Đây là hình thức “vừa học vừa chơi” cần được phát huy và vận dụng rộng rãi trong các trường PT .Do đó, các đoạn phim phải tạo hứng thú, gợi sự “ham hiểu biết”, trí tưởng tượng, biết suy luận, nhanh trí, sôi động nhưng không ồn ào. Đây không chỉ là một việc giải trí mà đòi hỏi người tham dự phải phát huy năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, trí thông minh để giải quyết những vấn đề đặt ra.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử DỤNG PHIM tài LIỆU NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH TRONG dạy HỌCCHƯƠNG IV LỊCH sử VIỆT NAM từ năm 1954 đến năm 1975 lớp 12 THPT (Trang 36 - 39)