Hướng dẫn học sinh tự biên tập video clip về một chủ đề hay sự kiện

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử DỤNG PHIM tài LIỆU NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH TRONG dạy HỌCCHƯƠNG IV LỊCH sử VIỆT NAM từ năm 1954 đến năm 1975 lớp 12 THPT (Trang 34 - 36)

III. PHƯƠNG PHÁP SỬDỤNG CÁC ĐOẠN PHIM TÀI LIỆU THEO HƯỚNG PHÁT

3.2. Biện pháp sửdụng phim tài liệu nhằm phát triển năng lực học sinh trong

3.2.4. Hướng dẫn học sinh tự biên tập video clip về một chủ đề hay sự kiện

Các dạng đồ dùng dạy học tự tạo, trong bất kỳ điều kiện kinh tế - kỹ thuật nào, cũng được đánh giá cao về ý nghĩa, tác dụng trong môi trường sư phạm. Việc GV hướng dẫn HS tự xây dựng các video clip phục vụ DHLS bằng các phần mềm thông dụng (Windows; Proshow Gold; PowerPoint,…) vừa góp phần phát huy kiến thức CNTT mà HS đã học để vận dụng trong việc rèn luyện kỹ năng thực hành môn Lịch sử, đồng thời nâng cao kiến thức chuyên môn, phát huy tính sáng tạo và gây hứng thú cho người học. Khẳng định về giá trị của các đồ dùng dạy học do GV và HS tự biên tập, xây dựng, TS. Thái Duy Tuyên cho rằng các phương tiện này “thoả mãn tính thời sự, phục vụ kịp thời những vấn đề mà xã hội

đang đặt ra, phù hợp với đặc điểm địa phương và trình độ nhận thức của HS trong những điều kiện cụ thể, do đó đem lại hiệu quả sư phạm cao.” [43; tr.9]

Trong quá trình LS, không phải sự kiện nào cũng có điều kiện được quay phim lại mà có khi chỉ được chụp lại. Vì vậy, với sự phát triển của CNTT hiện nay, việc hướng dẫn HS sử dụng những ứng dụng phần mềm máy tính để thiết kế, biên tập hình ảnh thành những đoạn video clip phục vụ cho quá trình học tập là một biện pháp sư phạm cần thiết trong dạy học, đem lại hiệu quả trong việc phát triển năng lực HS cũng như nâng cao chất lượng môn Lịch sử. HS sẽ được phát triển năng lực ứng dụng công nghệ trong học tập, đồng thời qua đó các em sẽ hiểu biết về sự kiện LS một cách đầy đủ. Hoạt động này còn góp phần tạo sự thú vị, mới lạ, gây hứng thú học tập cho HS với những phương tiện dạy học kỹ thuật số do chính các em tự thiết kế, xây dựng. Chính điều này đã góp phần quan trọng trong việc phát triển năng lực tự học cho HS.

Ví dụ: Trong Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc,

giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975) - lớp 12 THPT. Trước khi dạy

mục II.Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định - lấn chiếm” tạo thế và lực

tiến tới giải phóng hoàn toàn. Với nội dung, quân ta giành thắng lợi vang dội

trong chiến dịch đánh Đường 14 - Phước Long (từ ngày 12 - 12 - 1974 đến ngày 6 - 1 - 1975), GV hướng dẫn HS tự thiết kế, biên tập đoạn video clip về sự kiện chiến thắng Phước Long để phục vụ cho việc học trên lớp.

Trước hết, GV cần gợi ý, hướng dẫn cho HS một số phần mềm thông dụng có thể dùng để biên tập ảnh thành video clip (Window; Proshow Producer; Proshow Gold; PowerPoint,…). Trên cơ sở xác định nội dung kiến thức của sự

thắng Phước Long và chèn các hình ảnh đó vào phần mềm để xuất ra file video trong khoảng 45 giây. Tiếp theo, GV hướng dẫn HS viết và ghi âm lại lời bình ngắn gọn về sự kiện đó với thời gian tương ứng. Khi đã có file video và file âm thanh lời bình, GV hướng dẫn HS có thể sử dụng phần mềm Format factory để trộn file video với file âm thanh và xuất ra thành file video clip hoàn chỉnh, đặt filename là “Chiến thắng Phước Long 6 - 1 - 1975” để sử dụng trên lớp học.Khi đoạn phim được sử dụng trên lớp, GV cho các nhóm HS đứng lên trình bày sản phẩm của mình. Qua đó, có thể nêu câu hỏi để trao đổi, thảo luận:

Chiến thắng Phước Long có ý nghĩa như thế nào đối với quyết định của Bộ Chính trị về việc mở Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, giải phóng miền Nam Xuân 1975?

Qua việc sưu tầm, thiết kế đoạn video clip, trình bày sản phẩm và trả lời câu hỏi đã giúp cho HS có hiểu biết về sự kiện Chiến thắng Phước Long một cách sâu sắc hơn, đồng thời, nhận thức được ý nghĩa to lớn của chiến thắng này. Chiến thắng Phước Long (1/1975) đã cho thấy sự lớn mạnh vượt bậc của cách mạng miền Nam cũng như thời cơ, khả năng giành thắng lợi của ta là vô cùng to lớn, đồng thời thể hiện sự yếu ớt và bất lực của chính quyền Sài Gòn cũng như khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự của Mĩ là rất hạn chế.

Hình 3.4. Minh họa một số ảnh trong video clip “Chiến thắng Phước Long 6/1/1975”

Với sự đòi hỏi tìm tòi, nghiên cứu như vậy góp phần giúp phát triển năng lực tự học cho HS, rèn luyện và phát triển cho các em kỹ năng trình bày, phân

tích, phát triển năng lực tư duy, khả năng sáng tạo và có tác dụng lớn trong việc phát huy tính tích cực học tập của HS.

3.2.5. Sử dụng phim tài liệu kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức trò chơi lịch sử

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử DỤNG PHIM tài LIỆU NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH TRONG dạy HỌCCHƯƠNG IV LỊCH sử VIỆT NAM từ năm 1954 đến năm 1975 lớp 12 THPT (Trang 34 - 36)