Yêu cầu sửdụng phim tài liệu nhằm phát triển năng lực học sinh trong

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử DỤNG PHIM tài LIỆU NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH TRONG dạy HỌCCHƯƠNG IV LỊCH sử VIỆT NAM từ năm 1954 đến năm 1975 lớp 12 THPT (Trang 27 - 29)

III. PHƯƠNG PHÁP SỬDỤNG CÁC ĐOẠN PHIM TÀI LIỆU THEO HƯỚNG PHÁT

3.1. Yêu cầu sửdụng phim tài liệu nhằm phát triển năng lực học sinh trong

Ở các trường PT có điều kiện trang thiết bị kỹ thuật dạy học thuận lợi thì việc sử dụng PTL trong DHLS đã được một số GV quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, để PTL được khai thác một cách hiệu quả, không chỉ nhằm minh họa LS mà còn góp phần bổ sung thông tin, đem lại nhiều cảm xúc LS và phát triển các năng lực của HS, đòi hỏi quá trình sử dụng PTL phải tuân thủ một số yêu cầu sau:

Thứ nhất: Sử dụng phim tài liệu phải hướng đến mục tiêu của bài học. Mục

tiêu của bài học bao gồm các mặt: cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng bộ môn (các năng lực nhận thức, thực hành, tư duy) và hình thành thái độ (tư tưởng, tình cảm, đạo đức). Việc xác định mục tiêu của bài học phải đảm bảo sự thống nhất giữa các mặt về kiến thức, kỹ năng, thái độ của bài học, của toàn bộ chương trình, khoá trình; phù hợp với khả năng nhận thức của HS cũng như điều kiện dạy học của mỗi địa phương,…Việc xác định đúng mục tiêu của bài học sẽ giúp cho quá trình khai thác, sử dụng PTL được định hướng không chỉ nhằm minh họa LS mà chủ yếu là phát triển các năng lực cũng như cảm xúc của HS.

Thứ hai: Giáo viên phải nắm vững nội dung lịch sử được phản ánh trong phim tài liệu. Hiện nay trênInternet có rất nhiều trang thông tin cung cấp dịch vụ

tìm kiếm phim, ảnh trong đó có nhiều PTL được xây dựng từ nhiều nguồn. Một số GV vào Internet tìm kiếm phim ảnh và sử dụng tùy tiện trong dạy học mà không chú ý tìm hiểu thêm về: nguồn PTL, phim phản ánh sự kiện gì, ở đâu, khi nào, những nhân vật chính trong phim là ai, lời bình, đánh giá trong phim,... Khi nắm vững nội dung LS được phản ánh trong PTL, GV mới có thể tiến hành tổ chức các hoạt động tìm hiểu PTL theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực và phát triển các năng lực của cá nhân, nhóm hay tập thể lớp. Mặt khác, khi GV hiểu rõ nội dung PTL thì sẽ dễ dàng hơn trong việc kết hợp với nội dung sách giáo khoa và các phương tiện dạy học khác trong quá trình lên lớp.

Thứ ba: GV cần định hướng cho học sinh trước khi sử dụng phim tài liệu.

Một số HS khi được xem PTL trong giờ học LS thường chỉ chú ý đến những hình ảnh sinh động, phản ánh mặt bên ngoài của sự kiện gây sự kích thích sự tò mò hơn là quan tâm đến những điều hàm ý bên trong hay lời thoại/phụ đề cũng như những biểu hiện tình cảm, thái độ của các nhân vật LS xuất hiện trong PTL. Các nhà giáo dục xác nhận rằng “Tư duy luôn luôn bắt đầu từ một vấn đề hoặc

một câu hỏi, từ sự ngạc nhiên hay băn khoăn thắc mắc. Sự lôi cuốn cá nhân vào quá trình tư duy được xác định bởi tình huống có vấn đề, quá trình này luôn luôn hướng tới việc giải quyết một số nhiệm vụ nào đó” [25; tr.55]. Vì vậy, khi

sử dụng PTL cần tạo điều kiện cho HS chủ động trong việc xác định những yêu cầu nhận thức khi xem PTL. Trên cơ sở GV gợi mở những vấn đề trọng tâm sẽ được truyền tải trong đoạn PTL và nêu yêu cầu nhận thức cho HS sẽ giúp các em huy động tốt nhất các giác quan kết hợp với các năng lực tư duy có định hướng trong quá trình theo dõi PTL và qua đó sẽ giải quyết được những vấn đề mà GV đã đặt ra trước đó.

Thứ tư: GV cần chú ý tổ chức học sinh chủ động, tích cực trao đổi, thảo luận sau khi xem phim tài liệu.Mục đích của việc trình chiếu PTL trong DHLS,

như đã nói, không phải để minh họa LS hay gây sự tò mò, hứng thú nhất thời cho HS mà GV phải biết sử dụng PTL như một phương tiện truyền thông có nhiều ưu điểm trong việc tổ chức các hoạt động dạy học tích cực nhằm phát triển tốt các năng lực của HS. Trên cơ sở các yêu cầu đã đặt ra trước khi trình chiếu PTL, GV có thể tổ chức cá nhân hoặc nhóm HS trao đổi thảo luận với nhau, qua đó giúp HS nắm được và ghi nhớ những kiến thức cơ bản của bài học, đồng thời hiểu rõ bản chất, các mối liên hệ của sự kiện cũng như phát triển các năng lực và tạo được cảm xúc LS cho HS

Thứ năm: Cần đảm bảo trình chiếu đúng lúc trong thời lượng cho phép và tránh những biểu hiện lạm dụng kỹ thuật. Việc sử dụng PTL trong DHLS sẽ đạt

được hiệu quả cao đối với nhận thức của HS khi GV biếtchọn thời điểmtrình chiếu đúng lúc, phù hợp với nội dung và tiến độ của bài học. Việc trình chiếu PTL cũng cần chú ý thời lượng cho phép, thông thường chỉ nên giới hạn thời gian từ 1 đến 2 phút, có như vậy mới không ảnh hưởng đến kế hoạch tiến hành bài học và còn đảm bảo thời gian tổ chức các hoạt động dạy học khác với các phương tiện, pháp dạy học khác. Các đoạn PTL có thể được trình chiếu đơn lẻ hoặc chèn vào bài giảng điện tử, do đó, cần hạn chế các hiệu ứng mang tính lạm dụng kỹ thuật làm cho HS tò mò, mất tập trung khi theo dõi PTL và không nắm được những nội dung có giá trị đối với nhận thức, cảm xúc LS cũng như việc phát triển năng lực của HS.

Thứ sáu: Cần kết hợp sử dụng PTL một cách hợp lý với các phương tiện dạy học khác. Trong quá trình DHLS, GV có thể sử dụng nhiều phương

tiện dạy học khác nhau tùy theo nội dung, yêu cầu của bài học cụ thể và điều kiện trang thiết bị dạy học của mỗi địa phương. Mỗi phương tiện dạy học đều có những ưu nhược điểm riêng và mỗi giờ học đều đòi hỏi GV phải biết sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học. Trong điều kiện dạy học hiện nay của nhiều trường THPT, việc sử dụng PTL trong bài học LS là khá thuận lợi và có tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu quả dạy học, tuy nhiên, không phải nội dung nào của bài học cũng cần sử dụng PTL mà đòi hỏi GV phải biết kết hợp sử dụng hợp lý với các phương tiện dạy học khác nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế của mỗi loại.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử DỤNG PHIM tài LIỆU NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH TRONG dạy HỌCCHƯƠNG IV LỊCH sử VIỆT NAM từ năm 1954 đến năm 1975 lớp 12 THPT (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)