Sửdụng phim tài liệu kết hợp với hình ảnh lịchsử

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử DỤNG PHIM tài LIỆU NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH TRONG dạy HỌCCHƯƠNG IV LỊCH sử VIỆT NAM từ năm 1954 đến năm 1975 lớp 12 THPT (Trang 32 - 34)

III. PHƯƠNG PHÁP SỬDỤNG CÁC ĐOẠN PHIM TÀI LIỆU THEO HƯỚNG PHÁT

3.2. Biện pháp sửdụng phim tài liệu nhằm phát triển năng lực học sinh trong

3.2.3. Sửdụng phim tài liệu kết hợp với hình ảnh lịchsử

Hình ảnh LS là một loại tài liệu trực quan về một sự kiện LS, trước hết có thể nói nó là một tư liệu LS có giá trị, có ý nghĩa quan trọng đối với DHLS. Hình ảnh LS có thể là hình ảnh về nhân vật LS, sự kiện LS…, là những hình ảnh thật trong một bối cảnh không gian và thời gian nhất định. Sử dụng hình ảnh LS không chỉ để minh họa bài học, mà phải hướng dẫn HS quan sát để rút ra những chi tiết có liên quan đến nội dung sự kiện giúp HS khắc họa được hình ảnh nhân vật LS, sự kiện LS. Nếu việc khai thác hình ảnh LS tốt sẽ giúp ích rất nhiều trong ghi nhớ kiến thức của HS. Ví như sử dụng ảnh về nhân vật LS bên cạnh khắc họa hình ảnh nhân vật thì khi nhắc đến nhân vật này HS sẽ nhớ ngay đến sự kiện LS gắn với nhân vật đó. Điều này giúp phát triển năng lực tái hiện LS cho HS.

Ví dụ: Trong bài 22“Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc

Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)”

(lớp 12 - chương trình chuẩn). Khi dạy mục IV.2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương. Trong

đó, khi dạy đến nội dung : Quân dân miền Bắc đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của Mĩ trong 12 ngày đêm liên

tục từ ngày 18 đến hết ngày 29 - 12 - 1972, làm nên trận“Điện Biên Phủ trên

không”. GV cho HS xem đoạn PTL “Trận Điện Biên Phủ trên không (12- 1972)”, kết hợp sử dụng ảnh nhân vật anh hùng Phạm Tuân nhằm tạo biểu tượng về nhân vật LS và giúp HS ghi nhớ, hiểu sâu sắc hơn về trận “Điện Biên Phủ trên không”. GV tạo liên kết giữa hình ảnh anh hùng Phạm Tuân với đoạn PTL “Trận Điện Biên Phủ trên không (12- 1972)”.

GV sử dụng đoạn phim này nhằm giúp HS tái hiện lại khung cảnh ác liệt của trận đánh, sự chiến đấu anh dũng của quân dân ta trước sức mạnh hủy diệt của B52. GV có thể trên cơ sở HS được xem phim nêu lên câu hỏi: Mục tiêu bắn phá chủ yếu của Mĩ là gì? Mục đích của hành động leo thang này là gì?

Hãy nêu ý nghĩa của trận “Điện Biên Phủ trên không?. Như vậy, qua việc giải

quyết các câu hỏi này, giúp HS hiểu rõ được ý đồ của Mĩ nhằm hỗ trợ cho mưu đồ chính trị - ngoại giao mới sau khi tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. Bên cạnh đó, HS còn nhận thức được “ Điện Biên Phủ trên không” là trận thắng quyết định của ta, buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các

hoạt động chống phá miền Bắc (15 - 1 - 1973) và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 - 1 - 1973). Mặc khác, qua đoạn PTL đó, giúp HS chứng kiến được sức hủy diệt của B52 như thế nào.

Hình 3.2. Hình ảnh trích trong đoạn PTL “Trận Điện Biên Phủ trên không (12/1972)”

Kết hợp với hình ảnh LS để HS nhớ lâu, hiểu sâu về sự kiện này và tạo biểu tượng nhân vật cho HS, GV đưa lên hình ảnh anh hùng Phạm Tuân, yêu cầu HS quan sát và lần lượt đặt các câu hỏi: Hãy cho biết nhân vật trong hình này là ai?(Phạm Tuân); Em biết gì về nhân vật lịch sử này? Nhân vật này có công lao gì trong trận “Điện Biên Phủ trên không”? Em có nhận xét, đánh giá gì về nhân vật lịch sử này?

Hình 3.3. Anh hùng Phạm Tuân

Qua hoạt động này, HS sẽ có biểu tượng chính xác về nhân vật anh hùng Phạm Tuân, ghi nhận được công lao to lớn của anh tiêu diệt được pháo đài bay B52, đem lại thắng lợi và niềm tự hào cho cả nước. Điều này cũng báo hiệu rằng ta hoàn toàn tiêu diệt được máy bay B52 và khả năng thắng lợi của ta trong cuộc đấu tranh chống Mĩ xâm lược.

Sử dụng các đoạn PTL giúp HS khai thác hiệu quả nội dung LS, biết đánh giá, nhận xét sự kiện hiện tượng LS qua đoạn phim, kết hợp với hình ảnh LS giúp HS khắc họa hình ảnh nhân vật, phát triển năng lực nhận xét, đánh giá các nhân vật LS thông qua đoạn PTL được xem hoặc những hoạt động của họ mà các em hiểu biết được. Ngoài ra còn phát triển năng lực nhận diện, miêu tả, nhận thức được giá trị LS đối với các hình ảnh về các biến cố LS. Trả lời những câu hỏi thông qua khai thác hình ảnh còn phát triển năng lực tư duy trong học tập.

3.2.4. Hướng dẫn học sinh tự biên tập video clip về một chủ đề hay sự kiện lịch sử từ các ảnh tư liệu

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử DỤNG PHIM tài LIỆU NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH TRONG dạy HỌCCHƯƠNG IV LỊCH sử VIỆT NAM từ năm 1954 đến năm 1975 lớp 12 THPT (Trang 32 - 34)