Quan hệ HĐ GQVĐ NLGQVĐ ĐGNL GQVĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần sinh học tế bào (sinh học 10 THPT)​ (Trang 33 - 40)

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng thiết kế và sử dụng BTTH để phát triển NL GQVĐ của HS trong DH phần “Sinh học tế bào” (SH10 - THPT) hiện nay.

1.3.2. Đối tượng, địa bàn khảo sát

Khảo sát với 50 GV đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Sinh học THPT thuộc 12 trường THPT của huyện Đồng Hỷ, huyện Đinh Hóa, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang năm học 2016- 2017.

Chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra để khảo sát với đối tượng là 902 HS khối 10 của 3 trường ở tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang năm học 2016-2017 là trường THPT Định Hóa, trường THPT Văn hóa I, trường THPT Dân tộc nội trú Tuyên Quang.

1.3.3. Nội dung khảo sát

Tìm hiểu nhận thức và hoạt động thiết kế, sử dụng BTTH để đánh giá NL GQVĐ của GV và HS trong DH phần “Sinh học tế bào” (SH10 - THPT) ở trường THPT hiện nay

1.3.4. Phương pháp khảo sát

- Dùng phiếu khảo sát với hình thức trắc nghiệm khách quan (phụ lục 1.1 và 1.2). - Quan sát thông qua dự giờ, xem giáo án của 6 GV Sinh học (mỗi trường THPT chọn ngẫu nhiên 02 GV, dự giờ mỗi GV 1 tiết); xem bài kiểm tra đã chấm của 20 HS (mỗi trường THPT chọn ngẫu nhiên 02 HS loại khá, giỏi; 02 HS loại trung bình; 02 HS loại yếu, kém).

1.3.5. Kết quả khảo sát (số liệu cụ thể phụ lục 1.3)

Qua khảo sát thực tiễn với các PP nêu trên có thể tóm tắt về thực trạng thiết kế và sử dụng BTTH để phát triển NL GQVĐ của HS trong DH “Sinh học tế bào” (SH10 - THPT) hiện nay như sau: Đa số các GV đã nhận thức được việc phải đổi mới phương pháp và đang có những chuyển biến mới trong cách dạy, hướng tới việc rèn luyện và phát triển NL cho HS, tuy nhiên việc thiết kế và sử dụng BTTH để phát triển NL GQVĐ cho HS còn chưa được chú trọng.

Khi thiết kế và sử dụng BTTH trong DH thì các GV thường xuyên sử dụng các BTTH như một lời giới thiệu vào bài, chưa thiết kế và sử dụng để giải quyết ND kiến thức mới một cách bài bản hoặc chỉ sử dụng để củng cố cho một ND DH vì vậy BTTH được sử dụng chưa phát triển được NL GQVĐ cho HS.

Trong hoạt động DH Sinh học, GV thiếu sự quan tâm đến NL của HS, chưa thực hiện đánh giá NL GQVĐ của HS, chỉ dừng lại ở MĐ là giúp HS nắm được kiến thức, rèn luyện được kĩ năng, chưa chú ý đến hình thành và phát triển NL GQVĐ của HS trong DH. HS chưa có kĩ năng tự tìm giải pháp GQVĐ, tự đánh giá NL GQVĐ.

1.3.6. Phân tích nguyên nhân của thực trạng

Dẫn đến thực trạng thiết kế và sử dụng BTTH để phát triển NL GQVĐ của HS trong DH Sinh học ở trường THPT trên đây, là do một số nguyên nhân chính sau:

- Quan niệm của GV về MT DH mới chỉ dừng lại ở chỗ trang bị kiến thức, ứng phó với thi cử. Không thấy rõ vai trò quan trọng của phát triển NL, đặc biệt là NL hành động đối với mỗi con người.

- Nội dung sách giáo khoa còn mang tính hàn lâm nặng về lí thuyết, ít gắn với thực tiễn cuộc sống, vì vậy việc thiết kế các BTTH của GV còn mang tính giả định, tình huống chưa phong phú.

- Hiểu biết về NL nói chung, NL GQVĐ nói riêng trong đội ngũ GV còn nhiều hạn chế, vì vậy GV lúng túng trong thực hiện đánh giá theo định hướng phát triển NL

Kết luận chương 1

Chương 1, chúng tôi đã trình bày tổng quan về việc xây dựng sử dụng câu hỏi, bài tập và BTTH trong DH, trình bày các kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận về BTTH và những vấn đề về NL giải quyết vấn đề. Dựa trên những công trình nghiên cứu của một số nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam, chúng tôi đã nêu lên các KN về BTTH và vai trò của BTTH trong DH, những vấn đề về NL, thang đo NL, xác định các thành tố của NL GQVĐ

Nghiên cứu n h ậ n t h ứ c v à việc t h ự c h i ệ n thiết kế, sử dụng BTTH trong phát triển NL GQVĐ của GV và HS trong DH “Sinh học tế bào” (SH 10 - THPT) ở một số trường THPT hiện nay thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang.

Từ cơ sở lí luận và thực tiễn về việc thiết kế và sử dụng BTTH trong phát triển NL GQVĐ của HS trong chương này mà đề xuất quy trình thiết kế và quy trình sử dụng BTTH để phát triển NL GQVĐ của HS THPT trong DH “Sinh học tế bào” (SH 10 - THPT).

Chương 2

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN “SINH HỌC TẾ BÀO” (SINH HỌC 10 -TRUNG HỌC PHỔ THÔNG) 2.1. Cấu trúc nội dung phần “Sinh học tế bào” (SH10 - THPT, cơ bản)

Phần “Sinh học tế bào” (SH10 - THPT, cơ bản) gồm 4 chương với 19 bài:

+ Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào

Chương này giới thiệu về thành phần hóa học của tế bào, về các chất vô cơ, hữu cơ cấu tạo nên tế bào và các bào quan, đặc biệt giới thiệu về đặc tính và vai trò của nước, đặc tính và vai trò của các đại phân tử (Cacbohidrat, protein và axit nucleic).

+ Chương 2: Cấu trúc của tế bào

Chương 2 giới thiệu về cấu trúc của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Giới thiệu về cấu trúc phân tử và siêu vi của các bào quan cùng chức năng và tiến hóa của chúng như màng sinh chất, mạng lưới nội chất, riboxom, ti thể, lục lạp, bộ máy Golgi, nhân tế bào, khung xương tế bào, không bào. Giới thiệu sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất theo hai con đường vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.

+ Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

Chương 3 nói tới enzim và vai trò của enzim, về các phương thức chuyển hóa năng lượng trong tế bào như hô hấp tế bào và quang hợp.

+ Chương 4: Phân bào

Chương 4 đề cập tới chu kì tế bào và cơ chế điều chỉnh chu kì về nguyên phân và giảm phân.

Cuối phần IV có bài ôn tập về các kiến thức tế bào. Cuối mỗi chương đều có các bài thực hành nhằm minh hoạ, củng cố hay phát triển nhận thức cho HS.

Nhìn chung, ND của các chương trong phần “Sinh học tế bào” đều có thuận lợi để chúng tôi thiết kế được hệ thống các BTTH để sử dụng nhằm thực hiện MT “kép” trong DH (Phụ lục 2.1).

2.2. Quy trình thiết kế và quy trình sử dụng BTTH để phát triển NLGQVĐ cho học sinh trong dạy học phần “Sinh học tế bào” (SH10 - THPT) học sinh trong dạy học phần “Sinh học tế bào” (SH10 - THPT)

2.2.1.Quy trình thiết kế BTTH trong dạy học phần “Sinh học tế bào” (SH10 - THPT)

2.2.1.1. Các nguyên tắc thiết kế BTTH trong dạy học phần “Sinh học tế bào” (SH10 - THPT) để phát triển NL GQVĐ cho HS

* BTTH phải chứa mâu thuẫn nhận thức

BTTH phải có mâu thuẫn nhận thức, chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, mâu thuẫn này phải có tác dụng kích thích tính tích cực nhận thức của HS và họ chấp nhận nó như một nhu cầu. Các sự kiện trong tình huống phải tồn tại với tư cách là một bài toán nhận thức, tức là một hệ thống thông tin gồm 2 yếu tố:

+ Một là: các dữ kiện bao gồm mọi thông tin đã cho một cách rõ ràng (những điều đã biết).

+ Hai là: phải bao gồm các thông tin cần tìm ra cho tình huống đó (cái chưa biết). GV phải gia công sư phạm những ND kiến thức trên cơ sở những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo vốn có để xây dựng BTTH đảm bảo 2 yếu tố trên.

Ví dụ: Ở bài 11: “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất” có thể đưa ra BTTH sau:

BTTH: Tại quản cầu thận, lượng urê trong nước tiểu có nồng độ gấp 65 lần lượng urê trong máu, các muối phốt phát gấp 16 lần, nhưng các chất này vẫn thấm qua màng từ máu vào nước tiểu. Tại ống thận, nồng độ glucose trong nước tiểu và trong máu ngang nhau nhưng glucose trong nước tiểu vẫn được thu hồi trả về máu. Điều này không thể dùng cơ chế khuếch tán để giải thích. Vậy cơ chế để giải thích hai hiện tượng trên như thế nào?

Trong BTTH này HS đã biết vận chuyển các chất qua màng sinh chất dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp nhưng tại quản cầu thận, lượng urê trong nước tiểu có nồng độ gấp 65 lần lượng urê ở trong máu, các muối phốt phát gấp 16 lần, các chất này vẫn thấm qua màng từ máu vào nước tiểu đầu. Tại ống thận, nồng độ glucose trong nước tiểu đầu vẫn được thu hồi trả về máu. Mâu thuẫn với kiến thức đã học và khiến HS lúng túng không giải thích được.

* BTTH phải gây ra nhu cầu nhận thức cho HS:

- Yếu tố bên trong là ND của BTTH, đó là mâu thuẫn nhận thức của HS, đó là mối quan hệ giữa kiến thức cũ, kĩ năng cũ, kinh nghiệm cũ với những yêu cầu giải thích sự kiện mới, vấn đề mới, tình huống mới, kỹ năng mới. Khi mâu thuẫn khách quan trong BTTH chuyển thành mâu thuẫn chủ quan bên trong của chủ thể sẽ gây ra nhu cầu nhận thức và kích thích họ tìm cách giải quyết. Nhiệm vụ đặt ra tốt nhất là các tình huống gây ngạc nhiên, tạo hứng thú và có mong muốn GQVĐ. Vấn đề học tập đặt ra chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết có ý nghĩa bức xúc đối với HS, gây ra cho họ trạng thái tâm lí có nhu cầu nhận thức. Vì vậy, cần phải vạch ra cái chưa biết, cái mới trong mối quan hệ với cái đã biết. Cần phải cân nhắc tỉ lệ hợp lí giữa cái biết và cái chưa biết, trong đó, cái mới phải lọt vào nhu cầu muốn biết, tạo ra tính tự giác tìm tòi cho của HS, đòi hỏi người học phải được giải quyết. Vì vậy, khi xây dựng BTTH, điều quan trọng là những BTTH được HS chấp nhận như một “vấn đề học tập” mà HS cần phải giải quyết.

Ví dụ: Bài 7. “Tế bào nhân sơ” có thể xây dựng BTTH như sau:

BTTH: Kích thước nhỏ của tế bào nhân sơ có rất nhiều lợi thế như: Tỉ lệ diện tích bề mặt (S)/ thể tích (V) lớn thuận lợi cho quá trình trao đổi chất với môi trường ngoài, tế bào kích thước nhỏ giúp việc vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong tế bào nhanh hơn. Một HS thắc mắc: Kích thước nhỏ có nhiều lợi thế như vậy tại sao tế bào nhân sơ không nhỏ hơn nữa mà chỉ dừng lại ở kích thước từ 1- 10 µm?

Trong BTTH này, HS đã biết kích thước nhỏ của tế bào nhân sơ có rất nhiều lợi thế khác nhau. Điều cần tìm là tại sao kích thước nhỏ có nhiều lợi thế như vậy mà tế bào nhân sơ không nhỏ hơn nữa mà chỉ dừng lại ở kích thước từ 1- 10 µm điều đó kích thích tư duy gây ra nhu cầu nhận thức và sự ham muốn cần GQVĐ.

* BTTH phải phù hợp với trình độ, đối tượng HS

Trong giáo dục ngôn ngữ, để HS có thể ứng dụng các kiến thức ngôn ngữ vào đời sống, bài tập ngôn ngữ tốt nhất nên là sự mô phỏng các tình huống giao tiếp có thật trong cuộc sống để HS có thể dễ dàng tìm thấy hứng thú và ích lợi của việc luyện tập. Từ đó, bản thân các em sẽ nỗ lực giải quyết các vấn đề mà bài tập đặt ra, cuối cùng đi đến việc hình thành các kinh nghiệm và kỹ năng giao tiếp cần thiết. Các bài

tập ấy sẽ là sự mô phỏng các tình huống sử dụng ngôn ngữ thật trong cuộc sống hoặc là cung cấp đầy đủ các nhân tố giao tiếp làm cơ sở để HS có thể tạo lập văn bản (cả ở dạng nói và viết) sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp và vai giao tiếp cụ thể.

Vì vậy, BTTH có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Đồng thời dạy tiếng Việt trong tình huống giao tiếp cũng chính là giảng dạy gián tiếp các kiến thức về hội thoại nói riêng và ngữ dụng học nói chung. Đó là cách tiếp cận và nghiên cứu hội thoại trong môi trường giao tiếp thực của nó.

Nếu một BTTH dù có tính hấp dẫn nhưng lại vượt xa khả năng của HS thì HS cũng không sẵn sàng giải quyết. BTTH đặt ra phải phải phù hợp với khả năng của HS, sự phù hợp ở đây được hiểu là cái đã biết chứa đựng trong đó giúp HS thiết lập được mối quan hệ với cái chưa biết, tạo điều kiện cho HS GQVĐ. Liều lượng cái đã biết phải vừa đủ, không quá khó đối với HS. Mặt khác cái đã biết quá nhiều, quá dễ sẽ không kích thích sự tìm tòi của HS. Việc xác định liều lượng hợp lí giữa cái đã biết và cái chưa biết đòi hỏi GV phải có kinh nghiệm và nghệ thuật sư phạm.

Ví dụ: Khi dạy bài 11: “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất”, BTTH đưa ra phải phù hợp với trình độ HS, do họ chưa có KN về vận chuyển thụ động muốn xây dựng được KN về vận chuyển thụ động, GV có thể đưa ra BTTH như sau:Khi chế biến mứt từ các loại rau củ, trước khi ngâm để ướp đường, người ta thường luộc chín sơ nguyên liệu bằng nước sôi.

Theo em, tại sao người ta lại làm như vậy? Cơ sở khoa học của thao tác trên là gì? Để trả lời được những câu hỏi này, HS phải vận dụng KN vận chuyển thụ động. Như vậy, HS phải vận dụng và xác lập được mối quan hệ giữa KN đã biết với KN vận chuyển thu động mà HS cần chiếm lĩnh và từ đó tìm ra kiến thức mới về vận chuyển thụ động.

Cũng trong ND kiến thức này, nếu GV nêu câu hỏi: Trong vận chuyển các chất qua màng sinh chất thì vận chuyển thụ động được vận chuyển qua màng sinh chất bằng những cách nào? HS sẽ nhận thấy ngay có 2 cách vận chuyển thụ động là khuếch tán trực tiếp và khuếch tán qua kênh. Như vậy, không tạo được THCVĐ và tất nhiên là không gây hứng thú cho HS được.

2.2.1.2. Quy trình thiết kế BTTH đểphát triển NL GQVĐ trongdạy học phần “Sinh học tế bào” (SH10 - THPT)

Để có được các BTTH để phát triển NL GQVĐ đạt các yêu cầu chất lượng đưa vào tổ chức việc học cho HS. Dựa trên quy trình của nhiều tác giả trước đây cũng như căn cứ vào trình độ nhận thức, phát triển tâm lí của HS và ND tri thức của phần “Sinh học tế bào” (SH 10 - THPT), chúng tôi đưa ra quy trình thiết kế BTTH để phát triển NL GQVĐ trong DH phần “Sinh học tế bào” (SH10 - THPT) gồm các bước cơ bản dưới đây (hình 2.1):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần sinh học tế bào (sinh học 10 THPT)​ (Trang 33 - 40)