Sơ đồ tam giác sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần sinh học tế bào (sinh học 10 THPT)​ (Trang 46 - 49)

Trong sơ đồ tam giác sư phạm trên đã thể hiện rõ MT không chỉ quy định, chi phối ND mà còn quy định, chi phối cả PPDH. Sơ đồ tam giác sư phạm linh hoạt hơn và ngày càng có khả năng đáp ứng nhu cầu DH hiện đại theo quan điểm tích cực. Vì vậy, muốn vận dụng DH bằng BTTH trong DH phần “Sinh học tế bào (SH10 - THPT) phải

đảm bảo được MT, ND DH. .

* Việc sử dụng BTTH phải dựa trên nguyên tắc và quy trình nhất định

DH bằng BTTH bao gồm một tổ hợp các PPDH, trong đó việc thiết kế BTTH giữ vai trò trung tâm, đóng vai trò quan trọng trong DH bằng BTTH. Tuy nhiên, hiện nay GV vẫn còn lúng túng trong việc xây dựng BTTH, GV đưa ra BTTH chỉ dựa trên kinh nghiệm bản thân mà chưa rõ tình huống đó có thực sự là BTTH, có phát huy được tính tích cực trong học tập của HS hay không. Việc không xây dựng được

BTTH hoặc xây dựng được nhưng không phát huy được NL của HS, đặc biệt là NL GQVĐ đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học. Vì vậy, để vận dụng tốt DH bằng BTTH, trước hết cần phải xây dựng BTTH. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng, để xây dựng được BTTH phải dựa trên 3 nguyên tắc và quy trình 5 bước đã đề cập chi tiết ở mục 2.2.1.

* Đảm bảo GV chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, HS chủ động, tích cực GQVĐ đặt ra

Việc vận dụng và sử dụng PPDH không chỉ phụ thuộc vào MT và ND DH, mà còn phụ thuộc vào nhiều mối quan hệ giữa bộ ba: GV - HS - Tri thức, là 3 thành tố cơ bản của quá trình DH.

Ở mô hình “DH lấy GV làm trung tâm”, nhấn mạnh và đề cao vai trò quyết định của GV, xem nhẹ mối quan hệ trực tiếp HS - tri thức.

Đặc trưng của các PPDH theo mô hình trên chính là tính thụ động và lệ thuộc của HS vào GV; HS không phát huy được tính tích cực trong học tập. GV là người khởi xướng và có trách nhiệm truyền đạt, cung cấp tri thức. GV là người trung gian cần thiết giữa HS và tri thức.

Theo tinh thần đổi mới PPDH, phát huy tính tích cực trong học tập của HS, DH theo phương pháp tích cực, chuyển từ mô hình lấy người dạy làm trung tâm sang người học làm trung tâm. Đặc trưng của PPDH mới này là tao điều kiện để HS phát huy được tính tích cực trong học tập, HS không còn lệ thuộc tuyệt đối vào GV mà chủ yếu có quan hệ trực tiếp với tri thức và bạn bè cùng học, thông qua hành động tích cực, chủ động của chính mình, tự mình tìm ra tri thức. Như vậy, GV là người chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, trọng tài, cố vấn cho HS. HS là chủ thể (chủ thể học), bằng hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của chính mình, tự mình tìm ra tri thức. Khi vận dụng DH phần “Sinh học tế bào (SH10 - THPT) bằng BTTH phải quán triệt nguyên tắc GV là người chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn; HS chủ động, tích cực, sáng tạo để GQVĐ.

* Đảm bảo HS vừa tiếp thu được kiến thức qua hoạt động giải quyết BTTH, vừa phát triển được NL GQVĐ.

Nói tới phương pháp học thì cốt lõi là PP tự học. PP tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Một yếu tố quan trọng bảo đảm thành công trong học tập

và nghiên cứu khoa học là khả năng phát hiện và GQVĐ đã gặp. Nếu HS có được kĩ năng, PP, thói quen tự học, biết ứng dụng những điều đã học vào những tình huống mới, biết tự lực phát hiện và GQVĐ đặt ra thì sẽ tạo cho HS lòng ham học và khơi dậy được tiềm năng vốn có trong HS, qua đó, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. HS có thể tự học, khi vào đời dễ dàng thích ứng với cuộc sống lao động. Vì vậy, việc vận dụng dụng DH phần “Sinh học tế bào (SH10 - THPT) bằng BTTH phải đảm bảo nguyên tắc: GV không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn phải là người định hướng, tổ chức cho HS khám phá kiển thức, qua đó HS phát triển được NL GQVĐ và hướng tới mục đích: GQVĐ trở thành một trong những kĩ năng cần có của mỗi HS.

* Đảm bảo HS tự đánh được giá kết quả xử lí các tình huống có trong BTTH

Trước đây, quan niệm về đánh giá còn phiến diện: GV giữ độc quyền đánh giá, HS là đối tượng được đánh giá. Trong DH tích cực, việc rèn luyện phương pháp tự học để chuẩn bị cho HS khả năng học tập liên tục suốt đời được đánh giá như là một MT giáo dục. Việc vận dụng GQVĐ trong dụng DH phần “Sinh học tế bào (SH10 - THPT) bằng BTTH cũng phải đảm bảo cho HS tự giác chịu trách nhiệm về kế hoạch học tập của mình, được tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, GV đóng vai trò hướng dẫn cho HS phát triển năng lực GQVĐ để điều chỉnh cách học thông minh, sáng tạo và biết GQVĐ trong các tình huống thực tế.

2.2.2.2. Quy trình dạy học bằng BTTH

Theo tác giả Trần Bá Hoành (2002), áp dụng DH GQVĐ thường trải qua ba bước. Chúng tôi thống nhất với quy trình 3 bước của tác giả Trần Bá Hoành áp dụng DH GQVĐ đối với cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học), nhưng có sự thay đổi nhỏ như sau: Ở bước 3 là bước báo cáo và kiểm định kết quả, trong bước này, chúng tôi chỉ đưa ra 3 bước nhỏ (gộp bước thảo luận kết quả và bước khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu thành một bước), vì khi thảo luận kết quả đã khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu và đánh giá. Quy trình đó được thể hiện trong sơ đồ hình 2.3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần sinh học tế bào (sinh học 10 THPT)​ (Trang 46 - 49)