Thị so sánh các cấp độ GQVĐ trước và sau TN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần sinh học tế bào (sinh học 10 THPT)​ (Trang 94 - 140)

Từ đồ thị hình 3.11 ta thấy: với 4 cấp độ đánh giá của giai đoạn 1 (giai đoạn GQVĐ), đường đồ thị TN ở cấp độ 4 cao hơn hẳn so với trước khi TN, điều đó chứng tỏ sau khi được học bằng BTTH, số HS đồng thời hiểu được vấn đề, triển khai được giải pháp GQVĐ và trình bày được giải pháp cao hơn hẳn trước khi TN. Ở cấp độ 2: Hiểu chưa đúng vấn đề, chưa triển khai được giải pháp và không phát biểu được vấn đề trước TN cao hơn sau TN, điều này chứng tỏ NL GQVĐ của HS sau TN đã được phát triển tốt hơn so với trước TN.

3.4.3. Tác động sư phạm của việc DH bằng BTTH để phát triển NL GQVĐ đối với thái độ học tập của HS thái độ học tập của HS

Qua phân tích, đánh giá kết quả TN theo cả hai chỉ tiêu định lượng và định tính, chúng tôi rút ra kết luận những tác động sư phạm theo mục đích TN mà chúng tôi đề ra bước đầu có hiệu quả. Tuy nhiên, để khẳng định phương án TN không chỉ có hiệu quả đối với việc DH bằng BTTH để phát triển NL GQVĐ mà còn có tác dụng tích cực đối với việc nhận thức thái độ học tập bộ môn, chúng tôi thu thập ý kiến đánh giá của HS sau TN kết quả thể hiện ở bảng 3.28.

Bảng 3.28. Tác động sư phạm của việc DH bằng BTTH để phát triển NL GQVĐ đối với thái độ học tập của HS

Câu hỏi điều tra Tỉ lệ (%)

Câu 1. Quá trình học có sử dụng BTTH, HS cảm thấy:

- Rất thích 50,34

- Thích 43,46

- Không thích 6,88

Câu 2. HS nhận thấy tác dụng của dạy học bằng BTTH đối với bản thân là:

- Giúp HS lĩnh hội kiến thức mới 91,87

- Phát triển tính tích cực và tư duy sáng tạo 96,02

- Rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề vận dụng kiến thức đã học 85,34

- Giúp HS kiểm tra đánh giá việc lĩnh hội kiến thức của bản thân 76,14

Câu 3. HS tự đánh giá thái độ học tập theo phương pháp dạy học bằng BTTH của mình theo các nội dung sau:

- Không tham gia giải quyết BTTH 5,48

- Tranh luận sôi nổi 71,35

- Kiên trì giải quyết BTTH 76,58

- Tập trung chú ý nghe giảng 94,27

- Hứng thú học tập 96,38

- Về vai trò, tác dụng của việc sử dụng BTTH: Hầu hết HS cảm thấy rất thích và thích học theo cách thức này (có tới 93,80% rất thích và thích, chỉ có 6,88% HS không thích). Qua trao đổi trực tiếp, HS cho rằng cách học mới, cường độ học tập cao hơn, bản thân đã tự tin với suy nghĩ của mình để giải quyết các BTTH đồng thời phát triển NL GQVĐ, trước đây trong giờ học môn Sinh học HS cảm thấy quá lâu hết giờ vì phải nghe GV giảng bài, bây giờ trong khi HS có sử dụng BTTH, HS cảm thấy thời gian trôi qua rất nhanh, luôn luôn băn khoăn suy nghĩ, muốn hỏi, muốn học, muốn biết....

- Về tác dụng của DH bằng BTTH đối với HS giúp HS lĩnh hội kiến thức mới chiếm 91,87%, phát triển tính tích cực và tư duy sáng tạo của HS trong việc tìm kiếm kiến thức mới chiếm 96,02%, vận dụng kiến thức đã học để GQVĐ chiếm 85,34% giúp HS tự kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội kiến thức của bản thân chiếm 76,14%.

Trong quá trình giải quyết BTTH, HS có dịp trao đổi, tranh luận về ND kiến thức cơ bản, thể hiện vốn hiểu biết, kinh nghiệm của mình

- Về thái độ học tập của HS khi DH có sử dụng BTTH + 96,38% HS hứng thú học tập.

+ 94,27% HS tập trung chú ý nghe giảng. + 76,58% HS kiên trì giải quyết BTTH. + 71,35% HS tranh luận sôi nổi.

+ 5,48% HS không tham gia giải quyết BTTH.

Đại đa số HS cho rằng việc giải quyết BTTH đã làm cho học không còn tiếp thu kiến thức lí thuyết theo một chiều từ GV, họ phải tự tìm tòi khám phá tri thức chính trong các BTTH, do đó nhận thức của họ tích cực, chủ động hơn. Có thể nói

rằng, sử dụng BTTH trong DH đã thực sự giúp HS phát triển NL GQVĐ đồng thời

giúp HS phát huy vai trò chủ thể tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức.

Tóm lại, việc sử dụng BTTH để tổ chức DH phần “Sinh học tế bào” (SH10 -

THPT) bằng BTTH đã bước đầu đem lại hiệu quả. Vì vậy, nếu xây dựng được hệ thống các BTTH có chất lượng kết hợp với phương pháp sử dụng chúng phù hợp thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong DH, góp phần giúp HS phát triển NL GQVĐ nâng cao

chất lượng học tập phần phần “Sinh học tế bào” (SH10 - THPT) nói riêng và chất

lượng học tập nói chung ở các trường THPT.

Kết luận chương 3

Để khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra trong đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng BTTH để thực nghiệm sư phạm trong DH 4 bài Sinh học 10 tại 3 trường THPT ở Thái Nguyên và Tuyên Quang. Kết quả kiểm tra trong quá trình thực nghiệm sự phạm cho thấy:

- Về hiệu quả lĩnh hội tri thức: lớp TN luôn có điểm cao hơn lớp ĐC.

- Về kĩ năng; phát huy tối đa NL GQVĐ của người học, tập dượt cho HS các thao tác tư duy cơ bản và tác phong nghiên cứu tự phát hiện và GQVĐ đặt ra trong học tập lí thuyết và gắn lí thuyết với các tình huống xảy ra trong thực tiễn.

- Về thái độ, tinh thần học tập: HS ở lớp TN tỏ ra tích cực, chủ động, tự lực, hứng thú, sáng tạo trong học tập hơn HS ở lớp ĐC.

Từ những kết quả trên cho thấy việc sử dụng BTTH để phát triển NL GQVĐ cho HS là một phương pháp tốt, có tính khả thi, có tác dụng nâng cao tri thức Sinh học 10 của HS; kiến thức Sinh học 10 của HS không chỉ đầy đủ vững chắc và còn phát triển được NL GQVĐ. Từ đó cho phép kết luận: giải thuyết khoa học của đề tài đặt ra là hoàn toàn đúng đắn, khả thi và hiệu quả.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Góp phần tổng kết lại những nghiễn cứu và những ứng dụng cơ bản của BTTH được sử dụng trong các chuyên ngành khác nhau và đặc biệt trong lĩnh vực DH Sinh học ở trường THPT trên thế giới và ở Việt Nam.

1.2. Đề tài dựa trên những vấn đề lý luận làm cơ sở cho việc triển khai ND nghiên cứu như: KN NL; NL GQVĐ; tiêu chuẩn đánh giá NL cho HS ở trường THPT.

1.3. Góp phần hệ thống hóa về vai trò, bản chất, cơ sở lí luận của BTTH từ đó đề xuất nguyên tắc, quy trình thiết kế BTTH trong đó đã tập trung nghiên cứu quy trình sử dụng các BTTH ở khâu nghiên cứu tài liệu mới nhằm phát huy NL GQVĐ của HS trong bộ môn Sinh học nói riêng và bộ môn khác nói chung.

1.4. Điều tra thực trạng ở một số trường THPT thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang đã cho thấy khả năng nắm vững lí luận và triển khai thực tế các PP DH tích cực đặc biệt là sử dụng BTTH trong DH như là một phương tiện, một phương pháp, biện pháp tổ chức DH ở các trường THPT còn thấp, đặc biệt khả năng đánh giá NL GQVĐ của GV còn nhiều hạn chế. Đây là nguyên nhân làm hạn chế tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình học tập.

1.5. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, chúng tôi đã xác định được các thành tố của NL GQVĐ trong DH nói chung và DH phần “Sinh học tế bào” (SH10 - THPT) nói riêng. Xây dựng được bảng tiêu chí đánh giá kết quả vận dụng BTTH để phát triển NL GQVĐ góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS.

1.6. Phân tích được, MT, cấu trúc, ND phần “Sinh học tế bào” (SH10 - THPT), từ đó xác định được những ND phù hợp để tiến hành DH bằng BTTH. Đã vận dụng nhưng cơ sở lý luận để xây dựng được hệ thống 43 BTTH thuộc phần “Sinh học tế bào” (SH10 - THPT) theo hướng tích cực hóa hoạt động học của HS, đảm bảo các tiêu chuẩn sư phạm. Xây dựng được 4 giáo án có vận dụng DH bằng BTTH đã kiểm chứng bằng các ý kiến góp ý, trao đổi của các chuyên gia, GV giảng dạy ở từng bài cụ thể.

1.7. Xác định được quy trình thiết kế BTTH trong DH phần “Sinh học tế bào” (SH10 - THPT) với 5 bước: (1) Xác định MT bài học; (2) Phân tích logic ND bài học; (3) Xác định ND bài học xây dựng BTTH; (4) Xây dựng các BTTH; (5) Kiểm

nghiệm, đánh giá, điều chỉnh BTTH. Đề tài cũng xây dựng được quy trình sử dụng BTTH trong DH phần “Sinh học tế bào” (SH10 - THPT) gồm 3 bước: (1) Đặt vấn đề; (2) GQVĐ; (3) Báo cáo và kiểm định kết quả.

1.8. Qua TN trên một phạm vi phù hợp đã cho thấy DH bằng BTTH đã phát triển được NL GQVĐ, đồng thời nâng cao chất lượng học tập của HS.

2. Kiến nghị

2.1. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ mới đề xuất sử dụng BTTH tổ chức DH phần “Sinh học tế bào” (Sinh học10-THPT). Vì vậy, cần triển khai nghiên cứu sử dụng BTTH ở các ND còn lại trong chương trình Sinh học 10, Sinh học 11, Sinh học 12 - THPT. Ngoài ra, cần triển khai nghiên cứu sử dụng BTTH ở tất cả các bộ môn khác trong các cấp học khác nhau để phát triển NL GQVĐ của HS.

2.2. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng BTTH đem lại hiệu quả cao trong DH. Tuy nhiên, đây là phương pháp DH đòi hỏi người GV có nhiều kinh nghiệm, NL và phải đầu tư nhiều công sức, thời gian. Vì vậy, các cấp lãnh đạo trong nhà trường THPT cần có hình thức khuyến khích, bồi dưỡng GV tăng cường sử dụng PP DH này trong việc tăng cường tính tự chủ của nhà trường. Đồng thời, cần tăng cường trao đổi các chuyên đề về sử dụng BTTH để rèn luyện NL GQVĐ cho HS THPT.

2.3. Do khả năng có hạn, nên chúng tôi chưa đi sâu nghiên cứu hơn nữa để tìm hiểu tác dụng của sử dụng BTTH đến sự phát triển từng kĩ năng thuộc NL GQVĐ ở HS. Kết quả nghiên cứu mới đề cập đến các biện pháp sử dụng BTTH để phát triển NL GQVĐ trong khâu hình thành kiến thức mới, còn các khâu khác của quá trình DH cần được nghiên cứu tiếp để sớm đưa kết quả của đề tài vào thực tiễn góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng DH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Như An (1992), “Giải bài tập tình huống sư phạm”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tr.8- 12.

2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), Lí luận dạy học Sinh học phần đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Nguyễn Ngọc Bảo, Trần Kiểm (2006), Lí luận DH ở trường THCS, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013) “Nghị quyết hội nghị BCHTW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục”, số: 29- NQ/TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013.

5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), “Kết luận của hội nghị lần thứ 6 BCHTW khoá IX về việc thực hiện nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo”,

Khoa học - công nghệ, số 14 - KL/TW, ngày 26 tháng 7 năm 2002.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giảng dạy môn SH, Nxb Giáo dục.

7. Bộ giáo dục và đào tạo (2005), Tìm hiểu luật giáo dục, Nxb Giáo dục.

8. Nguyễn Đình Chỉnh (1995), Bài tập tình huống quản lí giáo dục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Phúc Chỉnh (2008), Dạy học theo vấn đề trong dạy học Sinh học , Tài liệu chuyên khảo, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

10. Nguyễn Văn Duệ, Trần Văn Kiên, Dương Tiến Sỹ (2000), Dạy học và giải quyết vấn đề trong bộ môn Sinh học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Kim Dung (2011), Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông, Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ, Mã số B2009.19.53.TĐ., tr.33.

12. Trần Văn Hà (1996), “Lí thuyết tình huống và phương pháp xử lí tình huống hành động”, Tạp chí Đại học và Giáo dục Chuyên nghiệp, số 6.

13. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nxb Đại học sư phạm.

14. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa.

15. Trần Thị Hương (2005), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực hành rèn luyện kĩ năng hoạt động giáo dục trong dạy học giáo dục học ở Đại học Sư phạm, luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

16. Nguyễn Trường Kháng (1998), “Các bước xây dựng BTTH môn Giáo dục công dân”, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục, số 12, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

17. Kharlamốp I. T. (1978), Phát huy tích cực học tập của HS như thế nào, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Lecne I. Ia. (1977), Dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục Hà Nội.

19. Machiuskin A. M. (1972), Các tình huống có vấn đề trong tư duy và trong dạy học, Nxb Giáo dục Matxcơva.

20. Dương Thu Mai, Nghiên cứu, đề xuất khung kiến thức chung về đánh g i á giáo dục và trọng tâm cho từng đối tượng liên quan, Kỷ yếu Hội thảo xây dựng khung kiến thức chung về đánh giá Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ngân hàng Thế giới, ngày 12-13/10/2012, Tam Đảo - Vĩnh Phúc., tr.44.

21. Bùi Thị Mùi (2003), Xây dựng và sử dụng tình huống sư phạm trong dạy học phần công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên Đaị học Sư phạm, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

22. Phan Trọng Ngọ (2005), DH và PPDH nhà trường, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội. 23. Lê Thanh Oai (2011), “Sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh

trong dạy học”, Tạp chí giáo dục, số 7, Bộ giáo dục và Đào tạo.

24. Trần Thị Tuyết Oanh (2006), Giáo trình giáo dục học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

25. Ôkôn V. (2006), Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội 26. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm Từ

27. Vũ Văn Tảo, Trần Văn Hà (1996), Dạy học giải quyết vấn đề: một hướng đổi mới trong công tác giáo dục đào tạo huấn luyện, Trường Cán bộ Quản lí Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

28. Nguyễn Huy Tú (2002), “Xu thế phát triển của phương pháp đánh giá tiềm năng trí tuệ”, Thông tin khoa học giáo dục Số 92 Tr. 31-37.

29. Trần Quốc Tuấn (2001), Bài tập dạy học lịch sử ở trường THPT, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

30. Lê Đình Trung (1994), Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức để nâng cao chất lượng dạy học phần cơ sở vật chất và cơ chế di truyền trong chương trình sinh học bậc phổ thông trung học, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh

31. Chicago Public Schools Bureau of Student Assessment (Source: Charles, Randall, Lester, Frank and O’Daffer, Phares. How to Evaluate Progress in Problem Solving. Reston, VA: National Council of Teachers of Mathematocs, 1987. In Stenmark, Jean, Mathematics Assessment: Myths, Models, Good Questions and Practical Suggestions. Reston, VA: National Council of Teachers of Mathematics, 1991.)

32. David Boud and Grahame I.feletti (1997), The chanllenge of Problem-Based Learning, Kogan Page London, Stirling (USA).

33. Gramham Gibbs and Alen Jenkis (1997), Teaching Large Classes in the Higher Education, Kogan Page.

34. Kiriacou C. (1991), Essential teaching skills, Hemel Hampstead, Simon Schuster Eduation.

35. Robert J. Marzano (1992), Adifferent Kind of Classroom Teaching with Dimension of Learning, Assosiation For Supervision and Curriculum Development Alexandria Virgnia.

36. Woods D.R. (1994), “What is Problem - Based Learning”, How Students Learn: How to Gain the Most from PBL, p. 57-62.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1.1.

PHIẾU HỎI XIN KIẾN GV THPT

Để cung cấp những thông tin về thực trạng Thiết kế và sử dụng BTHT để phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần sinh học tế bào (sinh học 10 THPT)​ (Trang 94 - 140)