Như vậy so sánh đường đồ thị tần suất hội tụ tiến (hình 3.8) ta thấy đường biểu diễn của nhóm TN nằm về phía bên phải và ở phía trên so với đường biểu diễn của nhóm ĐC, điều đó chứng tỏ kết quả của nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC.
Phân tích phương sai kết quả điểm kiểm tra của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC: Giả thuyết H0 đặt ra là “Không có sự khác nhau giữa MĐ hiểu, nhớ và độ bền kiến thức của HS của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC” và đối thuyết H1: “Có sự khác nhau giữa MĐ hiểu, nhớ và độ bền kiến thức của HS của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết H0 và đối thuyết H1, kết quả kiểm định thể hiện ở bảng 3.20.
Bảng 3.20. Kiểm định điểm kiểm tra trong thực nghiệm (lần 4)
z-Test: Two Sample for Means
Variable 1 Variable 2
Mean 5,834254 7,245989
Known Variance 3,183487 2,40153
Observations 181 187
Hypothesized Mean Difference 0
Z=U -8,09277
z Critical one-tail 1,644854
Kết quả phân tích số liệu ở bảng 3.20 cho thấy: X TN > XĐC ( XTN = 7,26, X
ĐC = 5,83), phương sai của nhóm TN nhỏ hơn nhóm ĐC. Như vậy điểm kiểm tra ở nhóm TN cao hơn và tập trung hơn so với nhóm ĐC. Trị số tuyệt đối của U = 8,10 > 1,96 (trị số z tiêu chuẩn), với xác xuất là 1,64 > 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận đối thuyết H1. Nghĩa là có sự khác nhau giữa kết quả học tập của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC, kết quả học tập của nhóm lớp TN cao hơn nhóm lớp ĐC.
Để khẳng định kết luận này cần tiếp tục tiến hành phân tích phương sai. Đặt giả thuyết HA là: “DH phần Sinh học tế bào (SH10 - THPT) bằng BTTH và các biện pháp khác tác động như nhau đến MĐ hiểu bài, nhớ và độ bền kiến thức của HS ở nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC”và đối thuyết Ha “DH phần Sinh học tế bào (SH10 - THPT)bằng BTTH và các biện pháp khác tác động khác nhau đến MĐhiểu bài, nhớ và độ bền kiến thức của HS ở nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC”. Kết quả phân tích phương sai thể hiện trong bảng 3.21
Bảng 3.21. Phân tích phương sai điểm kiểm tra trong thực nghiệm (lần 4)
Anova: Single Factor SUMMARY
Groups Count Sum Average Variance
ĐC 181 1056 5,834254 3,183487
TN 187 1355 7,245989 2,40153
ANOVA
Source of Variation SS df MS F P-value F crit
Between Groups 183.3069 1 183.3069 65,7934 7,65E-15 3,866991
Within Groups 1019.712 366 2.786099
Total 1E+06 367
Bảng phân tích phương sai (ANOVA) (bảng 3.21) cho biết trị số FA= 65,7934 > F- crit (tiêu chuẩn) = 3,866991 nên giả thuyết HA bị bác bỏ, tức là hai PP DH khác nhau đã ảnh hưởng đến MĐ hiểu, độ nhớ và độ bền kiến thức của HS.
Như vậy, việc thiết kế và sử dụng BTTH theo các biện pháp đề xuất để tổ chức DH phần“Sinh học tế bào”(SH10 - THPT) đã bước đầu đem lại hiệu quả góp phần nâng cao khả năng lĩnh hội kiến thức, khắc sâu kiến thức cho HS.
3.4.1.5. Thực nghiệm lần 5
Để kiểm tra MĐ hiểu, nhớ tổng kết và độ bền kiến thức của HS, sau khi TN chúng tôi thực hiện một bài kiểm tra bằng câu hỏi thuộc kiến thức ở cả 4 chương với cả nhóm TN và ĐC. Kết quả chúng tôi thu được theo bảng sau:
Bảng 3.22. Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra lần 5 của nhóm lớp TN và ĐC
Lớp Số bài Điểm số (Xi) 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 180 5 12 22 33 43 32 20 10 3 TN 186 0 0 7 23 28 38 49 30 11
Bảng 3.23. Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra lần 5 của nhóm lớp TN và ĐC
Lớp Số bài Điểm số (Xi) 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 180 2,78 6,67 12,22 18,33 23,89 17,78 11,11 5,56 1,66 TN 186 0,00 0,00 3,76 12,37 15,05 20,43 26,34 16,13 5,92
Từ số liệu ở bảng 3.23, lập biểu đồ so sánh tần suất điểm kiểm tra lần 5 (hình 3.9)