Trong đó:
* Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Trong DH bằng BTTH, GV phải luôn có ý thức tạo ra mối quan hệ hợp lí giữa kiến thức, kĩ năng để phát triển cho HS phương pháp tư duy, GQVĐ. Khi xác định MT bài học theo kiểu DH truyền thống, người ta thường lấy trình độ chung của lớp làm căn cứ. Trong DH theo kiểu DH bằng BTTH để phát triển NL GQVĐ, cần có yêu cầu phân hóa đối với những nhóm HS giỏi và HS yếu, nghĩa là bên cạnh MT chung cho cả lớp, còn phải tính đến MT riêng cho các nhóm HS đặc biệt.
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Bước 2: Phân tích logic nội dung bài học
Bước 3: Xác định nội dung bài học có thể xây dựng BTTH
Bước 4: Xây dựng các BTTH
Bước 5: Kiểm nghiệm, đánh giá BTTH, điều chỉnh hệ thống BTTH
Trong DH bằng BTTH thì hoạt động của HS chiếm tỉ trọng cao hơn so với hoạt động của GV về mặt thời lượng cũng như cường độ làm việc. Nhưng để có một tiết học trên lớp theo hướng tiếp cận DH bằng BTTH thì GV phải đầu tư công sức và thời gian rất nhiều trong soạn bài, ở khâu xác định MT, xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm bài học để xây dựng BTTH
Ví dụ: Xác định MT bài: “Cacbohiđrat và lipit”
Sau khi học xong bài, HS phải đạt được các MT cơ bản sau đây:
- Kiến thức:
+ Liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đôi và đường đa có trong cơ thể sinh vật.
+ Trình bày được chức năng của một số loại đường trong cơ thể sinh vật. + Liệt kê được các loại lipit có trong cơ thể sinh vật
+ Trinh bày được chức năng các loại lipit - Kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng phân tích, so sánh để phân biệt các chất, kĩ năng GQVĐ. - Thái độ:
+ Giáo dục cho HS cơ sở khoa học của các chất cấu tạo nên cơ thể sinh vật.
* Bước 2:Phân tích logic nội dung bài học
SGK là tài liệu học tập, vừa là nguồn kiến thức cho HS, vừa là phương tiện chủ yếu để GV tổ chức hoạt động DH. Vì vậy, GV phải phân tích ND bài học như: Xác định vị trí của bài trong chương; trọng tâm kiến thức của bài; phân tích bảng biểu, đồ thị, hình vẽ, lập dàn bài,…Chính sự phân tích và hiểu được ND bài học thì GV mới có thể xây dựng BTTH.
Ví dụ: Bài 14: “Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất” thuộc chương III: “Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào”, được học sau bài 13: “Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất”. Ở bài 13, HS đã được học về KN năng lượng, các dạng năng lượng trong tế bào và quá trình chuyển hóa vật chất. Đây cũng sẽ là kiến thức bản lề để HS tiếp thu kiến thức cấu trúc, cơ chế tác động enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất trong bài 14.
* Bước 3: Xác định phần nội dung bài học có thể xây dựng BTTH
BTTH là một trạng thái tâm lí của chủ thể nhận thức khi vấp phải một mâu thuẫn của tri thức vốn có của chủ thể, bao hàm một điều gì đó chưa biết, đòi hỏi một
sự tìm tòi tích cực, sáng tạo, gây ra nhu cầu nhận thức cho chủ thể, kích thích họ có hứng thú và mong muốn được GQVĐ.
Không phải bất cứ ND kiến thức nào trong bài học cũng có thể xây dựng được BTTH, cũng như không phải bài học nào cũng xây dựng được BTTH, mà việc xây dựng BTTH phụ thuộc vào ND kiến thức từng bài, từng phần trong bài.
Sau khi đã xác định được MT bài học, phân tích ND bài học và những tài liệu phụ trợ cho bài học, đồng thời quán triệt nguyên tắc xây dựng BTTH, khi đó GV mới đưa ra được BTTH.
*Bước 4: Xây dựng các BTTH
Vấn đề học tập chỉ trở thành BTTH khi ND đó chứa đựng mâu thuẫn về nhận thức. Mâu thuẫn đó được gia công và chuyển thành câu hỏi hoặc bài tập chứa đựng những vấn đề học tập cần lĩnh hội trên cơ sở những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo vốn có và cũng nhờ vậy, HS có thể GQVĐ.
Khi xây dựng BTTH, phát biểu vấn đề, GV không chỉ là người nêu ra vấn đề để HS tìm câu trả lời mà cần chú ý đến rèn cách phát hiện vấn đề và nêu câu hỏi của HS. Hoạt động của HS phải thể hiện cả khả năng phát hiện ra vấn đề và nêu được câu hỏi nhận thức.
Ví dụ: Khi dạy bài 4: “Cacbohiđrat và lipit”, GV có thể đưa ra BTTH như sau: Mặc dù cơ thể người không tiêu hóa được xenlulôzơ nhưng vẫn nhận được lời khuyên là nên ăn nhiều rau xanh hàng ngày mà rau xanh lại chứa nhiều xenlulôzơ.
Theo em lời khuyên đó đúng hay sai? Tại sao?
* Bước 5: Kiểm nghiệm, đánh giá BTTH, điều chỉnh hệ thống BTTH
Xác định chuẩn kiểm tra, đánh giá: Tiêu chuẩn quan trọng khi kiểm tra, đánh giá BTTH là đảm bảo MT, ND bài học và phải chú ý BTTH đó đạt được MT phát triển được NL GQVĐ cho HS hay không, MĐ nào ?
Xác định kĩ thuật kiểm tra, đánh giá: Để có BTTH đạt yêu cầu, chúng tôi đã đựa trên các ý kiến của GV dạy môn Sinh học ở THPT, tham khảo các chuyên gia để điều chỉnh cả về ND, cách diễn đạt, cả định hướng giải quyết các tình huống đặt ra sao cho phù hợp với MT, ND thực tiễn DH ở trường THPT. Tôi hoàn toàn tán thành
với ý kiến của các chuyên gia, sử dụng BTTH trong quá trình DH là cách kiểm chứng tốt nhất.
Đánh giá: Rà soát hệ thống BTTH đã xây dựng như kiểm tra BTTH xây dựng có phù hợp với MT, ND DH có phù hợp với trình độ HS, loại bỏ những BTTH không phù hợp (quá khó hoặc quá dễ).
Tổng hợp ý kiến nhận xét, đưa ra hướng điều chỉnh BTTH đã xây dựng.
Đưa ra quyết định điều chỉnh: Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá trên, đưa ra quyết định điều chỉnh việc xây dựng BTTH. Đây là công việc cần được tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình xây dựng BTTH.
2.2.1.3. Phân loại BTTH trong dạy học phần “Sinh học tế bào” (SH10 - THPT) để phát triển NL GQVĐ cho HS
Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng 2 cách phân loại BTTH trong DH phần “Sinh học tế bào” (SH10 - THPT) dưới đây:
Cách 1: Dựa vào đặc điểm, tính chất của mâu thuẫn xuất hiện bao gồm:
* BTTH tạo ra từ mâu thuẫn giữa kiến thức cũ và kiến thức mới
Loại BTTH này xuất hiện do sự không phù hợp giữa kiến thức cũ (cái đã biết) và kiến thức mới (cái chưa biết). Khi tình huống xuất hiện, HS nhận thấy có khía cạnh mới về tri thức và mong muốn được thỏa mãn nhu cầu khám phá giải quyết mâu thuẫn này bằng cách vận dụng nguồn tri thức mới bổ sung để làm rõ, giải thích vấn đề đặt ra.
Ví dụ: Bài 11: “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất”, GV có thể đưa ra BTTH như sau:
Tại quản cầu thận, lượng urê trong nước tiểu đầu có nồng độ gấp 65 lần lượng urê ở trong máu, các muối phốt phát gấp 16 lần, nhưng các chất này vẫn thấm qua màng từ máu vào nước tiểu đầu. Tại ống thận, nồng độ glucose trong nước tiểu đầu và trong máu ngang nhau nhưng glucose trong nước tiểu đầu vẫn được thu hồi trả về máu. Điều này không thể dùng cơ chế khuếch tán để giải thích. Vậy cơ chế để giải thích hai hiện tượng trên như thế nào?
* BTTH tạo ra từ mâu thuẫn giữa kiến thức lí thuyết và thực tiễn
Tình huống này xuất hiện khi những biểu hiện của thực tiễn đa dạng, phong phú không phù hợp với lí thuyết khoa học tương ứng. Mâu thuẫn này đặt ra cho HS
một nhiệm vụ cần phải nối nhịp hai đầu cầu lí thuyết với thực tiễn một cách phù hợp. Giải quyết mâu thuẫn này là phải tìm ra những yếu tố, điều kiện đã chi phối, ảnh hưởng đến biểu hiện của thực tiễn.
Ví dụ: Khi dạy bài 5: "Protein". GV có thể đưa ra BTTH như sau: Các động vật như trâu, bò, dê, ngựa, thỏ… đều ăn cùng một loại thức ăn là cỏ. Nhưng tại sao thịt (Protein) của chúng lại khác nhau ?
* BTTH tạo ra từ mâu thuẫn xuất hiện bởi sự lựa chọn phương án hợp lí
Mâu thuẫn nảy sinh khi HS đứng trước sự lựa chọn một phương án đúng nhất trong số nhiều phương án khác nhau mà các phương án đã cho đều có sự hợp lí nhất định, Giải quyết mâu thuẫn này bằng cách phân tích, loại bỏ những cái không bản chất để tìm ra câu trả lời đúng nhất.
Ví dụ: Khi dạy bài 13. « Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất », GV có thể đưa ra BTTH như sau : Tại sao những người hoạt động cơ bắp nhiều sẽ cần khẩu phần ăn dồi dào năng lượng còn những người hoạt động cơ bắp ít không nên ăn khẩu phần ăn dồi dào năng lượng ?
* BTTH tạo ra bởi mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng
Mẫu thuẫn xuất hiện khi có sự trái ngược giữa yếu tố bản chất với hiện tượng, sự kiện tương ứng, hoặc trái ngược giữa những hiện tượng với quan niệm thông thường và kiến thức mà HS đã hiểu trước đó. Điều này sẽ tạo ra sự xung đột trong tư duy của HS và chính sự nghịch lí này lại lôi cuốn sự tò mò của HS, kích thích họ phải đi tìm hiểu, phân tích hiện tượng, phê phán quan điểm sai để đi đến cái chân lí, cái bản chất của vấn đề.
Ví dụ: Khi dạy bài 4. «Cacbohiđrat và lipit», GV có thể đưa ra BTTH như sau: Mặc dù cơ thể người không tiêu hóa được xenlulôzơ nhưng vẫn nhận được lời khuyên là nên ăn nhiều rau xanh hàng ngày mà rau xanh lại chưa nhiều xenlulôzơ.
Theo em, lời khuyên đó có đúng không ? Tại sao ?
Cách 2. Dựa vào mục đích DH: BTTH được phân ra thành 3 loại sử dụng cho 3 mục đích DH, đó là: DH kiến thức mới; củng cố, hoàn thiện kiến thức; kiểm tra, đánh giá.
* Loại BTTH dùng để DH kiến thức mới: Loại BTTH này dùng để tổ chức, hướng dẫn HS nghiên cứu tài liệu mới. Khi HS trả lời được BTTH thì có nghĩa là họ sẽ chiếm lĩnh được kiến thức mới. Do vậy, mỗi BTTH dùng để DH kiến thức mới
phải mã hóa được ND kiến thức. GV có thể cần đưa thêm những câu hỏi phụ để gợi ý, tác dụng của câu hỏi phụ tăng yếu tố đã biết để HS GQVĐ học tập. Vì vậy, tùy từng đối tượng HS mà tính chất câu hỏi phụ sẽ khác nhau.
* Loại BTTH dùng để củng cố, hoàn thiện kiến thức: Loại BTTH này được thiết kế dựa trên những kiến thức đã có của HS, nhưng kiến thức đó đang còn rời rạc, tản mạn, chưa hệ thống. Do đó, chúng có tác dụng củng cố kiến thức đã học, đồng thời khái quát hóa và hệ thống hóa kiến thức đó, rèn luyện các thao tác tư duy logic phát triển bậc cao hơn.
* Loại BTTH dùng để kiểm tra, đánh giá: Loại BTTH dùng để kiểm tra, đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của HS có thể sau một bài học, một chương hay một phần của chương trình. GV cần lưu ý BTTH phải vừa sức với HS, phù hợp với thời gian, kiểm tra, đánh giá, đủ để kiểm tra, đánh giá những kiến thức trọng tâm, những thành phần kiến thức khác nhau của chương trình.
Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi chỉ mới tập trung nghiên cứu xây dựng và sử dụng BTTH trong DH phần “Sinh học tế bào (SH10 - THPT) ở khâu nghiên cứu tài liệu mới.
Các cách phân loại trên đây cũng chỉ mang tính chất tương đối vì khi sử dụng trong DH nó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, chủ thể nhận thức,v.v.
2.2.2. Quy trình sử dụng BTTH trong dạy học phần “Sinh học tế bào (SH10 - THPT)
2.2.2.1. Các nguyên tắc sử dụng BTTH trong dạy học * Đảm bảo mục tiêu, ND DH
Vấn đề đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng và sử dụng PPDH là xác định được mối quan hệ bộ ba: Mục tiêu (MT) - Nội dung (ND) - Phương pháp (PP).
Trước đây, mối quan hệ giữa MT, ND, PP thường tiếp cận theo sơ đồ tuyến tính sau: MT ND PP.
Theo sơ đồ trên, MT chi phối, quyết định ND DH; ND DH lại chi phối, quyết định PPDH. GV dựa vào MT để cấu trúc ND DH. Sau đó, dựa vào ND DH để lựa chọn và sử dụng PP DH. Trong trường hợp ND môn học tường minh và ổn định thì sơ đồ trên tạo điều kện thuận lợi nhất định cho người dạy trong việc lựa chọn PP.
Ngày nay, việc xác định MT và ND đều có sự thay đổi. MT hướng vào việc chuẩn bị cho HS sớm thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập phát triển cộng đồng, tôn
trọng nhu cầu, lợi ích, khả năng của HS, chứ không chỉ quan tâm đến việc thực hiện nhiệm vụ của GV là làm sao để truyền đạt cho hết những kiến thức đã quy định trong chương trình và SGK. Còn đối với ND DH, người ta chú trọng các kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức lí thuyết, NL phát hiện và GQVĐ thực tiễn chứ không chỉ chú trọng trước hết đến hệ thống kiến thức lí thuyết, sự phát triển tuần tự của KN, định luật, học thuyết khoa học.Vì vậy, việc lựa chọn PP không chỉ căn cứ trực tiếp vào ND môn học mà còn căn cứ trực tiếp từ MT DH. Mối quan hệ giữa MT, ND và PP trong trường hợp này được tiếp cận theo sơ đồ tam giác sư phạm như hình 2.2 dưới đây: