giấy tờ có giá và quyền tài sản và quyền yêu cầu
Thứ nhất, sự nhần lẫn giữa giấy tờ có giá với quyền tài sản.
Điều 163 BLDS năm 2005, tài sản bao gồm; vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản, quyền tài sản đ-ợc quy định cụ thể tại Điều 181, trong khi đó giấy tờ có giá đ-ợc ghi nhận là một loại tài sản, nh-ng không có điều luật định nghĩa về giấy tờ có giá. Quyền tài sản và giấy tờ có giá có nhiều điểm giống nhau. Trong một số tr-ờng hợp có thể chuyển hoá cho nhau.
Chỉ những giấy tờ có giá không ghi danh với điều kiện chuyển nh-ợng toàn bộ một lần thì mới là giấy tờ có giá một loại tài sản theo quy định tại Điều 163 BLDS năm 2005. Đối với những loại giấy tờ có giá nh-ng ghi danh với điều kiện chuyển nh-ợng toàn bộ hoặc một phần thì phải coi đó là quyền tài sản chứ không phải là giấy tờ có giá.
Sự nhầm lẫn giữa giấy tờ có giá và giấy tờ ghi nhận quyền tài sản diễn ra không chỉ trên các ph-ơng tiện thông tin đại chúng mà còn cả trong một số quy định của các cơ quan Nhà n-ớc, tổ chức quản lý phát hành giấy tờ có giá. Sự nhần lẫn th-ờng gặp đó là việc xác định sổ tiết kiệm là quyền tài sản hay giấy tờ có giá. Sự nhầm lẫn này th-ờng xảy ra ở những Ngân hàng th-ơng
mại. Có Ngân hàng th-ơng mại coi sổ tiết kiệm là giấy tờ có giá, có ngân hàng lại coi sổ tiết kiệm là quyền tài sản hoặc một loại tài sản độc lập.
Ngân hàng th-ơng mại cổ phần Quân đội tài sản để đảm bảo khoản vay dùng để cầm cố bao gồm sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá … {38}, trong đó sổ tiết kiệm và giấy tờ có giá là những loại tài sản khác nhau.
Trong khi Ngân hàng Habubank lại tài sản đảm bảo khoản vay đối với tổ chức cá nhân trong đó có giấy tờ có giá và xếp sổ tiết kiệm là một loại giấy tờ có giá {38}.
Khoản 2 Điều 11 Trong quyết định số 93/2004/QĐ-BTC ngày 2-12- 2004 của Bộ tr-ởng Bộ tài chính về việc ban hành quy chế tổ chức phát hành xổ số cào biết kết quả ngay quy định. Đại lý bán vé xổ số cào biết kết quả ngay nhận vé bán phải thanh toán đầy đủ ngay bằng tiền mặt. Trong tr-ờng hợp đại lý có khó khăn thì có thể xem xét thế chấp bằng các giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ...).
Theo chúng tôi, sổ tiết kiệm phải coi là quyền tài sản chứ không phải là giấy tờ có giá nh- quy định của ngân hàng trên. Bởi lẽ, sổ tiết kiệm bao giờ cũng xác định quyền và nghĩa vụ của ng-ời gửi tiền và tổ chức tín dụng nhận gửi tiền, bản chất của sổ tiết kiệm là nghi nhận quyền của ng-ời gửi đối với tổ chức tín dụng nh- quyền đ-ợc h-ởng lãi suất theo thoả thuận và quyền đuợc nhận lại tiền gửi khi hết hạn gửi và nghĩa vụ của ngân hàng đối với ng-ời gửi. Nếu nh- không phải là chủ sở hữu, hoặc ng-ời đ-ợc chủ sở hữu của tiền gửi thì không thể sử dụng quyền này đ-ợc cho dù cuốn sổ tiết kiệm đó rơi vào tay ng-ời không phải là chủ sở hữu. Điểm này khác với những loại giấy tờ có giá khác nh- séc không ghi danh, cổ phiếu không ghi danh ... những loại giấy tờ có giá này nếu ai chiếm giữ loại giấy tờ này thì mặc nhiên là chủ sở hữu của nó và thực hiện quyền của chủ sở hữu nh- chủ sở hữu thực. Chính vì vậy, không thể coi sổ tiết kiệm là giấy tờ có giá.
Qua những ví trụ trên việc xác định sổ tiết kiệm là loại tài sản là quyền tài sản hay là giấy tờ có giá còn có sự khác nhau. Đối với Ngân hàng th-ơng mại thì việc xếp sổ tiết kiệm là giấy tờ có giá hay quyền tài sản không có nhiều ý nghĩa, vì mục đích của ngân hàng là xác định tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và việc xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, trong luật dân sự thì việc phân loại cũng nh- xác định một tài sản thuộc loại nào có ý nghĩa rất quan trọng. Nó không chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu mà còn là cơ sở để xây dựng những chế định liên quan nh- hình thức hợp đồng cầm cố, thế chấp.
Thứ hai, sự nhầm lẫn giữa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với quyền sử dụng đất.
Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, việc xác định đâu là giấy tờ ghi nhận quyền tài sản và nội dung quyền tài sản, đâu là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đâu là quyền sử dụng đất không phải lúc nào cũng chính xác.
Cách đây 5 năm tại tỉnh Bình D-ơng có một vụ án mà các cơ quan bảo vệ pháp luật nh- Công an, Kiểm sát tỏ ra lúng túng khi giải quyết một vụ án. Trong đó có những quan điểm khác nhau về xác định đâu là tờ giấy ghi nhận quyền tài sản với quyền tài sản.
Tên trộm đã đột nhập vào nhà lấy đi một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi 1000 m2 đem ra hiệu cầm đồ đ-ợc 300.000 đồng. Sau đó tên trộm này bị công an bắt tạm giam.
Sau khi bị bắt tạm giam xảy ra một tranh luận giữa cơ quan Công an và Viện kiểm sát, là tên trộm lấy trộm cái gì? Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay là giá trị của 1000 m2 đất. Cơ quan công an thì cho rằng tên trộm này lấy trộm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nh-ng mục đích cuối cùng là giá trị 1000 m2 đất. Còn Viện kiểm sát thì cho rằng tên trộm này chỉ lấy tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng 1000 m2 đất.
Theo chúng tôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (mà nhân dân ta hay gọi là sổ đỏ) là sự nghi nhận quyền sử dụng của ng-ời sử dụng 1000 m2 là
quyền tài sản. Trong mối quan hệ này tờ giấy đó tr-ớc hết là tài sản (vật) nh-ng không phải bằng giá trị 1000 m2 nh- nhận định của cơ quan Công an. Tờ giấy đó có giá trị nh-ng không thể có giá trị bằng 500.000 đồng để cấu thành tội trộm cắp. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận quyền tài sản có ghi danh với những điều kiện chuyển nh-ợng nhất định. Tên trộm không thể dễ dàng chiếm đoạt giá trị bằng 1000 m2 đất đó đ-ợc.
Nếu tên trộm lấy giấy những loại giấy tờ có giá không ghi danh với điều kiện chuyển nh-ợng tự do nh- một số loại công trái, trái phiếu ... thì phải xác định tên trộm đó lấy trộm tài sản có giá trị bằng giá trị đ-ợc ghi trong những loại giấy tờ trên. Qua ví dụ trên cho thấy, trong thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn có còn có sự nhầm lẫn giữa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trị giá của quyền sử dụng đất đ-ợc ghi trong giấy. Sự nhầm lẫn này không chỉ tồn tại trong nhân dân mà còn ở trong cơ quan áp dụng, thực thi pháp luật.
Thực trạng pháp luật cũng nh- thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền tài sản cho thấy; pháp luật về quyền tài sản vừa thiếu, một số quy định ch-a phù hợp, việc áp dụng những quy định cũng nh- giải quyết tranh chấp còn ch-a chính xác. Chính vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về tài sản nói chung và quyền tài sản nói riêng mà một yêu cầu cấp thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia cũng nh- xu thế hội nhập.