Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu nghiên cứu khoa học đề tài MỞ RỘNG ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ NHÀ NƯỚC Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Trang 60 - 63)

Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Thái độ đối với hành vi (TD) Cronbach’s Alpha = 0.851

TD1 7.63 3.378 0.666 0.847

TD2 7.47 3.232 0.776 0.740

TD3 7.32 3.458 0.727 0.788

Chuẩn chủ quan (CC) Cronbach’s Alpha = 0.815

CC1 12.41 8.947 0.658 0.762

CC2 12.51 8.652 0.665 0.759

CC3 12.36 8.566 0.701 0.748

CC4 11.99 10.226 0.455 0.819

Chất lượng BHYT (CL) Cronbach’s Alpha = 0.896

CL1 6.71 3.213 0.757 0.882

CL2 6.70 3.083 0.822 0.872

CL3 6.83 2.966 0.805 0.842

Nhận thức về kiểm soát hành vi (KS) Cronbach’s Alpha = 0.848

KS1 25.20 19.316 0.440 0.850 KS2 25.42 18.907 0.530 0.837 KS3 24.94 19.048 0.546 0.835 KS4 25.33 18.356 0.615 0.826 KS5 25.08 18.558 0.655 0.822 KS6 24.90 18.858 0.647 0.823 KS7 25.07 18.375 0.664 0.820 KS8 24.75 18.938 0.619 0.826

· Nhận xét:

Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhóm biến quan sát đều có kết quả lớn hơn 0,6. Điều này chứng minh rằng các thang đo đều đạt điều kiện về độ tin cậy.

Trong bảng có hai biến quan sát CC4 (Những tuyên truyền về BHYT làm tôi muốn mua BHYT hơn) và KS1 (Thu nhập có ảnh hưởng đến việc mua BHYT của tơi) có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập. Tuy nhiên cả hai biến này đều có tương quan biến tổng > 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm đều ở mức “thang đo lường tốt”. Do vậy nhóm nghiên cứu chúng em quyết định sẽ không loại hai biến quan sát này mà để cân nhắc sau khi chạy các bước tiếp theo.

4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố lần 1: Kết quả ma trận xoay nhân tố lần thứ nhất (Xem

phụ lục 4) cho ra giá trị hệ số KMO = 0,891 và Kiểm định Barlett có Sig. =0.000. Hai giá trị này đều thỏa mãn yêu cầu trị số 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và Sig. < 0,05; có ý nghĩa lần lượt rằng phân tích các nhân tố là thích hợp và các biến quan sát trong phân tích EFA có mối tương quan tới nhau trong tổng thể.

Giá trị Eigenvalue ≥ 1 khi tồn tại năm nhóm nhân tố (xem phụ lục 4) chứng minh rằng việc có năm nhóm biến độc lập mới là phù hợp nhất với mơ hình thay vì chỉ bốn nhóm biến độc lập như cũ.

Giá trị tổng phương sai trích (Total Variance Explained) của nhóm = 69,415% (Xem phụ lục 4) đạt yêu cầu phải lớn hơn 50%. Kết quả này cho biết các nhân tố được trích giải thích 69,415% và bị thất thốt 30,585% biến thiên của dữ liệu.

Tuy nhiên theo như kết quả thu được sau khi lập ma trận, biến quan sát CC4 (Những tuyên truyền về BHYT làm tôi muốn mua BHYT hơn) và KS3 (Người đã lập gia đình thường quan tâm nhiều tới việc mua BHYT) sẽ bị loại khỏi mơ hình khi hệ số tải nhân tố (Factor Loading) của hai nhân tố này đều nhỏ hơn 0,5 và không được ghi nhận trong bảng. Lý do là hai biến này đều khơng phù hợp nằm trong nhóm yếu tố như

trong mơ hình lý thuyết, đồng thời chúng khơng có mối liên hệ tương quan đối với các biến quan sát trong tổng thể.

Các biến quan sát cịn lại cũng có sự thay đổi so với mơ hình lý thuyết, cụ thể là hai biến KS1 (Thu nhập có ảnh hưởng đến việc mua BHYT của tôi) và KS2 (Trong nhà, nhiều người đi làm có thu nhập ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT của tơi) bị tách ra thành một nhóm khác. Nhóm nghiên cứu quyết định đặt tên nhóm mới tách ra này là Khả năng chi trả (KN), theo đó đổi tên biến quan sát KS1 thành KN1 và KS2 thành KN2.

Phân tích nhân tố lần 2: Sau khi có sự thay đổi, nhóm chúng em quyết định

phân tích EFA lần thứ hai để khẳng định kết quả.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khoa học đề tài MỞ RỘNG ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ NHÀ NƯỚC Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)