Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp
Theo mơ hình trên, có 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới quyết định mua BHYT của người dân bao gồm:
1. Nhân tố thái độ đối với hành vi 2. Nhân tố chuẩn mực chủ quan 3. Nhân tố chất lượng BHYT
4. Nhân tố nhận thức về kiểm soát hành vi
3.3.1. Nhân tố thái độ đối với hành vi
Tình trạng sức khỏe: Tình trạng sức khỏe của người được khảo sát được kỳ vọng là có sức khỏe càng tốt thì càng ít khả năng mua bảo hiểm.
Số lần KCB ngoại trú: Số lần KCB ngoại trú trong năm của người được khảo sát với kỳ vọng có số lần KCB càng nhiều thì càng có khả năng mua BHYT.
Học vấn: Trình độ học vấn của người được khảo sát kỳ vọng là có trình độ học vấn cao sẽ có khả năng mua bảo hiểm cao hơn.
3.3.2. Nhân tố chuẩn mực chủ quan
Thói quen sử dụng từ gia đình: Thói quen sử dụng BHYT của gia đình người được khảo sát. Được kỳ vọng là càng nhiều người trong gia đình người được khảo sát sử dụng thì người ấy càng dễ mua bảo hiểm.
Thói quen sử dụng từ cơ quan: Thói quen sử dụng BHYT của cơ quan người được khảo sát được kỳ vọng là càng nhiều người trong cơ quan người được khảo sát sử dụng thì người ấy càng dễ mua bảo hiểm.
Người nổi tiếng: Người được khảo sát có thường bắt gặp những người nổi tiếng tuyên truyền sử dụng BHYT hay không. Được kỳ vọng càng thấy nhiều người nổi tiếng tuyên truyền thì người được phỏng vấn càng dễ mua bảo hiểm.
Người nhà làm trong ngành bảo hiểm: Người được khảo sát có người thân làm trong ngành bảo hiểm hay khơng, được kỳ vọng càng có người nhà thì tỉ lệ mua bảo hiểm càng cao
3.3.3. Nhân tố chính sách Bảo hiểm y tế
Chất lượng thuốc cấp: Người được khảo sát đánh giá về chất lượng thuốc cấp theo thẻ BHYT. Được kỳ vọng nếu chất lượng thuốc càng tốt thì người được phỏng vấn càng dễ mua BHYT.
Tuyên truyền của cơ quan BHYT địa phương: Người được khảo sát có được biết thơng tin tuyên truyền về BHYT từ địa phương hay không. Được kỳ vọng nếu tuyên truyền tốt thì người được phỏng vấn càng dễ mua bảo hiểm.
3.3.4. Nhân tố nhận thức về kiểm soát hành vi
Thu nhập: Thu nhập của người được khảo sát. Kỳ vọng là người có mức thu nhập càng cao thì càng có khả năng mua BHYT.
Tỉ lệ người đi làm trong gia đình: Đo lường bằng tỷ số giữa số người tạo ra thu nhập với tổng số thành viên trong gia đình. Kỳ vọng là tỷ lệ người làm việc trong gia đình càng cao thì càng có khả năng mua BHYT.
Tình trạng hơn nhân: Tình trạng hơn nhân của người được khảo sát với kỳ vọng là người đã và đang có cuộc sống hơn nhân sẽ có khả năng mua bảo hiểm cao hơn người chưa có cuộc sống hơn nhân.
Nghề nghiệp: Nghề nghiệp của người được khảo sát, được kỳ vọng những nghề trí thức có tỉ lệ mua BHYT cao.
Thái độ nhân viên BHYT: Người được phỏng vấn đánh giá về thái độ của nhân viên BHYT. Kỳ vọng là nếu thái độ của nhân viên BHYT là tốt, người dân sẽ mua BHYT.
Thủ tục mua và thanh toán: Người được phỏng vấn đánh giá về thủ tục mua và thanh tốn phí BHYT. Kỳ vọng là thủ tục mua và thanh tốn phí nhanh gọn thì sẽ tăng được số người tham gia BHYT.
Tay nghề bác sĩ: Người được phỏng vấn đánh giá về khả năng của bác sĩ KCB theo thẻ BHYT. Được kỳ vọng nếu người đó thấy bác sĩ giỏi, họ sẽ mua BHYT.
Mức hưởng phí KCB bằng thẻ BHYT: Người được phỏng vấn đánh giá mức hưởng phí KCB khi KCB bằng thẻ BHYT. Được kỳ vọng nếu mức phí được hưởng càng cao thì người được phỏng vấn càng dễ mua BHYT.
Mức phí đóng: Người được phỏng vấn đánh giá mức phí đóng BHYT có phù hợp hay khơng. Được kỳ vọng nếu mức phí đóng càng thấp thì người được phỏng vấn càng dễ mua BHYT.
3.4. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Bảng khảo sát gồm 30 câu hỏi, trong đó có 22 câu hỏi sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ: (Rất khơng đồng ý, Khơng đồng ý, Khơng có ý kiến, Đồng ý, Rất đồng ý) cho đối tượng khảo sát được lựa chọn. Dựa trên thang đo mà nhóm xây dựng, thiết kế bảng câu hỏi gồm 22 biến quan sát.
3.5. Mẫu nghiên cứu
o Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện, đối tượng là người dân sinh
sống và làm việc tại khu vực đồng bằng sơng Hồng. Đối với phiếu online, sẽ có câu hỏi lọc để đảm bảo người trả lời sinh sống và làm việc tại khu vực đồng bằng sông Hồng. Đối với phiếu offline, nhóm quyết định thả tại 5 tỉnh đại diện: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng, Hưng Yên.
o Xác định cỡ mẫu: Nhóm nghiên cứu dự định phát 500 phiếu khảo sát, trong đó
250 phiếu phát online qua mạng và 250 phiếu phát offline trực tiếp tới người trả lời.
3.6. Phương pháp thu thập số liệu:
o Số liệu thứ cấp: Nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu thứ cấp thông qua:
- Các báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về BHXH, của Bộ Y tế về BHYT, của Bộ Tài chính về chế độ chính sách đối với các quỹ BHXH, bảo hiểm y tế. Ngoài ra, thu thập thêm số liệu ở các cơ quan trực thuộc các Bộ, ban ngành kể trên ở các tỉnh.
- Các đề tài, bài báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu khoa học đi trước có nội dung liên quan trong và ngoài nước.
o Số liệu sơ cấp: Thu thập qua phiếu điều tra chứ bảng hỏi mà nhóm nghiên cứu
thiết kế.
3.7. Phương pháp phân tích dữ liệu
Đề tài sử dụng phần mềm IBM SPSS Statistics 23 để xử lý và phân tích dữ liệu. Để tiện cho việc nhập dữ liệu, phân tích và trình bày, các biến nghiên cứu được mã hoá lại cho phù hợp với phần mềm.
Các dữ liệu nghiên cứu sơ cấp sau khi thu thập sẽ được phân tích và xử lý bằng phương pháp phân tích định lượng. Tác giả tiến hành mã hóa và nhập số liệu vào phần mềm IBM SPSS Statistics 23. Sau đó số liệu được xử lý thơng qua một số bước sau: kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính. Cụ thể như sau: