Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp
Quy trình nghiên cứu gồm 6 bước, được diễn giải cụ thể như sau:
- Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu. Ngày nay, mở rộng đối tượng tham gia BHYT nhà nước đang là vấn đề cấp bách cần được đưa ra giải pháp sớm nhất để triển khai và thu lại hiệu quả. Vì vậy vấn đề nghiên cứu đặt ra nhằm hướng tới tính cấp thiết của đề tài này.
- Bước 2: Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Với vấn đề nghiên cứu trên thì mục tiêu nghiên cứu là gì. Trên cơ sở xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu thì những câu hỏi sẽ được đặt ra phù hợp.
- Bước 3: Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu phải đại diện và giải thích được cho vấn đề nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu tương ứng phải đảm bảo phù hợp với vấn đề nghiên cứu.
- Bước 4: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết là sự tổng hợp, phân tích các cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan gần đến đề tài bao gồm các cơng trình trong nước và cơng trình nước ngồi. Phương pháp nghiên cứu định lượng phù hợp với mục tiêu và vấn đề nghiên cứu
- Bước 5: Kết quả phân tích và đánh giá thực trạng. Sau khi xử lý số liệu, bằng việc phân tích kết quả để đưa ra chính xác được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới ý định tham gia BHYT của người dân. Từ đó có thể đánh giá được thực trạng về lượng người tham gia BHYT ngày nay được đầy đủ và đúng đắn hơn.
- Bước 6: Giải pháp và kiến nghị: Sau khi đã tìm hiểu được nguyên nhân và nhân tố quyết định đến ý định tham gia BHYT của người dân, đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng đối tượng tham gia BHYT trên toàn nước. Đồng thời đề tài đã viết lên những kiến nghị nhằm Chính phủ và Nhà nước phê duyệt.
3.2. Tổng quan các mơ hình nghiên cứu đề xuất của các cơng trình nghiên cứu trước cứu trước
Ở các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước. có một số cơng trình nghiên cứu đề cập đến mơ hình nghiên cứu như sau:
Theo luận văn thạc sĩ năm 2016 với đề tài “Nhận thức của công chúng về BHYT ở Việt Nam”, tác giả NN Thúy đã đưa ra mơ hình đề xuất với 2 nhóm nhân tố chính là nhân tố bên trong (Tuổi tác, Giới tính, Trình độ học vấn, Nghề nghiệp, Thu nhập, Ý thức tự bảo vệ) và nhân tố bên ngồi (Chính sách BHYT, Tun truyền BHYT, Chất lượng dịch vụ BHYT, Mức phí đóng BHYT). Kết quả nghiên cứu cho rằng hoạt động tuyên truyền về BHYT vẫn cịn nhiều hạn chế, nhận thức của cơng chúng về chính sách BHYT nhà nước cịn chưa tốt, nhận thức của người dân về lợi ích của BHYT là khá tốt, nhận thức của công chúng về chất lượng dịch vụ BHYT đã chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại trong chất lượng dịch vụ BHYT.
Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao nhận thức của công chúng đối với BHYT ở Việt Nam, tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ KCB sử dụng BHYT.